Kết quả kháng sinh đồ các chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticusphân lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ kháng kháng sinh của Vibrio alginolyticus trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) bị bệnh đỏ thân nuôi lồng tại tỉnh Phú Yên (Trang 49)

tôm hùm bông bị đỏ thân ở các vùng nuôi khác nhau

Qua kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho tôm hùm nuôi lồng tại tỉnh Phú Yên đầu năm 2014 cho thấy một số nhóm kháng sinh sử dụng mang lại hiệu quả là quinolone, tetracyline, aminoglycosides, rifampicin. Do đó các loại kháng sinh được dùng trong phép thử độ nhạy kháng sinh của vi khuẩn là những kháng sinh thuộc các nhóm trên.

Kết quả nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio alginolyticus được thể hiện Bảng 3.10, Bảng 3.11 và Hình 3.5

Hình 3.5: Đường kính vô trùng của vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ tôm hùm bị bệnh đỏ thân thu tại Xuân Phương

Bảng 3.10: Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio alginolyticusphân lập từ tôm hùm bị bệnh đỏ thân

Đường kính độ nhạy chuẩn (mm)

(*)

Đường kính vòng vô khuẩn (mm) Nhóm kháng sinh Tên kháng sinh Nồng độ kháng sinh (µg/dĩa) Kháng Trung gian Nhạy V. al XP V. al XT V. al AC V. al (2005) Doxycycline 30 UI <17 17-18 ≥19 19-20 17-18 15-16 19-20 Tetracycli ne Tetracycline 30 ≤11 12-14 ≥15 14-15 14-15 10-12 Flumequine 30 <21 21-24 ≥25 18-21 18-20 19-20 24-26 Ofloxacine 5 <16 16-21 ≥22 18-19 14-15 19-20 14-15 Ciprofloxacine 5 <19 19-21 ≥22 22-23 17-18 19-20 19-21 Quinolone Nalidixic Acid 30 <15 15-19 ≥20 18-20 20-21 18-19 20-22 Streptomycine 300 ≤11 12-14 ≥15 19-20 17-19 21-23 Aminoglyc osides Gentamicine 120 <14 14-15 ≥16 19-20 19-20 21-23 19-21

Ghi chú:

V. al XP: Chủng Vibrio alginolyticus thu ở Xuân Phương V. al XT: Chủng Vibrio alginolyticus thu ở Xuân Thịnh V. al AC: Chủng Vibrio alginolyticus thu ở An Chấn

V. al (2005): Chủng Vibrio alginolyticus theo kết quả Võ Văn Nha (2005) [21]

(*): Theo ClSI [64]

Bảng 3.11: Tỷ lệ phần trăm nhạy, nhạy trung bình và kháng của các chủng vi khuẩn với 8 loại kháng sinh

Tên kháng sinh Số chủng Kháng (%) Trung gian (%) Nhạy(%)

Doxycycline 12 25,0 58,3 16,7 Tetracycline 12 8,3 33,4 58,3 Flumequine 12 75,0 25,0 - Ofloxacine 12 41,7 58,3 - Ciprofloxacine 12 50,0 25,0 25,0 Nalidixic Acid 12 - 33,3 66,7 Streptomycine 12 - 8,3 91,7 Gentamicine 12 - - 100

Từ kết quả Bảng 3.10, Bảng 3.11 cho thấy, với 8 loại kháng sinh đưa vào thí nghiệm trên 12 chủng Vibrio alginolyticus phân lập từ tôm hùm bị bệnh đỏ thân thu ở

Phú Yên đã cho kết quả: bốn loại kháng sinh vẫn còn còn nhạy với vi khuẩn Vibrio alginolyticus bao gồm: Tetracycline, streptomycine, nalidixic acid, gentamicine (với tỷ

lệ lớn hơn 50%). Nhạy ở mức trung gian có: ofloxacine, doxycycline (với tỷ lệ lớn hơn 50%). Và các loại kháng sinh đã thể hiện tính kháng là: Flumequine, ciprofloxacine.

Trong số những loại kháng sinh nhạy với Vibrio alginolyticus, tetracycline là

kháng sinh được người dân sử dụng nhiều nhất. Kết quả như đã trình bày ở bảng 3.6 phần lớn người nuôi tôm hùm lồng (68,7%) cho biết tetracycline là kháng sinh điều trị bệnh đỏ thân ở tôm hùm có hiệu quả. Theo Jale Korun (2013) tất cả 15 chủng V. alginolyticus phân lập từ cá chẽm ở các trại nuôi châu Âu đều nhạy với tetracycline

[41]. Trong khi đó trên tôm thẻ chân trắng thì có 70% trong tổng số vi khuẩn phân lập nhạy với tetracycline [46]. Mặc dù kết quả từ nghiên cứu này cho thấy tetracycline vẫn còn nhạy với Vibrio alginolyticus, nhưng vẫn có 8,3% vi khuẩn đã kháng. Jacintha

vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ sò huyết. Do vậy, việc sử dụng loại kháng sinh này phải hết sức cân nhắc bởi tính kháng kháng sinh vẫn có thể xảy ra nếu sử dụng trong thời gian dài và liên tục.

Cùng với tetracycline, kết quả kiểm tra kháng sinh đồ chỉ ra rằng streptomycine, nalidixic acid, gentamicine cũng còn nhạy với vi khuẩn Vibrio alginolyticus nên có thể cho kết quả khi sử dụng để điều trị bệnh đỏ thân ở tôm hùm.

Tuy nhiên, trong thực tế thì ba loại kháng sinh này không được sử dụng phổ biến chỉ có 5/221 hộ sử dụng gentamycine và không có hộ nào sử dụng streptomycine. Nguyên nhân là vì các loại kháng sinh này không hấp thụ qua đường ruột nên phải dùng phương pháp tiêm [17] trong khi người dân chỉ quen với phương pháp cho ăn vì nó dễ thực hiện và chi phí rẻ, vì vậy trong tương lai có thể đề xuất sử dụng các loại kháng sinh này để thay thế trong trường hợp chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus kháng với

tetracycline.

Kháng sinh nhạy ở mức trung bình đối với Vibrio alginolyticus trong nghiên

cứu này là ofloxacine và doxycycline. Trong khi doxycycline là kháng sinh cùng nhóm với tetracycline nhưng hiệu quả mang lại thấp hơn, do vậy mà người dân cũng không sử dụng phổ biến. Đã có một vài báo cáo cho thấy hiện tượng kháng thuốc đối với doxycycline và ofloxacine, cụ thể Rim Lajnef (2012) [42] cho rằng có 69,6% trong số 69 chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ các cở sở nuôi cá ở Bắc Châu Phi

thể hiện tính kháng với doxycycline. Sanjoy Banerjee (2011) [29] phân lập được 48,3% các loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio trong đó có V. alginolyticus từ các cơ sở

nuôi tôm thẻ chân trắng đã cho kết quả kháng với norfloxacine cùng nhóm với Ofloxacine.

Cũng từ kết quả Bảng 3.11 cho thấy, hầu hết vi khuẩn kháng với kháng sinh flumequine (75,0%) và ciprofloxacine (50,0%) thuộc nhóm quinolone, điều này trùng hợp với những công bố trước đây rằng hiện nay vi khuẩn Vibrio alginolyticus có tỉ lệ kháng cao với các kháng sinh thuộc nhóm quinlone và được Sanjoy Banerjee (2011) [29] xác nhận đây là nhóm kháng sinh bị kháng phổ biến nhất mặc dù trước đây nhóm kháng sinh này có hiệu quả nhất trong việc kiểm soát Vibrio alginolyticus (Jacintha Sugnaseelan, 2004 [59]). Theo báo cáo của cục kiểm định thuốc châu Âu, quionolone là nhóm kháng sinh rất quan trọng chuyên dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho người và động vật. Do đó, nó là thành phần chính trong các sản phẩm thương

mại như Beta-Entro 20, Enro-β 40… Tại Việt Nam quinolone là nhóm kháng sinh nằm trong danh mục cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên theo kết quả điều tra (Bảng 3.4) cho thấy nhóm kháng sinh này vẫn được người nuôi tôm hùm sử dụng rất nhiều. Hệ lụy của việc người dân không tuân thủ quy định về danh mục kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản là rất lớn đó là sự tồn lưu của kháng sinh trong thực phẩm gây nguy hiểm cho người sử dụng, tăng tác dụng phụ, tăng độc tính, gây chủng vi khuẩn lờn thuốc làm cho việc chữa trị về sau gặp khó khăn. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều đáng lo ngại là vi khuẩn Vibrio alginolyticus đã thể hiện tính đa kháng, kết quả từ Bảng 3.11 cho thấy hầu như tất cả các chủng đều kháng với hai loại kháng sinh trở lên. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do người dân thường xuyên kết hợp cùng một lúc nhiều kháng sinh để điều trị bệnh cho tôm. Bên cạnh đó trong thành phần của những thuốc thương mại cũng đã bao gồm nhiều loại kháng sinh cũng là nguyên nhân hình thành vi khuẩn đa kháng. Theo Laijnef (2012) [42] cho rằng có 59/69 (85,5%) chủng Vibrio alginolyticus phân lập từ các cơ sở nuôi cá ở Bắc Châu Phi

kháng với ít nhất 6 loại kháng sinh cùng một lúc, trong đó có 15/69 (21,7%) đã kháng với với 20 loại kháng sinh thử nghiệm.

So sánh với Võ Văn Nha (2005) [21] cũng trên vi khuẩn Vibrio alginolyticus

phân lập từ tôm hùm bông bị bệnh đỏ thân ở Phú Yên cho thấy đường kính vòng vô khuẩn ở các chủng phân lập trong nghiên cứu này đã giảm xuống rõ rệt, và giảm mạnh đối với những loại kháng sinh được người dân sử dụng phổ biển cụ thể:

- Hầu hết các vi khuẩn phân lập từ nghiên cứu này đã kháng với kháng sinh flumequine với đường kính vô khuẩn là 20-21mm, trong khi năm 2005 đây là hai loại kháng sinh có độ nhạy cao và có đường kính kháng khuẩn cao nhất 24-26 mm. Tương tự vậy, các loại kháng sinh doxycycline, ciprofloxacine vòng kháng khuẩn cũng giảm nhưng không nhiều.

- Trong khi đó đối với kháng sinh ofloxacine đường kính vòng vô khuẩn lại tăng lên. Năm 2005 đường kính vòng vô khuẩn đối với kháng sinh này là 14-15 mm đến năm 2014 đường kính vòng vô khuẩn là 18-19 mm. Gentamicine và acid nalidixic vẫn có độ nhạy cao với vi khuẩn Vibrio alginolyticus và đường kính vòng vô khuẩn trong

Qua đây, theo nghiên cứu thì có rất nhiều các loại kháng sinh có hiệu quả trong việc kiểm soát vi khuẩn Vibrio alginolyticus. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng

(Alderman & Hasting (1998) [27], Le, X.V (2005) [43], Reimschuessel và Miller (2006) [54]) sự kháng thuốc có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh trước đây quá rộng rãi và phổ biến để phòng trị bệnh trong nuôi nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng kháng thuốc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi có sự hình thành gián tiếp thông qua thể R-plasmid, Các R-plasmid có mang gen mã hoá các enzym có khả năng làm mất hoạt tính của thuốc. Hình thức kháng thuốc gián tiếp thông qua R-plasmid có khả năng di truyền. Do vậy, chỉ nên sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết, bởi vì việc sử dụng bừa bãi các kháng sinh sẽ dẫn đến việc hình thành hệ vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh, đồng thời làm huỷ diệt hệ vi sinh vật tự nhiên vốn là nguồn gốc ban đầu của chu trình dinh dưỡng và sự khoáng hoá của vật chất hữu cơ. Việc sử dụng kháng sinh sẽ làm xáo trộn sự cân bằng vốn rất mong manh của môi trường thuỷ sinh, làm cho các sinh vật nuôi phải chịu nhiều điều kiện khắc nghiệt hơn.

Nếu buộc phải dùng kháng sinh thì phải sử dụng nồng độ và thời gian đúng với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý ngành. Thức ăn có trộn kháng sinh cần phải được làm thành dạng viên. Trước khi tìm kháng sinh điều trị có hiệu quả người dân nên sử dụng một số loại dược thảo có nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng ức chế sự phát triển của Vibrio alginolyticus đã được công bố như như nghiên cứu của Lee và Najiah (2009) [44], Lee (2009) [45] đã tìm thấy Citrus microcarpa

(tinh dầu đinh hương) có hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của Vibrio alginolyticus. Trần Thị Hương (2009) cho rằng dịch Allixin chiết xuất từ tỏi và

Flavonoid chiết xuất từ cây chó đẻ răng cưa có khả năng kháng cao đối với vi khuẩn

Vibrio alginolyticus gây bệnh đỏ thân cho tôm hùm với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 12,5 ppm [6]. Những biện pháp trị bệnh đây nếu được vận dụng phù hợp thì không chỉ giúp cho việc loại trừ các vi sinh vật gây bệnh hiệu quả mà còn giảm nguy cơ hình thành các vi sinh vật kháng thuốc trong các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản.

3.3.2. Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh (MIC) với vi khuẩn Vibrio alginolyticus phân lập từ những tôm hùm bông bị đỏ thân ở các vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ kháng kháng sinh của Vibrio alginolyticus trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) bị bệnh đỏ thân nuôi lồng tại tỉnh Phú Yên (Trang 49)