Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố thanh hóa theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 63)

4. Cấu trúc của đề tài

3.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn

thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2003 - 2013

3.3.1.Những thành tựu đã đạt đươc

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn 2003- 2013 đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần.

Thứ nhất, Thông qua các chính sách phát triển nhƣ tự do hoá lƣu thông, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các chính sách tài chính tiền tệ, tín dụng ƣu đãi đầu tƣ phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng... đã thu hút đƣợc nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế mà đặc biệt là tham gia vào việc phát triển các ngành kinh tế trong thành phố. Đây thực sự là những động lực và hành lang pháp lý hữu hiệu bền vững cho sự tăng trƣởng và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Thời kỳ 2003-2013, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hƣớng tích cực, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng.

Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP toàn thành phố. Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo đúng hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành chăn nuôi, trồng trọt; Mặc dù cơ cấu nông nghiệp giảm đi nhƣng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm vẫn tăng lên. Chăn nuôi đã dần chuyển sang nuôi các loại con đặc sản có năng suất cao và có giá trị lớn; trồng các loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao và tận dụng tiềm năng phát triển các cây lƣơng thực thực phẩm để tăng năng suất và giá trị cây trồng; sản lƣợng lúa của thành phố tăng liên tục trong các năm; khoa học công nghệ và các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiện đại đang đƣợc mở rộng áp dụng trên địa bàn thành phố giảm dần hình thức sản xuất manh mún, hộ gia đình.

Trong công nghiệp thành phố đã bƣớc đầu có sự chuyển dịch dần theo hƣớng từ một nền công nghiệp đơn thành phần đã trở thành một nền công nghiệp đa thành phần, cả công nghiệp tiểu và tiểu thủ công nghiệp đều có sự phát triển. Tỷ trọng công nghiệp tăng lên đáng kể và trong thời gian tới vẫn sẽ là ƣu tiên phát triển của thành phố, từ 37,71% năm 2003 tăng lên 46,5% năm 2013. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo xu hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu của ngành công nghiệp vẫn còn chậm. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng từ 45,5% năm 2003 lên 54,9% năm 2013, sản phẩm chủ lực của công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm chủ lực nhƣ chế biến thực phẩm vào đồ uống.… Giá trị sản xuất của công nghiệp liên tục tăng, ƣớc tính tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2003 – 2013 đạt 25,5. Bƣớc đầu đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung gắn với vùng kinh tế động lực tạo điều kiện khai

thác tiềm năng lợi thế của mỗi vùng, tạo điều kiện phát triển một số ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động trong thành phố.

Trong cơ cấu dịch vụ cũng có nhiều biến chuyển, các hoạt động dịch vụ nhƣ bƣu điện, tài chính ngân hàng ngày càng tăng, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất khu vực dịch vụ nhƣ bƣu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải... đƣợc tăng cƣờng một bƣớc. Ngành du lịch của thành phố hiện nay đang chiếm dần ƣu thế, bên cạnh lƣợng khách trong nƣớc, thành phố đang ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách du lịch nƣớc ngoài.

Thứ ba, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Thanh Hoá đã xuất hiện một số mô hình mới nhƣ: mô hình kinh tế trang trại, mô hình sản xuất nhà lƣới, mô hình trồng rau sạch, hoa chất lƣợng cao... Đây là mô hình mới, có hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Thanh Hoá theo hƣớng tích cực đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Thứ tư, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Thanh Hoá là quá trình cải biến toàn diện trên mọi mặt của nền kinh tế xã hội, những phong tục tập quán bảo thủ, lạc hậu trong sản xuất đời sống từng bƣớc đƣợc xoá bỏ. Quá trình đó cũng chính là quá trình nâng cao tính tự chủ sáng tạo, tự chịu trách nhiệm với sản xuất kinh doanh, từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực trong thành phố đã vƣơn lên đón lấy cơ hội từ bên ngoài để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh tích cực tham gia đầu tƣ nắm bắt các thông tin kinh tế, các xu hƣớng biến đổi của thị trƣờng... phục vụ cho chính mình.

3.3.2.Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời gian qua cũng đã bộc lộ những yếu kém của nó. Vì vậy để xác định những yếu kém, tồn tại và từ đó xác định các nguyên nhân cản trở nhằm đề ra giải pháp cho sự phát triển tốt hơn, nhanh hơn trong giai đoạn tiếp theo.

3.3.2.1.Những tồn tại, yếu kém.

Ngoài những tiến bộ và kết quả đạt đƣợc, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong những năm qua còn tồn tại một số yếu kém sau đây:

- Trong lĩnh vực nguồn lực, yếu tố vốn quá chú trọng đôi khi đến mức lạm dụng trong khi lao động đƣợc coi là nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội lại chƣa đƣợc coi trọng đúng mức.

