a. Chức năng
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nhôm có các ngành nghề sản xuất chính là: - Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện, bưu chính, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, công trình khai hoang, phục hóa đồng ruộng.
- Gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị phục vụ xây dựng. - Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị vật liệu xây dựng. - Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị, khu công nghiệp. - Kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của ban quản trị công ty cổ phần.
- Quản lý và khai thác nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển số vốn được giao.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi, thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho họ.
- Đảm bảo an toàn sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường cảnh quan, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt nghĩa vụ an ninh quốc phòng.
2.1.2 Cơ cấu quản lý và tổ chức sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm
2.1.2.1 Cơ cấu quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận phòng ban khác nhau có mối quan hệ và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa, được giao trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp bậc nhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Và Sản Xuất Nhôm được thể hiện qua sơ đồ
Sơ đồ 11: Cơ cấu quản lý của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nhôm
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật xây dựng Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 2 Xí nghiệp xây dựng số 3 Xí nghiệp xây dựng số 4 Nhà máy nhôm Chi nhánh Ninh Thuận Chi nhánh Hà Nội Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, phù hợp với pháp luật Việt Nam trừ những việc thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông quyết định.
+ Chịu trách nhiệm về việc triệu tập đại hội đồng cổ đông và báo cáo công tác với đại hội đồng cổ đông.
+ Trình đại hội đồng cổ đông tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự kiến phân phối lợi nhuận và những phương án xử lý lãi lỗ, báo cáo kết quả năm tài chính, phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch động sản xuất kinh doanh của công ty. + Xem xét phương án kinh doanh, huy động vốn, tăng vốn điều lệ, phương thức phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu do giám đốc đề nghị trình đại hội đồng cổ đông. + Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, sắp xếp cán bộ công nhân viên và quỹ lương của công ty.
+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh giám đốc, phó giám đốc…
+ Trình đại hội đồng cổ đông phê chuẩn những nội dung cần sửa đổi, giám sát việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, mức thu chi tài chính, nội qui của công ty.
- Ban kiểm soát: các thành viên của ban kiểm soát là cổ đông trong công ty, trong đó 1 thành viên có chuyên môn kế toán.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể của đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông theo qui định của luật Việt Nam.
+ Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị của ban kiểm soát để tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
- Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất, đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã được đại hội công nhân viên chức thông qua và được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Thay mặt công ty thực hiện mọi quan hệ hợp tác đấu thầu với các tổ chức cơ quan có nhu cầu xây lắp, chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước và tổng công ty xây dựng miền trung về việc làm hao hụt, tổn thất, lãng phí vật tư và tiền vốn của nhà nước, xây dựng các kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch nhiều năm. Trợ lý đắc lực của giám đốc là các phó giám đốc.
- Phòng tài chính kế toán:
+ Giúp cho giám đốc thực hiện các kế hoạch sản xuất quản lý kinh doanh tài chính trong quá trình sản xuất tại công ty.
+ Thực hiện hạch toán kế toán theo đúng qui định của nhà nước và công ty, thông qua đó mà phân tích hoạt động kinh tế, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo qui định.
+ Liên hệ với bộ xây dựng và các ngành tài chính ngân hàng để có đủ vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức khâu ghi chép ban đầu và một số ghi chép ban đầu cần thiết theo đúng qui định của nhà nước và phân cấp quản lý của công ty.
+ Lập kế hoạch tài chính hàng năm theo kế hoạch sản xuất đề ra nhằm đáp ứng về lĩnh vực tài chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
+ Phân tích tài chính kinh doanh trong công ty đánh giá đúng đắn tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc. Phát hiện và đề ra các biện pháp xử lý các sai phạm như: lãng phí, tham ô, cố tình vi phạm các nguyên tắc quản lý kinh tế gây thất thoát tài sản của công ty.
+ Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp.
+ Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Quản lý, sử dụng hợp lý các thiết bị văn phòng của công ty. Tham mưu cho giám đốc về việc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động trong toàn công ty. + Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ theo chủ trương của giám đốc và hướng dẫn của ngành. Tổng hợp báo cáo giám đốc xét duyệt nâng bậc lương, kiểm điểm cán bộ hàng năm theo qui định.
