Cà chua bi có tên khoa học là Lycopericum Esculentum Miller, tên tiếng Anh là Cherry Tomato, cà chua bi rất dễ trồng và cho năng suất cao. Là loại cây ăn quả rất được ưa thích vì có thể chế biến nhiều món ngon. Cà chua bi là loại
nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.
Cây cà chua được trồng phổ biến từ những thập niên năm 1800, nguồn gốc đầu tiên của loại cà chua này được cho là từ vùng Ai Cập. Trong những năm
1919, loại cà chua này đã trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ.
Ở nước ta cà chua bi được trồng nhiều ở Đà Lạt cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất. Ngoài ra cà chua bi cũng được trồng ở một số tỉnh phía Bắc cho
sản lượng cao và chất lượng ngày càng tốt như: Nam Định, Hải Phòng, Bắc
Giang, Hà Nam...
Ở nước ta cà chua bi được trồng nhiều có ý nghĩa quan quan trọng về mặt thâm canh, tăng vụ và phát triển cho ngành nông nghiệp đồng thời cung cấp
17
Hình 1.7: Cây và quả cà chua bi [13]
1.3.1.2. Phân loại cà chua bi
Một số giống cà chua bi nước ta đang trồng.
- Giống cà chua bi VR2: Quả hình trái nhót, khi chín có màu đỏ hoặc vàng,
đường kính quả ở thời điểm thu hoạch khoảng 1,4-1,8cm, dài 2,2-2,5cm, trọng lượng quả trung bình 13g (90 quả/kg), sai quả, năng suất trung bình đạt 20-30 tấn/ha tùy theo mùa vụ gieo trồng. Đây là giống thuần do Viện Nghiên cứu rau
quả Trung ương nhập nội, nghiên cứu tuyển chọn và cung cấp.
- Giống cà chua bi TN061: Là giống lai F1 có nguồn gốc từ Đài Loan, được
Công ty trách nhiệm hữu hạn Trang Nông nhập nội và cung cấp. TN061 có dạng sinh trưởng bán hữu hạn, quả hình ô van, khi chín đỏ tươi, quả cứng thích hợp
cho vận chuyển và bảo quản. Trọng lượng trung bình 10-13g/quả (90-100 quả/kg). Giống có thể thích nghi cho cả 3 vụ trong năm, dễ đậu trái, năng suất cao
(1,2 - 1,5 tấn/ sào Bắc bộ).
- Giống lai F1 TN040: cũng là một giống cà chua có nguồn gốc của Đài Loan
tương tự như TN061 nhưng khi quả chín vàng tươi.
- Giống lai F1 Thúy Hồng 1657. Dạng quả hình ê líp dài, thon, màu đỏ tươi,
nặng khoảng 13g. Thịt quả dai, ăn ngon, trái cứng dễ vận chuyển, bảo quản.
Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được
3 vụ trong năm:
18
- Vụ sớm: Gieo tháng 7, trồng tháng 8, thu hoạch tháng 9-10.
- Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9, trồng từ 18-22/10, thu hoạch tháng 12-1. - Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10, trồng tháng 11, thu hoạch tháng 2-3.
1.3.1.3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của cà chua bi
Bảng 1.3: Bảng thành phần hóa học của cà chua bi
Thành phần Hàm lượng (%) Nước 90 Protein 0,3 Lipid 0,3 Gluxit 4 Xenluloza 0,4 Tro 0,8 Acid 0,25 - 0,5
Bảng 1.4: Bảng về thành phần các vitamin trong cà chua bi
Thành phần Hàm lượng (mg/100g) B1 0,8± 0,15 B2 0,5± 0,7 PP 0,15± 1,65 C 20± 40 A 1,2± 1,6
19
Bảng 1.5: Bảng về thành phần khoáng của cà chua bi
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hàm lượng glucid của cà chua bi chiếm
tỷ lệ tương đối cao, còn các thành phần khác ít. Đặc biệt hàm lượng các vitamin trong cà chua rất cao vớihàm lượng vitamin C chiếm 20 - 40 mg/100g, vitamin A chiếm 1,2 - 1,6 mg/100g, đây là cơ sở đánh giá chất lượng và dinh dưỡng tốt nhất và đặc trưng của cà chua mang lại.
