Tăng cường mối quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 101)

- Cải cách thủ tục ngân sách ( loại bỏ phân biệt ngân sách bắt buộc và không bắt buộc) (điều III 310) và Hiến

DÂN CHỦ HOÁ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU

3.2.6. Tăng cường mối quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia.

gia.

Hiến pháp châu Âu đã tiếp tục kế thừa những quy định trong Nghị định thƣ kèm theo Hiệp ƣớc Amsterdam về vai trò của Nghị viện châu Âu. Một mặt, tiếp tục thực hiện thúc đẩy quan hệ giữa Nghị viện quốc gia và Nghị viện châu Âu. Mặt khác, hiến pháp nâng cao hiệu quả và minh bạch hơn trong quá trình lập pháp của EU mới. Hiến pháp tiếp tục quy định các thể chế của Cộng đồng nhƣ Uỷ ban, Hội đồng Bộ trƣởng, Toà kiểm toán phải công bố công khai chính sách cho toàn bộ thể chế và ngƣời dân châu Âu nhƣ: Uỷ ban châu Âu phải gửi tất cả các tài liệu (sách xanh, sách trắng hoặc thông điệp) của mình chuyển cho Nghị viện quốc gia tham vấn những văn bản này. Uỷ ban châu Âu cũng có trách nhiệm gửi cho Nghị viện quốc gia các chƣơng trình lập pháp hàng năm, kế hoạch lập pháp khác, những đề xuất hoặc chƣơng trình lập pháp hoặc dự thảo luật gửi cho Nghị viện châu Âu và Hội đồng bộ trƣởng để cho Nghị viện quốc gia biết và qua đó Nghị viện quốc gia có những khuyến nghị trong quá trình lập pháp. Đảm bảo luật pháp ban hành ở châu Âu hiệu quả minh bạch, dễ dàng thực thi ở các nƣớc thành viên, đảm bảo quá trình liên kết chiều sâu và thực thi các giá trị chung ở Liên minh châu Âu.

Có thể nói, Hiến pháp châu Âu đã mở rộng thẩm quyền cho các thể chế EU nói chung và Nghị viện châu Âu nói riêng. Hiến pháp đã đáp ứng quá trình hội nhập sâu rộng, cụ thể Hiến pháp châu Âu đã xoá bỏ cấu trúc trụ cột đƣợc xây dựng ở hiệp ƣớc Maastricht, phân chia rõ thẩm quyền giữa EU và các nƣớc thành viên, thẩm quyền chia sẻ giữa Liên minh và các nƣớc thành viên, thẩm quyền riêng cho các nƣớc thành viên. Hiến pháp châu Âu đã “nghị viện hoá” Liên minh châu Âu với vai trò của Nghị viện tƣơng tự nhƣ các nƣớc theo chế độ cộng hoà Nghị viện. Nghị viện tiếp tục khẳng định vai trò trong việc ban hành pháp luật ở EU, cơ quan giám sát quá trình liên kết hội

nhập ở EU, giám sát các thể chế EU trong quá trình thực thi quy định hiến pháp và các quy định của EU. Hiến pháp cũng đã xác định vai trò, mối quan hệ giữa Nghị viện quốc gia và Nghị viện châu Âu trong quá trình lập pháp ở EU nhằm đảm bảo quá trình thực thi pháp luật ở quốc gia đạt hiệu quả cao. Đảm bảo vai trò của Nghị viện châu Âu trong thực thi các mục tiêu và giá trị chung ở Liên minh, đảm bảo quá trình liên kết ở EU “thống nhất trong đa dạng” và Liên minh châu Âu trở thành hình mẫu trong quá trình liên kết và hội nhập trên thế giới.

