4. Cấu trúc của đề tài
4.3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Trong tƣơng lai, cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa cho việc đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng tăng nhanh lao động kỹ thuật, tăng lao động ở khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm lao động nông - lâm – thủy sản.
Cần có những cơ chế, chính sách ƣu đãi thu hút và sử dụng nhân lực trình độ chuyên môn kỹ thuật cao làm việc trong các ngành, lĩnh vực còn đang thiếu trên địa bàn, đặc biệt là các ngành sử dụng khoa học công nghệ cao và sử dụng nhiều chất xám. Chuyên gia cao cấp, nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao làm việc ở Thành phố đƣợc hƣởng các ƣu đãi hợp lý.
Tăng cƣờng công tác quản lý theo chức năng về đào tạo, dạy nghề. Quan tâm thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tƣợng khó khăn, gia đình chính sách, dạy nghề cho lao động trong độ tuổi ở ngoại thành.
Đẩy mạnh hình thức đào tạo tại chỗ.
Phổ biến rộng rãi những kiến thức cần thiết để thực hiện các mô hình kinh tế có hiệu quả. Hƣớng dẫn nông dân làm kinh tế hộ, những kĩ năng, kĩ thuật canh tác, cách bón phân hoá học và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách phù hợp đúng tiêu chuẩn quy định.
Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong tổ chức thực hiện nghị quyết. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ kết hợp phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cấp uỷ và cán bộ, đảng viên.
4.3.4.Giải pháp ứng dụng khoa học – công nghệ
Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, tổ chức KH – CN hoạt động nghiên cứu, tƣ vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế, tạo mẫu, làm dịch vụ kiểm định, thử nghiệm, đánh giá chất lƣợng công nghệ, sản phẩm. Tăng đầu tƣ cho công tác thông tin, nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ KH – CN, ƣu tiên đầu tƣ cho các dự án, đề tài KH – CN thử nghiệm, chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH – CN trong sản xuất.
Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp địa phƣơng đầu tƣ đổi mới công nghệ. Giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm chất thải vào môi trƣờng, nâng lên chất lƣợng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ kết hợp tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến từ bên ngoài vào sản xuất trên địa bàn thành phố nhằm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cần có những chính sách hỗ trợ triển khai chƣơng trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ngoại thành, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, nông dân đầu tƣ phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng rau củ quả nấm, hoa tƣơi có năng suất, chất lƣợng cao, giá trị hàng hóa lớn.
Khuyến khích và có chính sách ƣu đãi cho các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất
lƣợng sản phẩm. Đặc biệt là những ngành công nghiệp có lợi thế của thành phố Thanh Hóa.
4.3.5.Giải pháp phát triển thị trường
Phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng: sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ thông tin, lao động, vốn. Cùng với phát triển các loại thị trƣờng cần tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu dự báo thị trƣờng đi đôi với xúc tiến thƣơng mại.
Tăng cƣờng công tác quản lý, phát triển lành mạnh các loại thị trƣờng tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, nguồn lực xã hội. Phát triển thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ coi trọng cả thị tƣờng xuất khẩu, thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng trong tỉnh, kết hợp các biện pháp khuyến khích cung – cầu đi đôi với giám sát chống gian lận thƣơng mại.
Mở rộng lƣu thông thị trƣờng lao động thông qua phát triển các doanh nghiệp, trung tâm tƣ vấn giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động, cho thuê lao động bao gồm lao động qua đào tạo nghề và lao động phổ thông.
Công khai hoá cung cấp các thông tin cần thiết về thƣơng mại và kinh tế của mình cho bên ngoài, đồng thời phải tổ chức tốt việc thu thập và cung cấp thông tin kinh tế trong tỉnh, cả nƣớc và ngoài nƣớc cho các doanh nghiệp trong thành phố. Phát triển các tổ chức làm dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu thị trƣờng và bạn hàng.
Phải đổi mới chính sách đối với nông nghiệp và nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp hoá nông thôn và có chính sách hỗ trợ về thị trƣờng để năng cao sức mua của thị trƣờng nông thôn rộng lớn.
Thành phố cần có những biện pháp tích cực, phù hợp tác động đến thị trƣờng nhƣ: xây dựng chính sách bảo vệ ngƣời tiêu dùng, xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích giao lƣu hàng hoá....
4.3.6.Giải pháp bảo vệ môi trường
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng khu xử lý chất thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng.
Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trƣờng và các dự án bảo vệ môi trƣờng, ngoài đƣợc hƣởng các chính sách thuế ƣu đãi hiện hành của Nhà nƣớc, đƣợc thành phố tạo điều kiện về cho thuê đất, ƣu tiên giao đất, hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn đầu tƣ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật về bảo vệ môi trƣờng theo định kỳ và đột xuất.
Đối với chất thải công nghiệp, đô thị cần tăng cƣởng kiểm tra và xử lý nghiêm nếu phát hiện chất thải chƣa qua xử lý.
Cần quy hoạch vùng chứa chất thải tập trung và có những biện pháp đƣa công nghệ xử lý chất thải thích hợp cho từng loại chất thải nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cƣờng tái sử dụng, tái chế để giảm thiểu tối đa khối lƣợng chất thải phải chôn lấp.
4.3.7.Giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý và đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính
Đổi mới cơ chế chính sách trên cơ sở vận dụng cơ chế chính sách chung của nhà nƣớc, của tỉnh. Cần hoàn thiện và sử dụng hợp lý chính sách tài chính tiền tệ, chính sách phát triển thị trƣờng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực.
Cải cách hành chính trong các cơ quan hành chính từ cơ sở đến thành phố vừa bảo đảm tuân thủ luật pháp vừa tránh tình trạng ùn tắc, đùn đẩy gây phiền hà cho các tổ chức và nhân dân.
Củng cố các cơ sở quốc doanh làm ăn có lãi và những cơ sở thuộc về cấu trúc hạ tầng. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển mạnh các cơ sở ngoài quốc doanh.
Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền. Đổi mới phong cách lãnh đạo, xây dựng và thực hiện sáng tạo, có hiệu quả chƣơng trình hành động về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố theo hƣớng phát triển bền vững. Xác định rõ nội dung cần tập trung lãnh