Xu hướng phát triển của Nghị viện châu Âu trong tiến trình thực hiện dân chủ hoá ở Liên minh châu Âu.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 94)

- Cải cách thủ tục ngân sách ( loại bỏ phân biệt ngân sách bắt buộc và không bắt buộc) (điều III 310) và Hiến

DÂN CHỦ HOÁ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU

3.2. Xu hướng phát triển của Nghị viện châu Âu trong tiến trình thực hiện dân chủ hoá ở Liên minh châu Âu.

hiện dân chủ hoá ở Liên minh châu Âu.

Quá trình liên kết hội nhập ở Liên minh châu Âu xuất phát với 6 nƣớc thành viên ban đầu thành 25 nƣớc nhƣ ngày nay. Nội hàm phát triển của EU xuất phát từ lĩnh vực than và thép dần chuyển sang các lĩnh vực liên kết khác. Những chuyển biến thể chế của Cộng đồng sang mô hình “siêu quốc gia”, quyền lực vƣơn tới những lĩnh vực đƣợc coi là đặc quyền của nhà nƣớc có chủ quyền nhƣ cảnh sát, biên giới, chính sách ngoại giao và tiền tệ [9]. Nhƣ vậy, quá trình phát triển của Liên minh châu Âu là quá trình hoàn thiện thể

chế chính trị, đặc biệt là quá trình hoạch định chính sách, thực hiện chính sách của EU đảm bảo thực thi chính sách ở Liên minh có “kiểm tra, giám sát” lẫn nhau giữa các thể chế. Nhất là, vai trò của Nghị viện trong đảm bảo thực hiện các mục tiêu và giá trị đặt ra cho Liên minh, thực hiện sự giám sát các thể chế và các cơ quan tƣ vấn ở Liên minh. Do đó, tại Leaken (2001), các nhà lãnh đạo thành viên đã khẳng định: “Phân chia thẩm quyền minh bạch hơn giữa thẩm quyền của Liên minh, thẩm quyền của các nước thành viên và thẩm quyền chia sẻ giữa các nước thành viên và Liên minh” và “Chủ tịch Uỷ ban được chỉ định bởi Hội đồng hay Nghị viện hoặc do công dân EU trực tiếp bầu ra? Vai trò của Nghị viện châu Âu được mở rộng như thế nào? Thủ tục đồng quyết định mở rộng lĩnh vực hay không? Phương thức bầu cử mới ở Nghị viện châu Âu xác định cho một khu vực châu Âu hay tiếp tục xác định theo từng đơn vị quốc gia”. Mục tiêu quan trọng của Liên minh châu Âu vẫn là đảm bảo “dân chủ hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn” đồng thời “ Giữ nguyên thống nhất và lịch sử riêng của từng nước, của người dân châu Âu đã được xác định trước đây, thống nhất chặt chẽ hơn nữa, tiến tới một số phận chung”.

Tuyên bố Leaken là cơ sở quan trọng cho các nƣớc cùng nhau xây dựng một bản Hiệp ƣớc về Hiến pháp châu Âu (gọi tắt là Hiến pháp châu Âu)1. Hiến pháp đã đơn giản hoá các hiệp ƣớc trƣớc đây của Liên minh; ghi nhận các giá trị chung của EU nhƣ các quyền cơ bản của công dân EU; Các nguyên tắc phân chia quyền lực của các thể chế chính trị châu Âu; Vị trí, vai trò và chức năng của các thể chế Liên minh; Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm, nguyên tắc kiểm soát và mở rộng mục tiêu và giá trị của Liên minh.

1

Bản Hiến pháp châu Âu đƣợc các nhà lãnh đạo các nƣớc thành viên ký chính thức vào ngày 29 tháng 10 năm 2004, tại Rome, Italia. Hiến pháp châu Âu cần phải có sự phê chuẩn/trƣng cầu ý dân của tất cả các nƣớc thành vên mới có hiệu lực. Dự kiến bản Hiến pháp châu Âu có hiệu lực vào năm 2009 nhƣng do cử tri của 2 nƣớc Hà Lan và Pháp nói “không” với bản Hiến pháp châu Âu vào tháng 5/2005 nên quá trình phê chuẩn ở

Hiến pháp châu Âu tiếp tục thực hiện mục tiêu “Dân chủ hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn nữa”. Hiến pháp châu Âu có 488 điều, chia làm bốn phần và phần phụ lục bao gồm các Nghị định thƣ kèm theo [11,18].

