Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại chi nhánh Phú Thọ (Trang 54)

CHI NHÁNH PHÚ THỌ

3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.3.1.1. Hoàn thiện nguồn số liệu để phân tích đánh giá.

Điểm hạn chế cần khắc phục đối về nguồn số liệu cung cấp cho hệ thống XHTD của BIDV là số liệu tài chính không được cập nhật một cách thường xuyên theo quý mà lại chỉ được cập nhật theo từng năm. Hiện tại, 49

BIDV quy định cứ sau mỗi năm tài chính số liệu về tài chính của khách hàng mới được nhập mới, điều này chỉ phản ánh được tình hình tài chính của khách hàng sau một năm hoạt động. Do đó, kết quả cho ra chưa lường được những rủi ro tài chính xảy ra tại các thời điểm hoạt động trong năm của khách hàng, nhất là khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh kinh tế thị trường hội nhập thường xuyên thay đổi biến động. Vì vậy, để nâng cao tính chính xác, hiệu quả trong việc phân loại xếp hạng của khách hàng để từ đó có những chính sách tín dụng thích hợp đối với từng khách BIDV cần phải yêu cầu khách hàng cập nhật tình hình tài chính cho ngân hàng từng quý.

Bên cạnh đó, kiến nghị BIDV cần bổ sung và hoàn thiện thêm hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Trong quá trình nghiên cứu thấy được, số lượng chỉ tiêu tài chính là 14 trong khi số lượng chỉ tiêu phi tài chính lên đến 40. Tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu phi tài chính lại chiếm đa số trong khi nó chịu ảnh hưởng rất nhiều từ ý thức chủ quan của con người. Do vậy cần phải tăng lên về số lượng các chỉ tiêu tài chính và tỷ trọng của nó. Cùng với đó là có những sự bổ sung trong nhóm chỉ tiêu tài chính phù hợp.

Trong hệ thông các chỉ tiêu tài chính gồm 4 nhóm: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về khả năng hoạt động, chỉ tiêu cân nợ và các chỉ tiêu thu nhập vẫn cần được bổ sung thêm các chỉ tiêu về giá trị thị trường: Giá thị trường và chỉ số P/E, trong đó:

− Giá thị trường: giá thị trường của một cổ phiếu phổ thông là mức giá mà người mua và người bán xác lập khi thực hiện giao dich cổ phiếu đó. Giá trị thị trường của một doanh nghiệp sẽ được tính bằng giá thị trường của cổ phiếu nhân với tổng số cổ phiếu đang lưu hàng của doanh nghiệp đó.

− P/E được tính bằng cách chia giá trị thị trường của cổ phiếu cho thu nhập với một cổ phiếu phổ thông năm gần nhất.

Bên cạnh đó, trong số các chỉ tiêu tài chính, chưa có chỉ tiêu nào về dòng tiền của doanh nghiệp được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây mới 50

chính là dòng tiền thực ra – vào doanh nghiệp. Nên cho thêm các chỉ tiêu về dòng tiền sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá đúng hơn khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Còn trong 5 nhóm chỉ tiêu phi tài chính mà hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV đưa ra, ngoại trừ nhóm chỉ tiêu thứ nhất “khả năng lưu chuyền tiền tệ ” là có cơ sở tương đối rõ ràng để xác định thì các nhóm chỉ tiêu khác còn lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự đánh giá mang tính chủ quan của con người, do đó mức độ chính xác sẽ bị giảm đi. Có nhóm chỉ tiêu rất cần thiết được hệ thống xếp hạng tín dụng nêu ra nhưng lại khó có thể đạt được tuyệt đối trong thực tế chẳng hạn như nhóm chỉ tiêu “quan hệ với ngân hàng”. Đối với các chỉ tiêu thuộc nhóm này ngoài những khách hàng chỉ giao dịch duy nhất tại BIDV hoặc các ngân hàng khác có cung cấp thông tin khách hàng lưu tại CIC thì BIDV có thể tạm chấp nhận độ tin cậy, chính xác nếu không chỉ tiêu này hoàn toàn không đủ cơ sở để kiểm chứng. Bên cạnh đó, có nhóm các chỉ tiêu chỉ đánh giá chung chung chẳng hạn “trình độ quản lý và môi trường nội bộ”. Do vậy đề xuất nên giảm tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu này trong hệ thống. Ngoài ra, có thể thêm chỉ tiêu về ảnh hưởng của hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường. Qua đó có thể làm doanh nghiệp ý thức được hơn vấn đề bảo vệ môi trường để có những biện pháp hạn chế những hiệu ứng tiêu cực do hoạt động sản xuất kinh doanh của mình gây ra.

