Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại chi nhánh Phú Thọ (Trang 26)

CHI NHÁNH PHÚ THỌ

2.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009-

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng TMCP ĐT&PT VN chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng % tăng giảm so với 2009 Giá trị Tỷ trọng % tăng giảm so với 2010 1.

Cơ cấu theo SP

TGTT 142,6 14% 243,5 16,6 % 70,8% 195 10,7% -20,1% TG có kỳ hạn 770,6 74% 1.223 83,4% 58,7% 1.634 89,3% 33,7% GTCG 125,4 12% 100,0%- 2.

Cơ cấu theo tiền tệ

Nội tệ 942,3 91% 1.334 91,0% 41,6% 1.690 92,4% 26,7%

Ngoại tệ 96,3 9% 132.5 9,0% 37,6% 139 7,6% 5,3%

3.

Cơ cấu theo kỳ hạn

Ngắn hạn 829,8 80% 1.253,1 85,5% 51,0% 1.627 89,0% 29,8% Trung,dài hạn 208,9 20% 213,4 14,5 % 2,1% 202 11,0% -5,2% 4.

Cơ cấu theo đối tượng KH

Cá nhân 494,4 47.6% 734,6 50,1% 48,6% 975 53,3% 32,8% Tổ chức 544,3 52,4% 731,9 49,9% 34,5% 854 46,7% 16,7% - DN 132,3 12,7 % 285,5 19,5 % 115,8% 178 9,7% -37,8% - Định chế TC 412 39.4% 446,4 30,4% 8,3% 676 37,0% 51,6% Tổng 1.038,7 1.466,5 41,2% 1.829 24,8% (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài chính Chi nhánh BIDV Phú Thọ)

a) Quy mô huy động vốn

Qua bảng số liệu, tổng nguồn huy động tính đến 31/12/2009 là 1.038,6 tỷ đồng, tăng 53,6% so với thời điểm trên của năm 2008. Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động đã tăng 407,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 41.2% so với năm 2009. Và đến 31/12/2011 tăng 362,5 tỷ đồng, tương ứng với 24.8% so với cùng kỳ năm 2010. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là rất cao qua các năm và luôn cao hơn so với mức trung bình của toàn bộ hệ thống của BIDV (theo số liệu thống kê 12/2011 trong bản công bố thông tin, tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 – 2010 của BIDV là 22%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của năm 2011 có sự sụt giảm mạnh so với năm 2010 từ 41,2% xuống còn 24,8% và tốc độ tăng của năm 2010 cũng thấp hơn so với năm 2009. Đây là vấn đề cần phải xem xét vì chưa nhìn thấy trong giai đoạn vừa qua có dấu hiện cho sự tăng trở lại của mức tăng trưởng vốn huy động. Còn xét về con số tuyệt đối, tuy có sự tăng đều hàng năm ở mức trung bình là 380 tỷ đồng tuy nhiên so với các chi nhánh khác của BIDV thì con số này vẫn còn ở mức khiêm tốn.

b) Cơ cấu

BIDV chi nhánh Phú Thọ có vị trí quan trọng trong sự phát triển trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự biến động của tình hình kinh tế, tài chính của đất nước và của bản thân hệ thống trong những năm qua thì tình hình hoạt động của Chi nhánh cũng không tránh khỏi phải chịu những ảnh hưởng tương tự. Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh đã chỉ ra những tác động rõ rệt của các yếu tố vĩ mô với từng đối tượng. Trong năm 2010 được cho là đỉnh điểm của cuộc chạy đua lãi suất các ngân hàng mà điển hình là “hiện tượng Techcombank” với lãi suất huy động lập kỷ lục 18%/năm. Sang đến năm 2011, năm được coi là 365 ngày đầy biến động khi lạm phát tăng vọt cao nhất khu vực, sản xuất đình đốn, mức chi tiêu trong nền kinh tế sụt giảm…. và tỉnh Phú Thọ cũng không thể nằm ngoài guồng quay của nền kinh tế đất nước.

Những tác động này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống BIDV nói chung và chi nhánh nói riêng.

