Quan hệ giữa Nghị viện châu Âu với Nghị viện quốc gia.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 39)

- Cải cách thủ tục ngân sách ( loại bỏ phân biệt ngân sách bắt buộc và không bắt buộc) (điều III 310) và Hiến

1.2.2. Quan hệ giữa Nghị viện châu Âu với Nghị viện quốc gia.

Cơ sở pháp lý đầu tiên đặt nền tảng cho quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia chính là Hiệp ƣớc Rome (1957) về thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Nhƣng đến tháng 6 năm 1979, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu lần đầu tiên mới đƣợc tổ chức thì nền tảng pháp lý cụ thể cho quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia mới đƣợc xác lập. Nghị viện châu Âu ngày càng có nhiều ảnh hƣởng cũng nhƣ quyền hạn lớn hơn thông qua hàng loạt các Hiệp ƣớc ký kết giữa các nƣớc thành viên EU. Thực tế, quá trình phát triển về quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia đƣợc đặt nền tảng trong quan hệ trƣớc đó:

Thứ nhất, trƣớc khi tiến hành bầu cử Nghị viện châu Âu trực tiếp (trƣớc 1979), các Nghị sỹ Nghị viện đƣợc chỉ định và lựa chọn từ các Nghị sỹ nghị viện quốc gia thành viên. Nhƣ vậy, những Nghị sỹ Nghị viện giai đoạn này đã thể hiện mối quan hệ kép vừa là Nghị sỹ Nghị viện châu Âu và vừa là Nghị sỹ Nghị viện quốc gia.

Thứ hai, cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Paris vào tháng 12 năm 1974 đã thảo luận và đi đến quyết định về việc tổ chức bầu cử Nghị viện châu Âu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, tách biệt nhiệm vụ của Nghị sