Phương pháp lập kháng sinh đồ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ kháng kháng sinh của Vibrio alginolyticus trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) bị bệnh đỏ thân nuôi lồng tại tỉnh Phú Yên (Trang 33)

Từ kết quả điều tra hiện trạng sử dụng kháng sinh, đưa ra lựa chọn các loại kháng sinh là thành phần chính của các sản phẩm thường được sử dụng trong thực tế để tiến hành lập kháng sinh đồ, 8 loại kháng sinh đã được chọn làm thí nghiệm bao gồm doxycycline, tetracycline, flumequine, ofloxacine, streptomycine, ciprofloxacine, acid nalidixic và gentamicine.

Phương pháp thực hiện: Dựa trên phương pháp Kirbry-Bauer (Hình 2.3) cụ thể được mô tả như sau [30]:

Bước 1: Dùng que cấy tiệt trùng lấy khuẩn lạc trên đĩa vi khuẩn Vibrio alginolyticus đã được làm thuần ở các lần phân lập khác nhau, cho vào ống nghiệm

chứa 10ml nước muối sinh lý (0,85% NaCl) đã tiệt trùng.

Bước 2: Điều chỉnh mật độ vi khuẩn được xác định dựa vào phương pháp so màu trên máy quang phổ U-5100 (Hitachi-Nhật): dung dịch trộn đều trên máy voltex sau đó đem đo trên máy so màu quang phổ ở bước sóng 610nm, điều chỉnh độ đục ở mức OD= 0,1± 0,02, khi đó mật độ vi khuẩn trong ống nghiệm tương ứng khoảng 1 x 108 cfu/ml.

Bước 3: Lấy 0,2 ml vi khuẩn từ ống nghiệm đã điều chỉnh mật độ trải đều trên đĩa thạch, sau đó gắn các đĩa kháng sinh (Hãng Biorad-Mỹ) vào đĩa thạch (đĩa kháng sinh là những mảnh giấy tròn có tẩm kháng sinh) và ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 30oC.

Bước 4: Sau 24 giờ, đo đường kính vô trùng (mm) bằng thước kẹp có độ chính xác đến 1mm. Dựa vào chuẩn đường kính vòng vô trùng của tài liệu CLSI- The Clinical and Laboratory Standards Institure (2006) để xác định loại kháng sinh nhạy, trung gian và kháng [64].

ủ 24 giờ

Hình 2.3: Sơ đồ thực hiện kháng sinh đồ vi khuẩn V.alginolyticus phân lập trên tôm hùm bông đỏ thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ kháng kháng sinh của Vibrio alginolyticus trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) bị bệnh đỏ thân nuôi lồng tại tỉnh Phú Yên (Trang 33)