Phần một của bản Hiến pháp với 60 điều, đây là phần cốt lõi. Phần này quy định những nguyên tắc cơ bản, các giá trị và mục đích chung, lập ra các thiết chế cùng với việc phân định rõ thẩm quyền của Liên minh, thẩm quyền giữa Liên minh và các nƣớc thành viên. Các điều khoản ở phần này tƣơng đối ngắn gọn, toát lên ý nghĩa, vai trò của một bản Hiến pháp “quốc gia”.

Phần hai với 54 điều là Tuyên ngôn về những quyền cơ bản của con ngƣời. Đây là lần đầu tiên Toà án châu Âu đƣợc trao quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quyền con ngƣời trong tất cả những lĩnh vực liên quan đến luật pháp của EU. Các điều khoản ở phần II cực kỳ quan trọng vì điều khoản này có thể tạo ra các quyền mới hoặc lấy đi mất quyền cũ. Nó cũng có thể loại bỏ, thay thế các quy định trong Hiến pháp của các nƣớc thành viên trong trƣờng hợp liên quan đến các quy định trong Tuyên ngôn, ví dụ quy định liên quan đến quyền tôn trọng phẩm giá của con ngƣời…. Các quy định này cho phép Toà án châu Âu quy định các quyền cơ bản của EU thay thế các điều khoản quy định trong luật pháp quốc gia liên quan đến vấn đề nhạy cảm trong chính sách xã hội. Rõ ràng, với việc quy định các điều khoản liên quan đến quyền con ngƣời trong Hiến pháp châu Âu đã cho thấy Hiến pháp châu Âu mang dáng vẻ của Hiến pháp Liên bang.

Phần ba bao gồm 322 điều quy định chức năng và chính sách cụ thể của Liên minh châu Âu nhƣ: Tự do lƣu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động; Chính sách tiền tệ, chính sách ngoại giao và an ninh; Chính sách tƣ pháp và nội vụ; Chính sách xã hội…những quy định trong phần này thực chất là “Hiến pháp hoá” những quy định của EU đang có hiệu lực. Đặc biệt, khẳng

định vai trò của Toà án chính thức có quyền giải thích các điều khoản của Hiến pháp khi bản hiến pháp này chính thức có hiệu lực. Đây là điểm khác biệt giữa Hiến pháp với các điều khoản của hiệp ƣớc có hiệu lực hiện nay.

Phần bốn gồm 12 điều đƣa ra những vấn đề liên quan đến việc sửa đổi và thông qua bản hiến pháp, việc chấp nhận thành viên mới và cho phép các nƣớc thành viên rút khỏi Liên minh. Nội dung quan trọng của phần này là chuyển giao cho toàn bộ thẩm quyền, trách nhiệm và tài sản của Liên minh đang tồn tại cho “Liên minh mới” hoạt động theo Hiến pháp. Nó gắn liền với hơn 100 ngàn trang văn kiện liên quan từ EU cũ và từ các sự vụ của Toà án châu Âu đƣợc sử dụng nhƣ là nguồn để giải thích cho bản Hiến pháp.

Cuối cùng là 36 Nghị định thƣ và hiệp ƣớc về những nội dung đặc biệt có liên quan tới bản Hiến pháp, cũng trở thành bộ phận của bản Hiến pháp, đƣợc coi là phần bổ sung hợp pháp. 48 Tuyên bố khác tuy không ràng buộc với bản Hiến pháp về mặt pháp lý nhƣng thể hiện mối quan tâm chính trị của các quốc gia thông qua chúng.

Hiến pháp châu Âu đã kế thừa những quy định trong hiệp ƣớc trƣớc đây của EU. Hiến pháp đã đƣa ra những cải cách quan trọng về tổ chức và hoạt động của hệ thống thể chế chính trị của EU nói chung và Nghị viện nói riêng. Đối với Nghị viện, Hiến pháp châu Âu đã tập trung cải cách vào hai vấn đề trọng tâm chính liên quan đến Nghị viện nhằm tăng cƣờng vai trò của Nghị viện trong hệ thống chính trị châu Âu và đảm bảo Nghị viện châu Âu là thể chế đảm bảo quá trình dân chủ ở EU. Cụ thể nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 94)