* Cơ cấu theo sản phẩm

Năm 2009, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số với 74%, tiếp theo là tiền gửi thanh toán là 14% và giấy tờ có giá là 12%. Tuy nhiên sang đến năm 2010, trong cơ cấu huy động của chi nhánh đã thay đổi nhanh chóng với sự sụt giảm 100% của giấy tờ có giá do gặp nhiều khó khăn trong việc huy động theo kênh này, bên cạnh đó thì huy động từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn đều tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng. Đến năm 2011, trong cơ cấu huy động của chi nhánh vẫn chỉ có tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn, tuy nhiên tiền gửi thanh toán sụt giảm 20,1% so với năm 2010 và cùng với đó tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 33,7% so với cùng kỳ.

* Cơ cấu theo tiền tệ

Tỷ trọng huy động theo tiền VNĐ và ngoại tệ không có nhiều thay đổi trong giai đoạn này. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối, năm 2010 có sự tăng mạnh về tiền gửi bằng ngoại tệ so với năm 2009 ở mức 37,6% và tiền gửi bằng nội tệ là 41,6%. Tuy nhiên sang đến năm 2011, tốc độ tăng của nội tệ cao hơn hẳn so với năm 2010 và giữ ở mức 27,6%, bên cạnh đó là sự tăng không nhiều của vốn huy động bằng ngoại tệ với 5,3%.

* Cơ cấu theo kỳ hạn

Hiện nay xu hướng chung là trong các ngân hàng, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động và chi nhánh cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế biến động theo chiều hướng bất lợi trong giai đoạn 2009 – 2011 tác động lớn tới tâm lý khách hàng của ngân hàng khi lưạ chọn các kỳ hạn nguồn tiền gửi và tác động lớn đến quyết định của ngân hàng trong từng món huy động theo các kỳ hạn khác nhau sao cho tránh được những rủi ro do biến động lãi suất gây ra. Theo bảng 2.2, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn liên tục tăng từ 80% trong tổng nguồn huy 23

động năm 2009 lên 85,5% và 89% tương ứng năm 2010 và 2011.Bên cạnh đó, nguồn vốn trung dài hạn sụt giảm về tỷ trọng tương ứng. Một điều đáng lưu ý là nếu xét về quy mô, nguồn vốn ngắn hạn. Năm 2009, nguồn vốn huy động ngắn hạn 829,8 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này là 1.253,1 tỷ, tăng 51% so với năm 2009, năm 2011 là 1.627 tỷ, tăng 29,8% so với năm 2010. Còn nguồn huy động trung và dài hạn năm 2009 là 208,9 tỷ đồng thì sang đến năm 2010 chỉ tăng nhẹ 2,1% ở mức 213,4 tỷ. Trái với xu hướng đó, đến năm 2011, xu hướng sụt giảm nguồn huy động trung dài hạn được thể hiện rõ khi giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2010 ở mức 202 tỷ đồng. Cũng như các ngân hàng khác, khi mà nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn mà lại chủ yếu cho vay trung và dài hạn nên chi nhánh cũng gặp khó khăn trong vấn đề cân đối giữa kỳ hạn vay và kỳ hạn huy động sao cho giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

* Cơ cấu theo đối tượng khách hàng

Qua bảng 2.2, đối với đối tượng khách hàng cá nhân, nguồn vốn huy động được từ đối tượng này tăng mạnh qua các năm về quy mô và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động. Năm 2009, chi nhánh huy động được từ khách hàng cá nhân là 494,4 tỷ đồng, chiếm 47,6% tổng nguồn huy động. Sang đến năm 2010, con số này là 734,6 tỷ đồng, chiếm 50,1% và tốc độ tăng so với năm 2009 là 48,6%. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2008 đến nay. Năm 2011 là 975 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,3% trong tổng nguồn và tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2010. Lượng vốn huy động từ các khách hàng cá nhân và hộ gia đình tăng nhanh mà mạnh như vậy là dấu hiệu tích cực và đây cũng là nhóm khách hàng có mức tăng trưởng cao nhất so với các nhóm khách hàng còn lại.