3.3.1.2. Thang điểm đối với các chỉ tiêu cần phải được điều chỉnh bằng cách giảm độ giãn giữa các mức điểm.

Hiện nay, trong hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV, một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm : 20-40-60-80-100, như vậy đối với mỗi chỉ tiêu điểm của DN sẽ là 1 trong 5 mốc điểm vừa nêu và có những chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng thang điểm ít hơn so với các chỉ tiêu khác (có thể chỉ có 3,4 mốc điểm so với 5 mốc điểm từ 20 đến 100). Như vậy độ dãn khoảng cách điểm của các chỉ 51

tiêu phi tài chính chưa hoàn toàn thống nhất. Hơn nữa, tuy có giới hạn điểm từ 20 đến 100 nhưng lại chỉ có 5 mốc điểm, mức chênh lệch thang điểm lên tới 20 là quá lớn. Ngoài ra việc hướng dẫn phân chia các mức xếp hạng cũng chưa thật rõ ràng, chưa thuyết phục và rất khó lựa chọn chỉ tiêu để đánh giá các khách hàng có các tính chất khác biệt nhau không nhiều . Do những nguyên nhân vừa nêu dẫn đến khả năng xảy ra sự sai biệt, thiếu chính xác và thiếu nhất quán đối với các mức xếp hạng sẽ là rất cao nếu như các khách hàng đó được chuyển giao qua các cá nhân quản lý, nhập liệu khác nhau. Do vậy, để nâng cao tính chính xác khi chọn thang điểm chấm, tăng hiệu quả trong việc đánh giá của mỗi doanh nghiệp thì BIDV cần thiết bổ sung, hoàn thiện thêm các cấp độ lựa chọn chấm điểm; thực hiện phân chia chi tiết hơn các mốc điểm, có thể giảm mức chênh lệch các mốc điểm xuống một khoảng cách nhỏ hơn.

3.3.1.3. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ trong toàn hệ thống

Hệ thống XHTDNB theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. BIDV cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Một điểm lưu ý quan trọng là chất lượng thông tin/dữ liệu phải tốt. Muốn như vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải được cập nhật và lưu trữ đầy đủ, chuẩn xác. Và đây cũng là tiền đề để các NHTM đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến khách hàng tiềm năng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

3.3.1.4. Hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự

Chất lượng của XHTDNB phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Do đó, BIDV cần hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp đảm bảo 52

phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích giữa các bộ phận trong đó mô hình tổ chức phải đặc biệt lưu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vòng kiểm soát (vòng 1: đơn vị kinh doanh; vòng 2: bộ phận kiểm soát rủi ro và vòng 3: bộ phận kiểm toán nội bộ) đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ. Ngoài ra, việc thẩm định thông tin khách hàng nên được tách thành một bộ phận riêng và sẽ do những nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn cao đảm nhiệm vì nhân viên tín dụng cũng không thể bao quát hết được tất cả các vấn đề về thẩm định khách hàng trước khi nhập dữ liệu vào hệ thống xếp hạng tín dụng.

3.3.1.5. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện XHTD

Tác dụng của kiểm tra, giám sát là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vô tình hay hữu ý. Qua đó nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Nếu không có kiểm tra người thực hiện xếp hạng có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh không đúng tình hình thực tế khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng thường chỉ tập trung kiểm tra hồ sơ tín dụng mà không kiểm tra việc xếp hạng khách hàng trong khi đó kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và cơ chế tín dụng áp dụng cho khách hàng. Đây chính là một thiết sót cần phải khác phục đối với các ngân hàn nói chung và đối với BIDV nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại chi nhánh Phú Thọ (Trang 54)