+ Cùng với các phòng ban tổ chức xây dựng áp dụng điều chỉnh các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội theo từng thời kỳ đúng với chế độ quy định của nhà nước và của công ty.
+ Kiểm tra hướng dẫn việc trả lương, chia lương, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động gồm: nghỉ hưu, mất sức, tai nạn lao động…
+ Phối hợp với thanh tra, kiểm tra của công đoàn để xác định giải quyết những khiếu nại, khiếu tố của công nhân viên.
+ Cùng với các phòng ban chuyên môn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và thực hiện các chế độ chính sách của đơn vị trực thuộc. Thực hiện chế độ
báo cáo thống kê nghiệp vụ, quản lý hồ sơ, giấy tờ theo chức năng và đảm bảo chất lượng.
- Phòng kinh tế kế hoạch: lập kế hoạch hàng năm và tiếp thị các công trình
để ký kết được nhiều hợp đồng và thu hút các chủ đầu tư.
+ Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch xây dựng và tổ chức các kế hoạch 5 năm và hàng năm.
+ Thường xuyên tiếp cận thị trường để đảm bảo cung cấp kịp thời các laọi vật tư, nguyên vật liệu theo yêu cầu tiến độ thi công, có trách nhiệm theo dõi việc sử dụng vật tư trong quá trình thi công.
+ Bảo quản kiểm tra định kỳ vật tư, máy móc thiết bị, dụng cụ thi công, lập kế hoạch sử dụng và sửa chữa.
+ Giải quyết các vướng mắc về đơn giá vật liệu, thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với hồ sơ đấu thầu.
- Phòng kỹ thuật xây dựng:
+ Lập thiết kế tổ chức thi công như biện pháp tiến độ, an toàn cho các công trình được giám đốc công ty giao, tham gia tính toán khối lượng kỹ thuật đối với các đơn vị cơ sở. Nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật mới, b iện pháp thi công tiên tiến.
+ Phối hợp với công đoàn hướng dẫn công tác bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ.
+ Tổ chức bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
+ Thiết kế, cải tạo qui hoạch các công trình nhỏ của công ty trong việc mở rộng đầu tư sản xuất.
+ Bám sát thị trường, nắm bắt và xử lý thông tin đề xuất với lãnh đạo phương
án để nhận thầu được công trình. Lập hồ sơ dự thầu các công trình theo phương án tối ưu đạt được trình cho lãnh đạo công ty duyệt.
+ Đôn đốc kiểm tra để báo cáo giám đốc công ty trong quá trình thực hiện và thanh toán hợp đồng kinh tế.
+ Lập các dự án kinh tế kỹ thuật đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh the o kế hoạch. - Phòng thị trường:
Dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng và tình hình tiêu thụ mà lên kế hoạch sản xuất cho nhà máy nhôm, theo dõi tiến độ sản xuất của nhà máy để có những điều chỉnh kịp thời giúp cho quá trình sản xuất được liên tục đảm bảo hoàn thành thời gian giao hàng cho khách hàng.
Tổ chức quản lý và soạn thảo các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nhôm cho giám đốc. Theo dõi tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm nhôm và đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng chu kỳ sản xuất. Tham mưu cho
giám đốc trong việc xác nhận và xem xét các hợp đồng bán hàng. Đề ra các kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động tiếp thị sản phẩm.
- Nhà máy nhôm:
+ Tham mưu cho giám đốc và các phòng ban công ty về việc tổ chức thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất. Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý như: định mức tiêu hao vật liệu, nguyên vật liệu, nhiên liệu, sắp xếp bố trí nhân lực, định mức tiền lương, sửa chữa lớn, sửa chữa định kỳ máy móc thiết bị và quản lý kho nguyên nhiên liệu, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị…
+ Điều hành mọi hoạt động liên quan đến sản xuất tại các phân xưởng.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất do công ty giao. Đảm bảo hoàn thành đầy đủ về số lượng và chất lượng sản phẩm theo qui định. Chịu trách nhiệm trước công ty về sản phẩm sản xuất ra.
+ Sử dụng đúng các định mức tiêu hao, tiết kiệm nguyên nhiên liệu để hạ giá thành sản phẩm.
+ Đảm bảo an toàn lao động, khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra.
+ Cấp phát vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất liên tục.