KẾT LUẬN

Sau hơn 50 năm phát triển, Liên minh châu Âu là một tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hiện nay với quá trình liên kết kinh tế và dần chuyển sang liên kết về chính trị - xã hội của các nƣớc thành viên. Về quy mô, EU không ngừng mở rộng từ sáu nƣớc thành viên khi mới thành lập đã phát triển thành 25 nƣớc thành viên vào năm 2004 và có nhiều khả năng tiếp tục mở rộng hơn nữa trong tƣơng lai. Quá trình liên kết và hội nhập của EU diễn ra cả ở quy mô và chất lƣợng cả chiều rộng lẫn chiều sâu từ liên kết kinh tế phát triển thành thể chế siêu quốc gia, trong đó các quốc gia thành viên chuyển giao nhiều quyền lực của mình cho thể chế siêu quốc gia này. Điều này giúp EU bảo đảm đƣợc quá trình hoạch định chính sách dân chủ hơn, hiệu quả hơn. Nghị viện châu Âu là một thể chế đại diện cho ngƣời dân châu Âu. Nghị viện châu Âu có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị EU. Nghị viện là cầu nối giữa cơ quan đại diện của quốc gia với đại diện ở cấp Châu Âu và xây dựng mối quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và nghị viện quốc gia. Nghị viện châu Âu là thể chế đảm bảo cho ngƣời dân châu Âu tham gia vào các hoạt động các thể chế của Cộng đồng. Nghị viện châu Âu là thể chế ngày càng minh bạch, dân chủ và hiệu quả trong quá trình ra quyết định ở EU. Nghị viện là cơ quan giám sát các thể chế khác của EU nhƣ Uỷ ban châu Âu, Hội đồng Bộ trƣởng, Toà kiểm toán và Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu. Mục tiêu và giá trị đƣợc thực hiện và mở rộng ở nhiều lĩnh vực, Nghị viện châu Âu là một trong những thể chế quan trọng trong việc đảm bảo dân chủ, đảm bảo thực hiện các mục tiêu và giá trị ở Liên minh châu Âu.

Sự phát triển của EU phát triển qua những nấc thang liên kết giữa các thành viên, mở rộng về thành viên và mở rộng liên kết những lĩnh vực kinh tế

- chính trị - xã hội mà trƣớc đây vốn thuộc thẩm quyền quốc gia. Nghị viện châu Âu từng bƣớc phát triển cùng với sự phát triển của EU. Nghị viện châu Âu từ Nghị viện chỉ định với chức năng tham vấn đã thành Nghị viện bầu cử trực tiếp từ ngƣời dân châu Âu và ngày càng đƣợc mở rộng sang nhiều lĩnh vực. Từ sau hiệp ƣớc Maastricht, Nghị viện châu Âu đƣợc mở rộng thẩm quyền trong lĩnh vực lập pháp và hoạt động giám sát các thể chế ở EU. Sự bình đẳng lập pháp giữa Hội đồng và Nghị viện châu Âu ở thủ tục đồng quyết định đã khẳng định vai trò của Nghị viện trong hệ thống chính trị EU. Tuy nhiên, Nghị viện không đƣợc lập pháp bình đẳng ở tất cả các lĩnh vực của EU mà chỉ ở trong một số lĩnh vực nhất định. Hoạt động giám sát của Nghị viện chỉ là cơ quan “phê chuẩn” Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và thành viên Uỷ ban châu Âu, điều này vẫn chƣa tạo tính chịu trách nhiệm của Uỷ ban châu Âu trƣớc Nghị viện châu Âu.

Hiến pháp châu Âu đƣợc soạn thảo và dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2009. Các nhà soạn thảo Hiến pháp châu Âu mong muốn Nghị viện châu Âu trở thành cơ quan trung tâm trong hệ thống chính trị ở Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu đã thực sự chuyển thành mô hình nghị viện ở các nƣớc theo chế độ cộng hoà Nghị viện, đảm bảo hoạt động thể chế EU có sự giám sát của ngƣời dân châu Âu. Hiến pháp mở rộng thẩm quyền lập pháp và ngân sách, đơn giản hoá thủ tục lập pháp, “chính trị hoá” Uỷ ban châu Âu và Nghị viện có quyền bỏ phiếu Chủ tịch và thành viên Uỷ ban châu Âu. Đảm bảo vai trò của Nghị viện châu Âu trong thực hiện tiến trình dân chủ hoá ở Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu trở thành một chủ thể pháp lý quan trọng trong quan hệ quốc tế, là hình mẫu trong thực hiện các giá trị và mục tiêu chung ở châu Âu và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 101)