Điều đáng nói ở đây là sự bất cập về trình độ của lực lƣợng lao động xã hội so với yêu cầu của sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chúng ta thƣờng coi sức lao động với giá thấp ở nƣớc ta là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật ngày nay, nhiều ngành công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ và vốn ngày càng cao, đòi hỏi lao động phải đƣợc chuẩn bị tốt về trình độ phong cách làm việc. Bởi vậy trong khi lao động nông nghiệp tiếp tục dƣ thừa thì vẫn thiếu ngƣời lao động có khả năng làm việc tốt trong các ngành công nghiệp và dịch vụ theo nhu cầu thị trƣờng. Do chƣa chú trọng đến nguồn lực con ngƣời, đến yếu tố kỹ thuật công nghệ, nên trong những năm qua từ bố trí đầu tƣ đến sắp xếp sử dụng lao động, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm quan hệ thích ứng giữa trình độ công nghệ để áp dụng với trình độ lao động... đều chƣa đƣợc xử lý đúng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Cơ cấu ngành kinh tế chậm chuyển dịch, cơ cấu ngành kinh tế tuy có sự thay đổi theo hƣớng tích cực, tuy nhiên cơ cấu nội bộ các ngành chuyển dịch vẫn hết sức chậm chạp.

Nhìn một cách tổng quát, cho đến nay thành phố Thanh Hoá cơ bản vẫn là thành phố nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành, mỗi ngành cũng tồn tại những yếu kém của nó

+ Trong nông nghiệp: Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, chế biến lâm sản và xuất khẩu còn nhiều yếu kém, trang bị kỹ thuật và trình độ con

ngƣời còn có khoảng cách xa so với đầu tƣ. Nuôi trồng thuỷ sản tăng chậm. Chế biến xuất khẩu đƣờng nhƣ chững lại, cả thời kỳ không đầu tƣ đƣợc một cơ sở chế biến tƣơng xứng nào. Công nghiệp phục vụ cho khâu sau thu hoạch, chế biến nông sản còn thiếu nhiều về số lƣợng, kém về chất lƣợng, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao, phần lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng nhƣ tiêu dùng nội địa đang còn ở dạng thô hoặc sơ chế. Nông dân thiếu vốn sản xuất, điều kiện cho vay chƣa thuận lợi, vốn cho vay còn nhỏ chƣa đáp ứng nhu cầu. Giá nông sản biến động không có lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi. Tình trạng ép giá, tranh mua tranh bán. Thời tiết luôn diễn biến phức tạp không có lợi cho sản xuất.

+ Trong công nghiệp: cơ cấu sản phẩm ngành nghề còn đơn điệu, chậm đổi mới, nhiều ngành hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm thuỷ sản, ngành thu hút nhiều lao động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố Thanh Hoá nhìn chung đang đứng trƣớc những nguy cơ và thách thức thị trƣờng rất lớn.

+ Trong dịch vụ: những mặt hoạt động của thƣơng mại và thị trƣờng còn hạn chế, mạng lƣới hoạt động chƣa đều, hiện tƣợng buôn bán gian lận, hàng giả còn nhiều. Hoạt động thƣơng mại chƣa gắn với sản xuất, chƣa làm đƣợc vai trò mở đƣờng, hƣớng dẫn và kích thích sản xuất. Trong xuất khẩu, kim ngạch và mặt hàng xuất khẩu không vững chắc, thị trƣờng bó hẹp không có thêm hàng mới. Đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến vật liệu xây dựng chƣa đƣợc chú ý đúng mức.

- Chƣa hình thành rõ các ngành trọng điểm và mũi nhọn chủ lực của thành phố và do đó cũng chƣa lựa chọn và định hƣớng rõ đƣợc các ngành mũi nhọn để tập trung đầu tƣ. Chƣa có những sản phẩm hàng hoá có khối lƣợng lớn, chất lƣợng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, chƣa đa dạng.

- Việc thực hiện quy hoạch xây dựng chung thành phố Thanh Hóa còn nhiều bất cập, nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng gây lãng phí, mâu thuẫn nhau.

- Thiếu chiến lƣợc và chính sách ổn định lâu dài. Chƣa có chiến lƣợc và quy hoạch có luận cứ khoa học và có tính khả thi. Sự thiếu vắng chiến lƣợc và chính sách nhất quán trƣớc hết làm cho quy hoạch phát triển của các ngành thiếu đi một cơ sở vững chắc. Việc chƣa định hình rõ các ngành, các sản phẩm mũi nhọn then chốt phần nào có nguyên nhân từ sự thiếu vắng chiến lƣợc và chính sách cơ cấu từ đó dẫn đến chất lƣợng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm yếu, hơn nữa lại chỉ quan tâm đầu tƣ cho các doanh nghiệp mà lại thiếu đƣờng lối chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất. Do vậy khả năng tăng trƣởng kém và hậu quả tất yếu là cơ cấu ngành kinh tế chậm chuyển dịch và kém hiệu quả.