Huy động vốn từ khách hàng định chế tài chính cũng chiếm tỷ trong lớn trong tổng nguồn huy động và chỉ đứng sau nhóm đối tượng khách hàng cá nhân. Năm 2009, Vốn huy động được từ nhóm đối tượng này là 412 tỷ 24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng, chiếm 39,4% tổng nguồn huy động. Sang đến năm, về quy mô, nguồn HĐ từ nhóm này là 446 tỷ đồng, tăng nhẹ ở mức 8,3% so với năm 2009. Chính điều đó đã làm cho tỷ trọng trong tổng nguồn bị sụt giảm từ 39,4% năm 2009 xuống còn 30,4% năm 2010. Năm 2011 cho thấy sự tăng lên nhanh chóng về quy mô và tốc độ. Vốn huy động được là 676 tỷ đồng tăng 51,6% so với năm 2010 và chiếm tỷ trong 37%.

Trái với hai nhóm khách hàng trên là nhóm khách hàng doanh nghiêp. Qua bảng thống kê cho thấy tuy chiếm tỷ trong thấp hơn so với hai nhóm khách hàng trên, nhóm khách hàng này cần phải được theo dõi kỹ càng vì lượng vốn huy động biến động không ổn định qua các năm. Năm 2009, chi nhánh huy động được 132,3 tỷ đồng chiếm tỷ trong 12,7% so với tổng nguồn huy động. Sang năm 2010 có sự tăng lên đột biến ở con số 285,5 tỷ đồng, tăng 115,8% và chiếm 19,5% tỷ trọng. Ngược lại với năm 2010, năm 2011 cho thấy sự giảm mạnh. Lượng vốn huy động được còn 178 tỷ đồng giảm 37,8% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 9,7% trong tổng nguồn. Rõ ràng với tình hình năm 2010 khi cuộc chạy đua lãi suất đang diễn ra gắt gao giữa các ngân hàng, lãi suất huy động có lúc đã được đẩy lên mức 18%/năm mà tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đem lại chưa chắc đã theo kịp được nên mới có sự tăng đột biến trong năm 2010. Tuy nhiên, do tình hình lạm phát tăng quá cao trong năm 2011, thêm vào đó là các doanh nghiệp đang phải tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi để tiếp tục sản xuất kinh doanh trong điều kiện lãi suất vay quá cao và tín dụng bị siết chặt nên nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp đã bị sụt giảm mạnh.

Xu hướng nâng cao dần tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ nhóm khách hàng cá nhân trong tổng nguồn là xu hướng cần thiết trong giai đoạn trên vì những khó khăn trong nền kinh tế tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và các định chế tài chính nhằm có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của chi nhánh. Và qua nghiên cứu, phân tích đã cho thấy việc thực hiện chính sách này là nhất quán.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng TMCP ĐT&PTVN chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

ST

T Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng % tăng giảm so với 2009 Giá trị Tỷ trọng % tăng giảm so với 2010 1.

Cơ cấu theo nhóm KH

Cá nhân 178,4 15.9% 260,6 18,28

% 46,1% 302 17,9% 15,7%

Tổ chức 946,8 84.1% 1.165,6 81,72% 23,1% 1.384 82,1% 18,8%

2.

Cơ cấu theo tiền tệ

Nội tệ 1.010, 2 89.8% 1.270, 7 89,10 % 25,8% 1.533 90,9% 20,6% Ngoại tệ 115 10.2% 155,5 10,90% 35,1% 153 9,1% -1,3% 3.

Cơ cấu theo kỳ hạn

Ngắn hạn 842,7 74.9% 1.010 70,82

% 19,9% 1.183 70,2% 17,1%

Trung,dài

hạn 282,6 25.1% 416,1 29,18% 47,3% 503 29,8% 20,9%

4

Cơ cấu theo nhóm nợ

Nợ nhóm I 816,7 72.6% 1.208,5 84,73% 48.0% 1.426 84,6% 18,0% Nợ nhóm II 297 26.4% 205,4 14,40% -30,8% 244 14,5% 18,8% Nợ nhóm III 4 0.4% 4,2 0,29% 5,0% 5 0,3% 19% Nợ nhóm IV 0,16 0.01% 5,9 0,42% 3587,5% 2 0,1% -66,1% Nợ nhóm V 7,5 0.7% 2,2 0,15% -71,0% 9 0,5% 309,1% Tổng 1.125,2 1.426,2 26,7% 1.686 18,2%

