- Cải cách thủ tục ngân sách ( loại bỏ phân biệt ngân sách bắt buộc và không bắt buộc) (điều III 310) và Hiến
1.2.1. Quan hệ của Nghị viện châu Âu với các thể chế khác ở Liên minh châu Âu.
khác ở Liên minh châu Âu.
1.2.1. Quan hệ của Nghị viện châu Âu với các thể chế khác ở Liên minh châu Âu. châu Âu.
Liên minh châu Âu là một thể chế “siêu nhà nước” bao gồm các thiết chế cơ bản nhƣ Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Bộ trƣởng, Toà án châu Âu. Hệ thống thể chế chính trị EU có những đặc điểm của “bộ máy nhà nƣớc”: Toà án là cơ quan bảo vệ luật pháp Cộng đồng; Nghị viện châu Âu là một thể chế chính trị đại diện quyền lợi cho các tầng lớp xã hội ở Liên minh châu Âu do công dân của 25 nƣớc thành viên trong Liên minh bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín; Uỷ ban châu Âu có chức năng của một bộ máy hành pháp của một quốc gia. Hội đồng Bộ trƣởng châu Âu là cơ quan có chức năng của một “Thƣợng viện” ở quốc gia lƣỡng viện. Nhƣ vậy, hệ thống thể chế chính trị EU đƣợc tổ chức tƣơng tự nhƣ một thiết chế nhà nƣớc “lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Vì thế, mối quan hệ giữa Nghị viện với các thể chế khác trong Liên minh châu Âu ngày càng đƣợc đề cao nhằm đảm tính dân chủ trong tổ chức hoạt động ở Liên minh châu Âu [14-15, 20].
Hiệp ƣớc Maastricht (1991) đã xây dựng mô hình tổ chức Liên minh châu Âu theo ba trụ cột: Trụ cột về Cộng đồng châu Âu; Trụ cột về chính sách an ninh và đối ngoại chung và Trụ cột về tƣ pháp và nội vụ. Hiệp ƣớc Maastricht với tham vọng biến Liên minh châu Âu thành một “thể nhân pháp lý” trong quan hệ quốc tế. Hiệp ƣớc là cơ sở cho sự liên kết và hội nhập sâu hơn giữa các nƣớc thành viên. Nhằm đáp ứng quá trình ra quyết định của các thể chế có hiệu quả và dân chủ, Hiệp ƣớc đã tăng thẩm quyền cho Nghị viện trong lập pháp, lập ngân sách, giám sát hoạt động của các thể chế ở EU [3,12,16- 17].
Hoạt động lập pháp ở Liên minh châu Âu đƣợc trao cho Hội đồng Bộ trƣởng, đây là cơ quan lập pháp chính ở Liên minh châu Âu. Qua quá trình liên kết chiều sâu, Nghị viện châu Âu mới dần đƣợc mở rộng thẩm quyền lập pháp của mình. Hiệp ƣớc Rome (1957) đã trao cho Nghị viện thẩm quyền lập pháp với chức năng tham vấn. Chức năng tham vấn đòi hỏi Hội đồng Bộ trƣởng khi lập pháp phải có sự tham vấn của Nghị viện. Đồng thời, quá trình liên kết chiều sâu ở EU, thủ tục lập pháp ở Cộng đồng đòi hỏi Hội đồng Bộ trƣởng phải có sự tham gia của Nghị viện châu Âu. Đặc biệt, Hiệp ƣớc Maastricht (điều 251) đã mở rộng thủ tục lập pháp ở EU - thủ tục đồng quyết định – Đây là thủ tục lập pháp mà hiệp ƣớc Maastricht trao cho Nghị viện có quyền quyết định bình đẳng với Hội đồng Bộ trƣởng. Nghị viện châu Âu cùng Hội đồng Bộ trƣởng có quyền thông qua hoặc bác bỏ đề xuất luật của Uỷ ban châu Âu. Mặc dù hiệp ƣớc Maastricht đã mở rộng thẩm quyền lập pháp bình đẳng với Hội đồng Bộ trƣởng nhƣng Nghị viện châu Âu vẫn chƣa trở thành một cơ quan lập pháp thực sự ở EU vì quyền lập pháp của Nghị viện theo thủ tục đồng quyết định ở một số lĩnh vực mà Hội đồng Bộ trƣởng châu Âu sử dụng phƣơng thức bỏ phiếu theo đa số (QMV).
Quan hệ của Nghị viện châu Âu với các thể chế khác của EU thông qua hoạt động giám sát. Hiệp ƣớc quy định các thể chế nhƣ Uỷ ban châu Âu, Hội đồng Bộ trƣởng, Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu, các Uỷ ban Phát triển Vùng, Uỷ ban kinh tế - xã hội phải báo cáo hoạt động hàng năm trƣớc Nghị viện. Đồng thời, Nghị viện châu Âu cũng phải chịu sự giám sát của Toà án châu Âu. Theo đó, Điều 230, TEC quy định Toà án châu Âu có quyền rà soát tính hợp pháp các văn bản pháp luật (Chỉ thị, Quy định và Quyết định) đồng thời Toà án châu Âu là cơ quan có quyền diễn giải những điều khoản của Hiệp ƣớc sao cho việc áp dụng các điều khoản của hiệp ƣớc có hiệu quả [6,8]. Quy định này tƣơng tự nhƣ vai trò của Toà án Hiến pháp ở quốc gia,
với vai trò xem xét tính hợp hiến của các quy phạm pháp luật đƣợc ban hành bởi Nghị viện.
Tóm lại, Nghị viện châu Âu là một thiết chế dân chủ, cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra. Nghị viện châu Âu không chỉ thực hiện chức năng làm luật, ngân sách, mà còn đảm nhiệm chức năng giám sát hiệu quả hoạt động của các thể chế của EU, đặc biệt là hoạt động giám sát với Uỷ ban châu Âu. Nhƣ vậy, Nghị viện châu Âu ngày càng khẳng định vai trò “trung tâm” trong việc giám sát hoạt động các thể chế của EU để các thể chế này luôn hoạt động vì lợi ích của các công dân EU.