Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố thanh hóa theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 35)

4. Cấu trúc của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thanh Hoá thuộc tỉnh Thanh Hóa, nằm trên các trục giao thông quan trọng của Quốc gia nhƣ: Quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc Nam và Quốc lộ 10 sẽ đƣợc triển khai xây dựng trong thời gian sắp tới, là cửa ngõ quan trọng nối liền Nam Bắc Bộ và Bắc miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh 147 km về phía Nam. Có toạ độ địa lý 19047 vĩ độ bắc; 105045 kinh độ Đông. Với mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2015, theo Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa đã sát nhập thêm 17 xã của các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng, Thiệu Hóa.

Với vị thế là đô thị tỉnh lỵ trực thuộc thành phố Thanh Hóa đồng thời là cầu nối Nam Bắc, có các tuyến giao thông huyết mạch đi qua, đặc biệt là nằm trong vùng ảnh hƣởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là thành phố ven biển có cảng Lễ Môn nối liền ra biển, cách cảng hàng không Thọ Xuân 45 km ...đã tạo điều kiện để mở rộng giao lƣu phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh trong cả nƣớc và nƣớc ngoài. Đồng thời tạo thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.

3.1.1.2. Địa hình

Thành phố Thanh Hoá nằm ở vị trí có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Khu vực nội thị có địa hình tƣơng đối cao và đều có hƣớng dốc về phía các sông. Do vậy không bị ngập úng do mƣa gây ra, thuận tiện cho việc xây dựng công trình. Với địa hình thuận tiện cho việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đã tạo nền tảng cho phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố cũng nhƣ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Thanh Hoá chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện tốt để phát triển nông – lâm – thủy sản.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất trên địa bàn thành phố chủ yếu là đất đồng bằng ven sông rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, gồm các loại nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (đất phù sa cũ và đất phù sa mới) đất feralit đỏ vàng đến nâu vàng trên phù sa cổ, đá trầm tích chiếm khoảng hơn 75% diện tích, ngoài ra còn có các nhóm đất khác là đất xám bạc màu, đất mùn vàng đỏ, đất đen trên đồi, núi.

Hiện nay, diện tích đất tự nhiên của thành phố Thanh Hóa là 14.665,68. Trong đó, đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp 6.023,13 ha chiếm 41% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, đất lâm nghiệp 377,56 ha chiếm 2,5 % diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 7.084,85 ha chiếm 48,3%. Với tài nguyên đất lớn nhƣ vậy đã tạo điều kiện cho thành phố Thanh Hóa phát triển các ngành kinh tế và xây dựng đô thị

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2003 - 2013 ( Đơn vị : ha ) Năm Tổng diện tích đất tự nhiên Đất đã khai thác, sử dụng Đất chƣa sử dụng Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất sản xuất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản 2005 5789,81 2209,00 229,00 92,26 3091,21 91,54 2012 14.665,68 6375,71 377,56 309,82 7084,85 294,97

(Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa) 3.1.1.5. Tài nguyên nước

Thành phố Thanh Hóa đƣợc bao quanh bởi nhiều sông, nhƣng chủ yếu vẫn là sông Mã bắt nguồn từ Lai Châu đến ngã ba Bông.

Nhờ có hệ thống đê vững chải nên Thành phố Thanh hoá chƣa bị ảnh hƣởng của lũ lụt do sông Mã gây ra.

- Sông Nhà Lê: hệ thống sông có chức năng chống nƣớc mặn từ sông Mã tràn vào Thành phố. Ngoài ra còn có sông Cầu Hạc, sông Cầu Cốc và rất nhiều kênh, mƣơng tƣới tiêu nông nghiệp lẫn nƣớc từ đập Bái Thƣợng đổ về cấp nƣớc và tiêu thoát nƣớc cho khu vực Thành phố Thanh Hóa.

- Sông Quảng Châu: Là sông thoát nƣớc chính cho Thành phố.

Với nguồn nƣớc dƣới đất khá dồi dào đã cung cấp nguồn nƣớc cho dân cƣ khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố và khu vực xung quang có một số loại khoáng sản nhƣng sản lƣợng không lớn, chủ yếu là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, nhiều nhất là đá xây dựng có thể khai thác công nghiệp ở quy mô hợp lý. Điển hình nhƣ quặng sắt, quặng dolomit, đá xây dựng, đá nung vôi....

3.1.1.7. Tài nguyên du lịch

Thành phố Thanh Hoá mang đậm nét văn hoá bản địa ngƣời xứ Thanh dù đã có lịch sử hình thành hơn 200 năm, là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị để phát triển du lịch .

Tài nguyên di tích lịch sử văn hóa ở thành phố rất phong phú đa dạng, có điều kiện để phát triển nhanh chóng ngành du lịch. Với sự thuận lợi đó, thành phố Thanh Hoá có đủ điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ du lịch lớn trong tuyến du lịch Bắc Nam. Hiện nay, Thành phố Thanh Hóa có đủ các cơ sở lƣu trú tiện nghi, sang trọng để đón tiếp du khách nhƣ: Khách sạn quốc tế 4 sao Lam Kinh, Khách sạn 4 sao Thiên Ý, Khách sạn 3 sao Sao Mai, Khách sạn 3 sao Phù Đổng, Khách sạn 3 sao Phú Hƣng, Khách sạn 3 sao Lam Sơn...

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố thanh hóa theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)