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài chính Chi nhánh BIDV Phú Thọ)

a) Quy mô

Quy mô về tín dụng tăng trưởng liên tục từ năm 2008 cho đến năm 2011, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng là hoàn toàn khác nhau. Dư nợ tín dụng trong năm 2009 tăng 123,4 tỷ đồng ( tăng 12,2%) so với năm 2008. Sang đến năm 2010, dư nợ tín dụng tăng 301 tỷ, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009 và vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân năm 2010 thống kê được của hệ thống ngân hàng là 27,65%. Năm 2011, tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 18,2% ở mức 1.686 tỷ đồng. Chi nhánh đã thực hiện triệt để chỉ đạo từ Hội sở kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước nhằm đưa mức tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống ngân hàng xuống dưới mức 20%, góp phần vào mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong giai đoạn này.

b) Cơ cấu

* Cơ cấu theo nhóm khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung xu hướng của giai đoạn này là sự tăng lên của dư nợ tín dụng cá nhân. Đây là xu hướng tích cực mà các ngân hàng đang hướng tới mà cho vay tiêu dùng cá nhân là điển hình. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tín dụng đối với các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế phần nào thì việc mở rộng tín dụng cá nhân sẽ rất phù hợp. Chi nhánh BIDV Phú Thọ cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Năm 2009, dư nợ tín dụng cá nhân là 178,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,9% thì sang đến năm 2010 là 260,6 tỷ, tăng 46,1%, năm 2011 là 302 tỷ đồng, tăng 15,7%. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ.

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng đối với tổ chức là bộ phận lớn trong tổng dư nợ và cũng có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2009 là 946,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84,1% thì đến năm 2010 là 1.165,6 tỷ đồng, tăng 23,1%; năm 2011 là 1.384 tỷ đồng, tăng 18,8%.

* Cơ cấu theo tiền tệ

Theo bảng 2.4 thì nhìn chung tín dụng bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu so với tín dụng bằng ngoại tệ. Một phần cũng do nền kinh tế trên địa bàn tỉnh khá khép kín, chủ yếu còn nhỏ lẻ và kinh doanh nội địa là chính. Mặc dù còn khiêm tốn song sự biến động của cơ cấu tín dụng theo tiền tệ của chi nhánh cũng phản ánh rõ tình hình kinh tế biến động trong những năm qua của đất nước. Năm 2011 là một năm mà việc điều hành chính sách tiền tệ gặp nhiều khó khăn khi mà tình trạng hai tỷ giá xuất hiện với mức chênh lệch rất lớn và mục tiêu đặt ra là phải đưa tỷ giá trên thị trường tự do về gần với tỷ giá chính thức. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thi hành các biện pháp nhằm giảm áp lực phá giá tỷ giá chính thức: quy định hết sức chặt chẽ về đối tượng được vay ngoại tệ, áp trần huy động ngoài tệ đặc biệt là USD ở mức thấp và bắt các ngân hàng phải tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên mức 7%(thời điểm 1/6/2011). Và điều này sẽ làm hoạt động cấp tín dụng ngoại tệ của các ngân hàng trong năm 2011 sẽ suy giảm mạnh và Chi nhánh BIDV Phú Thọ cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Theo đó, dư nợ tín dụng ngoại tệ năm 2010 tuy có tăng so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 đã sụt giảm 1,3%.

Dư nợ tín dụng nội tệ của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Do trong giai đoạn này, dù lãi suất cho vay bằng VNĐ là rất cao nhưng dư nợ tín dụng vẫn tăng, tuy nhiên mức gia tăng là không nhiều. Năm 2009, dư nợ tín dụng nội tệ là 1.010,2 tỷ đồng, chiếm 89,8% tổng dư nợ. Sang năm 2010 con số này là 1.270,7 tỷ đồng. Đến năm 2011 tăng 262,3 tỷ đồng, ở mức 1533 tỷ và chiếm 90,9% tổng dư nợ. Mặc dù lãi suất cho vay cao như vậy, có những thời điểm trên 20% nhưng bảng 2.4 vẫn cho thấy sự tăng lên về quy mô dư nợ tín dụng. Có thể nhận thấy đây cũng là điều mang đến rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Khi nền kinh tế khó khăn, sản xuất đình trệ, khó có một ngành sản xuất nào đảm bảo được mức tỷ suất lợi nhuận cao trên lãi suất vay vốn như vậy để bù đắp được chi phí hoạt động và chi phí lãi vay cho ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải thật cẩn trọng trong việc đánh giá khả năng chi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại chi nhánh Phú Thọ (Trang 26)