Kết quả chuyển giao hạt nano in vitro

Một phần của tài liệu Vaccin niem mạc và ứng dụng (Trang 81)

Để đánh giá khảnăng ảnh hưởng của các công thức đến khảnăng vận chuyển đến tế bào M, mô hình tế bào biểu mô liên kết với nang lympho (FAE) ởngười được thiết kế. Kết quảđồng nuôi cấy tế bào Caco-2 và tế bào Raji cho kết quả mô hình FAE [31], quy trình tiến hành theo Hình 3.2.

Hình 3. 2: Mô hình nuôi cấy hình thành tế bào FAE in vitro [31].

Các thí nghiệm khảo sát sự vận chuyển hạt nano được thực hiện trên cả mô hình nuôi cấy đơn (tế bào Caco-2) và đồng nuôi cấy (Caco-2 và Raji), và được tiến hành so

74

sánh với nhau. Kết quả thể hiện trên Đồ thị 3.2. Công thức A tạo ra hạt nano có khả năng vận chuyển rất cao, nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa mô hình nuôi cấy

đơn và đồng nuôi cấy, cho thấy cơ chế vận chuyển không đặc hiệu. Sự vận chuyển hạt

nano trong môi trường đồng nuôi cấy tăng gấp 4 lần (ở công thức C) và 10 lần (ở công thức B) so với môi trường nuôi cấy đơn tế bào Caco-2 [21]. Bên cạnh đó, tác động độc tế bào ở các công thức cũng được khảo sát dựa trên việc đo hoạt tính của lactate dehydrogenase giải phóng từ cytosol của các tế bào bị tổn thương bằng bộ kit BioGeneTM [21]. Kết quảthu được khẳng định hạt nano theo 3 công thức đều không có

tính độc tế bào với hàm lượng được sử dụng trong khảo sát [21].

Đồ thị 3. 2: Kết quả so sánh sự vận chuyển hạt nano (công thức A, B, C) qua mô hình nuôi cấy

đơn và đồng nuôi cấy. Hạt nano sử dụng với hàm lượng 2.7*1010 hạt/ml. Papp (cm/s) là hệ số đánh giá khảnăng thấm qua tếbào được đo bằng phương pháp “fly cytometry” [21].

Tiếp theo, sự biểu hiện các thụ thể β1 và α5β1 integrin trên mô hình FAE ở trên

được khảo sát nhằm chuẩn bị cho thí nghiệm đánh giá sự vận chuyển hạt nano định

hướng bởi protein RGD là ligand phổ biến của các thụ thể trên. Hình 3.3 mô tả kết quả

chuyển đổi tế bào Caco-2 thành mô hình tế bào M in vitro với sự biểu hiện của hai thụ

thểβ1 và α5β1.

Với sự chuẩn bị hoàn tất các mô hình thử nghiệm vận chuyển in vitro, khảo sát sự

vận chuyển hạt nano có định hướng được thực hiện. Công thức C có và không có gắn

RGD được ủ trên mô hình đồng nuôi cấy và nuôi cấy đơn ở 37oC, trong 90 phút [21]. Với sự hiện diện của PCL-PEG-GRGDS trong công thức giúp tăng sự vận chuyển hạt

nano đi qua hàng rào tế bào 3.5 lần so với công thức không mang phân tửđịnh hướng [21]. Trái lại, trong mô hình nuôi cấy đơn không có sự khác biệt ý nghĩa giữa công thức mang và không mang RGD. Để khẳng định việc gắn RGD cho phép định hướng hạt nano với mục tiêu là tế bào M, kháng thể kháng thụ thể β1 integrin được bổ sung vào môi trường. Khảnăng vận chuyển hạt nano-RGD trong mô hình đồng nuôi cấy bị

75

ức chế và chỉđạt giá trịnhư công thức không định hướng [21]. Kết quả thể hiện trên

Đồ thị 3.3.

Hình 3. 3: Sự biểu hiện thụ thểintegrin β1 và α5β1 bởi mô hình giống tế bào M. (A), (B) là mô

hình nuôi cấy đơnvà đồng nuôi cấy xử lý với kháng thể kháng thụ thểintegrin β1. (C), (D) là mô

hình nuôi cấy đơn và đồng nuôi cấy xử lý với kháng thể kháng thụ thểintegrin α5β1. [21]

Đồ thị 3. 3: Kết quả khảo sát tác động của việc gắn RGD lên hạt nano đến hiệu quả vận chuyển

76

thí nghiệm là 2.7*1010 hạt/ml. Papp là hệ sốđánh giá khảnăng thấm qua tếbào được xác định

bởi phương pháp “fly cytometry”. [21]

Các kết quả thử nghiệm vận chuyển hạt nano in vitro đã đạt được mục đích cải thiện sự vận chuyển của hạt nano bằng cách định hướng với phân tử RGD trong công thức C. Đồng thời cho thấy RGD là một ligand có thểtương tác tốt với thụ thể integrin của tế bào M, là hướng phát triển hiệu quả tăng cường vận chuyển hạt nano bởi định

hướng tế bào M [21].

Một phần của tài liệu Vaccin niem mạc và ứng dụng (Trang 81)