1.3.1.4. Công dụng của cà chua bi đối với sức khỏe.
Cà chua bi cũng được sử dụng như cà chua thông thường để chế biến thức ăn hằng ngày, trong công nghiệp và còn được sử dụng làm ra các sản phẩm độc đáo đang được sử dụng rộng rãi.
Trong chế biến thực phẩm hàng ngày cà chua bi được sử dụng rộng rãi trong các món salat, các món nhồi nhân như thịt nhồi cà chua, cà chua nhồi cá,...
Sinh tố từ cà chua được mọi người sử dụng rộng rãi trong đời sống.
Cà chua bi sử dụng làm mứt, nước uống giải khát bổ dưỡng. Đây là sản
phẩm đang được ưa chuộng hiện nay và là đặc sản của Đà Lạt.
Lượng canxi và vitamin K dồi dào trong cà chua giúp hình thành và giúp
xương chắc khỏe. Lợi ích này thấy rất rõ khi bổ sung cà chua vào chế độ ăn của
trẻ. Khi gãy xương, ăn nhiều cà chua là cách rất tốt giúp xương mau liền.
Vitamin A, vitamin C và beta-carotene có trong cà chua hoạt động như các
chất chống oxy hóa trong máu làm sạch các gốc tự do gây tổn hại đến máu. Cà
chua càng đỏ càng chứa nhiều beta-carotene, một loại chất đặc biệt cần cho máu.
Thành phần Hàm lượng (mg/100g)
Ca 12
P 26
20
Bên cạnh đó, cà chua còn chứa nhiều vitamin K, loại vitamin cần thiết giúp ngăn
ngừa xuất huyết.
Một trong những lợi ích sức khỏe của cà chua mới được phát hiện gần đây là ngăn chặn hiện tượng tắc nghẹn của gan. Vì vậy, cà chua giúp phòng tránh bệnh xơ gan. Thành phần hóa học có trong nước ép cà chua là liều thuộc tự nhiên giúp hòa tan sỏi mật từ gan, một căn bệnh khá phố biến hiện nay. Do đó, bổ sung cà chua đủ lượng là cách tuyệt vời để những người hay uống rượu giảm bớt các
tác hại xấu của rượu.
Cà chua chứa nhiều vitamin C, kali giúp giảm lượng cholesterol xấu căn
nguyên gây nên các bệnh liên quan đến huyết áp. Vì vậy, cà chua rất hữu ích
trong việc ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các biến chứng về tim khác.
Vitamin A là nguồn dinh dưỡng giúp duy trì và cải thiện thị lực, vì vậy ăn
cà chua sẽ giúp bạn có một đôi mắt khỏe mạnh. Ăn cà chua thường xuyên là cách
để bạn có được tầm nhìn tối khi trời tối.
Một thành phần có lợi trong cà chua đó là Chromium, Chromium giúp
giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được
bệnh của mình.
1.3.1.5. Các dạng sản phẩm chế biến từ cà chua bi
Trong công nghiệp cà chua bi cũng được sử dụng trong đồ hộp cá sốt cà, cà chua bi dầm giấm.
21
Hình 1.8: Cà chua bi dầm giấm [13] Hình1.9: Mứt cà chua bi [13]
1.3.1.6. Các nghiên cứu về cà chua bi ở Việt Nam và trên thế giới [14], [15]
Theo báo Daily Mail (Anh) dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
thuộc Đại học Naples (Ý), ăn cà chua bi mỗi ngày có thể ngừa bệnh ung thư tuyến
tiền liệt cũng như trì hoãn sự phát triển của khối u ung thư ở những bệnh nhân
ung thư tuyến tiền liệt.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan gần đây cho thấy ăn nhiều cà chua (cà chua bi, cà chua thường) và những sản phẩm từ cà chua sẽ giảm đáng
kể nguy cơ bị đột quỵ. Vì loại quả này rất giàu chất Lycopene – một hợp chất
chống ôxy hóa.
Tại Việt Nam có nghiên cứu “Nghiên cứu quy trình sản xuất dưa - cà dầm
giấm” của Vũ Thị Quyến, sinh viên trường Đại Học Nha Trang.