+ Mở thẻ kho theo dõi chi tiết về số lượng vật tư nhập xuất. Cập nhật số liệu hàng ngày chính xác, thực hiện các báo cáo thống kê liên quan đến quá trình sản xuất theo qui định của công ty.
+ Báo cáo lãnh đạo công ty tình hình hoạt động sản xuất của các ca, phân xưởng sản xuất trong các cuộc họp giao ban định kỳ hoặc đột xuất.
Cơ cấu quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng nghĩa là người lãnh đạo được sự lãnh đạo của phòng, ban chức năng để tìm ra những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về giám đốc. Như vậy vừa đảm bảo nguyên tắc một thủ trưởng vừa tận dụng khả năng chuyên môn ở mỗi lĩnh vực nhất định.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được. Nhưng để làm được điều này thì doanh nghiệp cần phải thiết kế cho mình cơ cấu sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Việc sản xuất trong công ty phải được tổ chức, sắp xếp sao cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo được tính cân đối nhịp nhàng và có tính chuyên môn hóa cao.
Sơ đồ 12: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất
Chức năng của từng bộ phận
- Bộ phận đúc: chuẩn bị lò, khuôn đúc, cân, nhận vật tư, đốt lò, nạp liệu, khuấy, cào xỉ đưa ra vị trí qui định, điều khiển điện nước, nhiên liệu trong quá trình sản xuất.
+ Đúc cây nhôm đạt tiêu chuẩn, cân nhập kho.
+ Đóng xỉ vào bao, vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất và khu vực sản xuất.
- Bộ phận đùn ép:
+ Cân phôi nhôm, đưa phôi vào lò ủ, trực ủ phôi và đưa phôi vào máy ép. + Kéo cắt thanh nhôm theo kích thước tiêu chuẩn, vệ sinh thanh nhôm sạch sẽ, tẩy pavia, đưa vào lò ủ cứng, trực lò ủ, cân giao bán thành phẩm cho phân xưởng oxy hoá.
+ Mở sổ theo dõi hư hỏng, tuổi thọ của khuôn trong quá trình sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng khuôn theo quy trình công nghệ (kiềm, nitơ hoá, hàn đắp, đánh bóng nhằm đáp ứng tốt kết quả sản xuất.
- Phân xưởng oxy hóa:
+ Nhận sản phẩm từ bộ phận đùn ép (sau khi ủ cứng) lên giá, vận hành các thiết bị (xe goòng, máy thu hồi axit, máy cấp nhiệt, lò sấy) theo qui trình công nghệ).
+ Trung hòa sơn, tinh chế sơn, pha hoá chất, sản xuất nước mềm, vệ sinh các bể hoá chất.
+ Xuống giá, đóng gói theo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh giá, vệ sinh công nghiệp khu vực sản xuất.
- Các bộ phận phục vụ:
+ Vận chuyển nhôm thỏi từ xe nhập kho (xe có nâng và cẩu). + Bốc xếp nguyên liệu (các loại hoá chất) từ xe xuống nhập kho.
Bộ phận đúc Bộ phận đùn ép Phân xưởng oxy hóa Các bộ phận phục vụ: vận chuyển, bốc xếp Nhà máy nhôm
Sơ đồ 13: QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÔM
Các bước trong quá trình SX
Các hoạt động chính ở mỗi quá trình
Trách nhiệm
Nhận nguyên liệu từ kho, chuẩn bị các điều kiện khác để đi vào SX
Quản đốc phân xưởng Nung ở nhiệt độ 170oC tạo hỗn hợp
nhôm đồng chất và tách xỉ ra khỏi nhôm.
Công nhân
Ủ ở nhiệt độ 190oC thời gian từ 120 đến 130 phút.
Công nhân
Tẩy rửa các tạp chất phủ lên bề mặt nhôm.
Lái cẩu
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói cho vào bao bì
KCS
2.2 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2004, 2005, 2006
nhận nguyên liệu, vật liệu
Nung và tinh luyện
Ép định hình
Ủ cứng
Rửa nước
Kiểm tra chất lượng
BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HĐSXKD TRONG 3 NĂM
So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005
CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Giá trị % Giá trị %
1.Doanh thu và thu nhập (đồng) 68.753.291.744 64.886.329.591 53.384.663.868 -3.866.962.153 -5,62 -11.501.665.723 -17,73