Tiểu kết chƣơng 4

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố thanh hóa theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 82)

4. Cấu trúc của đề tài

4.4. Tiểu kết chƣơng 4

Qua tìm hiểu về quan điểm, mục tiêu, định hƣớng, giải pháp của thành phố Thanh Hóa về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố tôi xin đƣa ra một số kiến nghị sau:

Cần nhận thức cao vai trò của chuyển dịch cơ cấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Đặc biệt chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với phát triển bền vững để nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, đi vào khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế trên địa bàn thành phố.

Cần có những chƣơng trình đào tạo, cơ chế chính sách nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để lực lƣợng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trƣờng, trong tƣơng lai gần đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động trong các ngành có sử dụng nhiều chất xám và khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Cần có những kế hoạch, chƣơng trình sử dụng nguồn vốn và thu hút vốn đầu tƣ vào địa bàn thành phố một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Khuyến khích các doanh nghiệp, ngƣời dân áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm.

Có những chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân để họ có điều kiện mở rộng sản xuất.

Cần tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hƣớng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Tuyên truyền tới ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong quá trình sản xuất.

Cần quy hoạch vùng xử lý chất thải, đƣa công nghệ xử lý chất thải phù hợp với từng loại chất thải nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tăng cƣờng tái sử dụng, tái chế để giảm thiểu tối đa khối lƣợng chất thải phải chôn lấp.

Nâng cao năng lực, chất lƣợng, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những nội dung và định hƣớng chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Trên thực tế thực hiện thành công vấn đề này là hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự liên kết cao giữa các ngành, các cấp và các lĩnh vực sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn liền với cơ cấu lãnh thổ kinh tế làm cơ sở chính cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hơn nữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quyết định phần lớn tới quy mô và chất lƣợng các cơ cấu thành phân kinh tế và nó phụ thuộc khá lớn vào cơ chế chính sách phát triển của mỗi nƣớc, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng. Tuy nhiên các nguồn lực phát triển kinh tế là rất khác nhau và là ảnh hƣởng chính tới sự phát triển cơ cấu ngành, do vậy không có một mô hình kinh tế cố định nào cho chuyển dịch cơ cấu ngành, vấn đề đặt ra là cần có sự điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế phải đƣợc diễn ra thƣờng xuyên để thích hợp với môi trƣờng kinh tế hiện đại.

Dựa trên những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Thanh Hóa, cũng nhƣ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành phố Thanh Hóa trong thời kỳ 2003 - 2013, tôi xin phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố theo chiều hƣớng tích cực để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Chung, 2007, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình”

2. Bùi Tất Thắng (chủ biên), 2005, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

3. Lê Kim Chi, 2013, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tình Thanh Hóa trong giai đoạn 2000-2010”

4. Trƣơng Thị Hiền, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quan điểm phát triển bền vững”, Tạp chí phát triển nhân lực số 25.

5. TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2007, “Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất (lao động) ở Việt Nam”

6. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam năm 2004. 7. Vũ Tuấn Anh, “Một số vấn đề lý luận về cơ cấu nền kinh tế quốc dân”,

Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 2/1982.

8. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, 2006, “Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển”, NXB Chính trị quốc gia.

9. Chi cục thống kê thành phố Thanh Hóa, Báo cáo Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu thành phố Thanh Hóa thời kỳ 2010 – 2013.

10. Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa. Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2003, 2008,2013

11. Chi cụ thống kê thành phố Thanh Hóa, Niên giám thống kê thành phố Thanh Hóa năm 2003, 2008, 2013.

12. UBND thành phố Thanh Hóa, Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

14. UBND thành phố Thanh Hóa, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa đến năm 2025 định hƣớng đến năm 2035. 15. Báo cáo Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố thanh hóa theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)