Hoạt động khác là các hoạt động xảy ra không thường xuyên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng thực hiện. Các hoạt động này xảy ra có thể do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp, cũng có thể do nguyên nhân khách quan mang lại. Tất cả các khoản thu nhập hoặc chi phí liên quan đến các hoạt động không thường xuyên này được phản ánh vào thu nhập và chi phí khác của doanh nghiệp.
1.8.1 Kế toán thu nhập khác
1.8.1.1 Nội dung
Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có tính đến nhưng ít khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên.
Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán thanh lý, tài sản cố định. - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
- Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại. - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra.
1.8.1.2 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 711 – Thu nhập khác.
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có).
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
1.8.1.3 Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán thể hiện qua sơ đồ 8:
Sơ đồ 8: Sơ đồ kế toán tổng hợp phản ánh thu nhập khác.
111,112,138 Thuế GTGT
(*)ĐT: ghi giảm nợ khó đòi đã xử lý K/c DT khác
để xác định KQKD
Thu được các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ (*) Số thuế GTGT, TTĐB, XK được giảm trừ vào số
thuế phải nộp trong kỳ (hoặc được nhận lại tiền) Số tiền thu hay xác định phải thu về khoản phạt đối với vi phạm hợp đồng
Thu tiền bán vật tư dư thừa Giá nhượng bán TSCĐ
711
3331
Tổng số tiền thu được khi nhượng bán TSCĐ
Thuế GTGT 152
Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho khi thanh lý
111,112,331 Giá bán
3331
331,338 Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ khó đòi
338,334 Khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký cược,
ký quỹ của người ký cược, ký quỹ
Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bỏ sót 333,111,112 111,112 004 911 111,112,131 111,112,138
1.8.2 Chi phí khác
1.8.2.1 Nội dung
Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể do những khoản chi phí khác gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có).
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. - Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán. - Các khoản chi phí khác.
1.8.2.2 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 811 – Chi phí khác.
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên Có: Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khỏan chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
1.8.2.3 Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán thể hiện qua sơ đồ 9:
Sơ đồ 9: Sơ đồ kế toán tổng hợp về chi phí khác.
1.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.9.1 Xác định kết quả kinh doanh 1.9.1 Xác định kết quả kinh doanh
Sau một kỳ kế toán, doanh nghiệp cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời. Chú ý tới nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán.
LN thuần từ HĐKD = LN gộp + (DTTC – CPTC) – (CPBH + CPQLDN). Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác.
K/c chi phí khác để xác định KQKD
Bị truy thu thuế của niên độ trước Chi phí cho việc thu hồi được các
khoản phải thu khó đòi đã xử lý Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng (hoặc xác định phải nộp hay chưa nộp)
Giá xuất kho vật tư dư thừa đem bán Chi phí phát sinh khi thanh lý nhượng bán TSCĐ
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại của TS thanh lý, nhượng bán Nguyên giá TSCĐ 211,213 211,213 152,153 111,112,141 333 911 811 111,112,141,152 111,112,338,(3388) Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ = - Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV
= -
Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.9.2 Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911
- Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng qui định của cơ chế quản lý tài chính.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần.
1.9.3 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 1.9.4 Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ 10:
Tổng phát sinh nợ 911 - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, DV đã tiêu thụ trong kỳ
- Chi phí bán hàng và chi phí QLDN.
- Chi phí tài chính và chi phí khác. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Số lãi trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. - Doanh thu tài chính và thu nhập khác.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Số lãi của hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Bên Nợ Bên Có
Sơ đồ 10: sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển chi phí khác vào cuối kỳ Kết chuyển chi phí tài
chính vào cuối kỳ Kết chuyển chi phí QLDN vào cuối kỳ 632 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán vào cuối kỳ 641 Kết chuyển chi phí bán hàng vào cuối kỳ 642 635 811 821
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 421
Kết chuyển lãi
Kết chuyển doanh thu thuần vào cuối kỳ
512
Kết chuyển doanh thu nội bộ vào cuối kỳ
515 Kết chuyển doanh thu tài
chính vào cuối kỳ
711 Kết chuyển thu nhập khác
vào cuối kỳ
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
421
Kết chuyển lỗ
511
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ
TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ
VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1 Khái quát về Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển
Công Ty Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm tiền thân là Xí Nghiệp Xây Dựng Số 6 được thành lập theo quyết định 716 QĐ/BXD ngày 18/6/1979 của bộ trưởng bộ xây dựng, đơn vị chủ quản cấp trên là công ty xây dựng số 7 – BXD.