Nhƣ vậy, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố Thanh Hoá thời gian qua tuy đã đạt đƣợc các thành tựu, góp phần tạo đà tăng trƣởng kinh tế nhanh và tƣơng đối ổn định. Song cũng phát sinh thêm nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ, nhất là trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

3.3.2.2.Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài...Song có thể tập trung lại một số nguyên nhân chủ yếu:

- Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện tự nhiên của thành phố Thanh Hoá. Thành phố Thanh Hoá là một trong 27 huyện thị của tỉnh Thanh Hoá, một tỉnh nghèo và đông dân tuy nhiên vẫn chƣa khai thác đƣợc nhiều lợi thế của một đô thị tỉnh lỵ. Chất lƣợng lao động thấp, công nghiệp dịch vụ chƣa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá.

- Cơ cấu ngành chƣa có sự kết hợp chặt chẽ theo mục tiêu thống nhất với cơ cấu theo thành phần, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu công nghệ. Do vậy, về mặt chủ trƣơng phát triển kinh tế đã có sự định hƣớng khá rõ nhƣng chủ trƣơng đó không đƣợc thực hiện nghiêm túc và tính tự phát trong phát triển kinh tế còn nặng nề.

- Trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý công nghiệp chậm đƣợc đổi mới, cơ chế cũ chƣa đƣợc xoá đi hoàn toàn, đội ngũ cán bộ quản lý chƣa thích ứng đƣợc với thị trƣờng, tạo ra sức cản lớn đối với quá trình chuyển dịch, đổi mới. Bên cạnh đó sức ép về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách xã hội cũng không cho phép chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành kỹ thuật cao.

- Thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn chƣa phát triển và không ổn định, nhất là thị trƣờng tiêu thụ hàng nông sản và hàng tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Thanh Hoá. Thị trƣờng trong thành phố là một mặt do chƣa chú trọng khai thác, mặt khác do thu nhập của dân cƣ không cao, sức mua hạn chế nên kém phát triển, thị trƣờng bên ngoài và ngoài nƣớc chƣa đƣợc quan tâm chú ý đến khả năng còn hạn chế và chƣa đủ sức cạnh tranh. Vì vậy chƣa có đủ động lực kích thích phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Chƣa có một định hƣớng chung và quy hoạch đầu tƣ thống nhất nhƣ: Các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đều phát triển kinh doanh mang tính tự phát, manh mún, chồng chéo, bất hợp lý. Bên cạnh đó vốn đầu tƣ cho sản xuất còn rất hạn chế, vốn đầu tƣ do tích luỹ đƣợc trong nền kinh tế của tỉnh còn rất thấp, trong khi đó lại không dám mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tƣ mà chỉ chú trọng trông chờ vào vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Một bộ phận doanh nghiệp và tƣ nhân có vốn nhƣng lại không đầu tƣ vào sản xuất mà chỉ để mua sắm trang bị các tiện nghi đắt tiền cho tiêu dùng lãng phí đã kìm hãm tiến trình đổi mới và hạn chế quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong những năm qua mặc dù đã đƣợc chú trọng đầu tƣ, song so với các tỉnh và thành phố trong cả nƣớc thì thành phố Thanh Hoá còn kém, vừa thiếu lại vừa không đồng bộ. Hệ thống lƣới điện quốc gia, giao thông thuỷ lợi.... còn nhiều bất cập và khó khăn. Điều đó ảnh hƣởng rất lớn đến giao lƣu hàng hoá, tiếp cận thị trƣờng, phát triển sản xuất... cũng nhƣ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Thanh Hoá.

- Các nhân tố khác nhƣ tình hình thiên tai, lũ lụt, các biến động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, thị trƣờng trong nƣớc bị hàng giả, hàng ngoại nhập tràn lan... cũng đã ảnh hƣởng ít nhiều đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Thanh Hoá.

3.4. Tiểu kết chƣơng 3

Thành phố Thanh Hóa là nơi có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế. Điều này đã tạo thuận lợi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hƣớng tích cực, đƣa GDP toàn thành phố ngày càng tăng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2003 – 2013 ngày càng hợp lý với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững về mặt kinh tế: tăng trƣởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế hợp lý.

Trong nông – lâm – thủy sản đã và đang từng bƣớc đƣa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngành chăn nuôi đã áp dụng các mô hình kinh tế hiện đại, chuyển dịch theo xu hƣớng chăn nuôi các loại con đặc sản mang lại năng suất, chất lƣợng cao cho sản phẩm.

Ngành trồng trọt chuyển dịch theo hƣớng hình thành các cánh đồng chuyên canh và áp dụng các mô hình nhà lƣới, nhà kính ngoài đồng sản xuất rau đậu, củ, quả, hoa tƣơi có năng suất, chất lƣợng cao

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố thanh hóa theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)