CHI NHÁNH PHÚ THỌ
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật quy định về các vấn đề trong hoạt động ngân hàng như quy định về cho vay bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán…và ban hành các Quyết định mang tính bắt buộc cũng như định hướng cho sự an toàn của các ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hệ số nguồn vốn huy động so với vốn điều lệ, các qui định về vốn điều lệ tối thiểu trong hoạt động Ngân hàng, Tuy nhiên, xét về tổng thể các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt 53
động ngân hàng chưa được ban hành một cách đồng bộ, các hướng dẫn chưa thật sự rõ ràng và còn gây hiểu nhầm, chưa chặt chẽ. Có thể đưa ra một ví dụ điển là các điều khoản thực hiện quản lý rủi ro và trích lập dự phòng của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN trong đó cho phép các tổ chức tín dụng trong thời gian chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng thì có thể phân loại và xếp hạng khách hàng theo tuổi nợ, tức là được áp dụng theo Điều 6 của quyết định trên. Trong một khoảng thời gian nhất định mà NHNN cho phép, tổ chức tín dụng nào đã xây dựng được hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng cho riêng mình thì phân loại và xếp hạng theo kết quả hệ thống đó, tức áp dụng Điều 7/QĐ493 và sau hai năm tất cả các tổ chức tín dụng đều phải hoàn tất công việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng, phân loại nợ khách hàng làm công cụ quản lý tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro. Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ngân hàng thương mại trong hệ thống vẫn phân loại nợ theo Điều 6hiện phân loại và xếp hạng khách hàng theo tuổi Nợ - tức theo Điều 6/QĐ493. Khi Ngân hàng thương mại phân loại và xếp hạng theo Điều 6 mang tính định lượng hay Điều 7 mang tính định tính thì kết quả xếp loại giữa 2 cách chắc chắn khác biệt nhau rất nhiều (cụ thể đã chứng minh tại BIDV). Điều đó ảnh hưởng đến việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro và kết quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.
Mặt khác, hiện nay mỗi ngân hàng thương mại có một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng và trình NHNN phê duyệt cho nên tính tương đồng giữa các hệ thống xếp hạng cũng không được đảm bảo. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc không thống nhất, thiếu sự tương đồng giữa xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM là do khung pháp lý. Hiện tại, chưa có văn bản nào chính thức quy định/định hướng cho các NHTM về việc xây dựng XHTDNB ngoại trừ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của quyết định 493. Nội dung quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Quyết định này chưa mang tính 54
chất định hướng hoặc quy định khung chuẩn để các NHTM thực hiện. Do đó, việc triển khai ở các NHTM hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức riêng và “khẩu vị” rủi ro của từng Ngân hàng. Do đó, cần phải nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn theo đièuu 7/QĐ493 để các NHTM có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ hướng theo thông lệ quốc tế. Song song với đó, NHNN cần đưa ra một lộ trình rõ ràng đảm bảo tất cả các NHTM đều phải tuân thủ. Qua đó thúc đẩy công tác hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại mỗi ngân hàng. NHNN cần đưa ra quy định mọi hệ thống xếp hạng tín dụng của các NHTM đều phải trình NHNN và chỉ được áp dụng chính thức khi nhận được phê duyệt để đảm bảo tính đồng bộ trong các hệ thống xếp hạng tại mỗi ngân hàng.
Cùng với việc các NHTM xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng, nhà nước nên có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Tại Việt Nam, hiện mới chỉ có một vài đơn vị xếp hạng tín dung độc lập như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN, công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit), trung tâm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp (Credit Ratings Vietnamnet Center - CRVC). So với thế giới, những tổ chức xếp hạng này đều còn rất non trẻ, để xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thật sự đủ lớn, đa dạng, có chất lượng và được chấp nhận rộng rãi thì sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể. Đó là chưa nói đến những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đều đang tạm thời sử dụng từ các tổ chức khác nhau trên thế giới và chưa thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam. Do vậy các đơn vị này trước hết phải tự nâng cao chất lượng thông tin, nâng cao khả năng hoạt động của mình, bên cạnh đó cần phải có sự định hướng từ phía nhà nước. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, cần phải hình thành các tổ chức định mức tín dụng không do nhà nước quản lý, tổ chức này hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân, làm sai lệch kết quả xếp hạng.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở trình bày các vấn đề chung nhất liên quan hoạt động tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phổ biến tại Việt Nam, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bản báo cáo đã đề cập đến vấn đề rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng thông qua hệ thống XHTD của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – BIDV. Cùng với đó, báo cáo đi phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được áp dụng tại chi nhánh Phú Thọ. Qua đó đã cho thấy những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, cần sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với những biến động quá nhanh của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. Bằng cách chỉ ra những ưu và khuyết điểm đó, báo cáo đã đưa ra các giải pháp đối với việc áp dụng như thế nào sao cho hiệu quả hệ thống XHTD tại chi nhánh cũng như đưa ra các kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, công tác vận hành hệ thống XHTD… qua đó giúp cho việc triển khai thông suốt hệ thống từ hội sở xuống đến tận các chi nhánh.
Qua bài viết thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng đối với việc giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Trong số các ngân hàng hiện nay tại Việt Nam vẫn còn một số lượng không nhỏ ngân hàng vẫn quản trị tín dụng theo phương pháp truyền thống, chưa tiệm cận với thông lệ quốc tế. Do vậy, việc nhanh chóng triển khai hệ thống này tại các NH sẽ góp phần làm trong sạch thêm hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hiện nay