Sau gần 25 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, xí nghiệp xây dựng số 6 đã từng bước phát triển đi lên về mọi mặt. Để phù hợp với tầm vóc một doanh nghiệp phát triển đủ lớn về mọi mặt, ngày 28/10/1999, từ Xí Nghiệp Xây Dựng Số 6 được bộ trưởng bộ xây dựng quyết định phát triển thành Công Ty Xây Dựng 76 theo quyết định số 1317/QĐ-BXD. Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ và định hướng sản xuất kinh doanh mới của doanh nghiệp ngày 23/3/2004 đổi tên là Công Ty Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, ngày 25/10/2005 quyết định chuyển đổi công ty xây dựng và sản xuất nhôm thành công ty cổ phần theo quyết định số 2323/1992/QĐ-BXD.
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm có tên giao dịch quốc tế là COSEVCO ALUMINIUM PRODUCING & CONSTRUCTON JOINT STOCK COMPANY.
Trụ sở giao dịch: xã Vĩnh Phương – Nha Trang – Khánh Hòa. Tel: 058.837692 hoặc 058.831790.
Fax: 84.58.541270.
Email: nhomcosevco@dng.vnn.vn.
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm là công ty cổ phần có vốn điều lệ là 7.000.000.000 đồng.
Cổ phần phát hành lần đầu với số lượng là 700.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Trong đó cổ phần nhà nước là 388.199 cổ phần tức chiếm 41,38 % cổ phần phát hành lần đầu. Cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 251.609 cổ phần chiếm 35,94 % cổ phần phát hành lần đầu. Số cổ phần còn lại được phát hành ra bên ngoài.
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Miền Trung. Có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, có con dấu, có tài khoản riêng mở tại các ngân hàng theo quyết định của nhà nước, được tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 955 người. Trong đó: + Cán bộ công nhân viên gián tiếp 234 người.
+ Lao động hợp đồng dài hạn 478 người. + Lao động hợp đồng ngắn hạn 91 người. + Lao động hợp đồng thời vụ 386 người.
Với lực lượng như hiện nay cùng với sự phân công bố trí sắp xếp phù hợp, công ty đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng nâng cao năng suất lao động. Công ty luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh của đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề được phát triển cả về số lượng và chất lượng tạo điều kiện cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với sự đoàn kết và năng động của mình, dưới sự lãnh đạo của bộ xây dựng, ban quản trị và ban giám đốc của công ty đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty có 50% là kinh doanh thi công xây lắp và 50% là sản xuất kinh doanh công nghiệp (sản phẩm nhôm định hình). Trên đà thuận lợi đó cùng với uy tín công ty ngày càng cao sản phẩm nhôm đã đạt được giải thưởng quốc tế cho nhãn hiệu thương mại tốt nhất, sản phẩm đạt giải thưởng vàng chất lượng Châu Âu.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nhôm có các ngành nghề sản xuất chính là: - Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện, bưu chính, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, công trình khai hoang, phục hóa đồng ruộng.
- Gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị phục vụ xây dựng. - Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị vật liệu xây dựng. - Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị, khu công nghiệp. - Kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của ban quản trị công ty cổ phần.
- Quản lý và khai thác nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển số vốn được giao.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi, thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho họ.
- Đảm bảo an toàn sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt nghĩa vụ an ninh quốc phòng.
2.1.2 Cơ cấu quản lý và tổ chức sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm
2.1.2.1 Cơ cấu quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận phòng ban khác nhau có mối quan hệ và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa, được giao trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp bậc nhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Và Sản Xuất Nhôm được thể hiện qua sơ đồ
Sơ đồ 11: Cơ cấu quản lý của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật xây dựng Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 2 Xí nghiệp xây dựng số 3 Xí nghiệp xây dựng số 4 Nhà máy nhôm Chi nhánh Ninh Thuận Chi nhánh Hà Nội Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, phù hợp với pháp luật Việt Nam trừ những việc thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông quyết định.
+ Chịu trách nhiệm về việc triệu tập đại hội đồng cổ đông và báo cáo công tác với đại hội đồng cổ đông.
+ Trình đại hội đồng cổ đông tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận và những phương án xử lý lãi lỗ, báo cáo kết quả năm tài chính, phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch động sản xuất kinh doanh của công ty. + Xem xét phương án kinh doanh, huy động vốn, tăng vốn điều lệ, phương thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu do giám đốc đề nghị trình đại hội đồng cổ đông. + Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, sắp xếp cán bộ công nhân viên và quỹ lương của công ty.
+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh giám đốc, phó giám đốc…
+ Trình đại hội đồng cổ đông phê chuẩn những nội dung cần sửa đổi, giám sát việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, mức thu chi tài chính, nội qui của công ty.
- Ban kiểm soát: các thành viên của ban kiểm soát là cổ đông trong công ty, trong đó 1 thành viên có chuyên môn kế toán.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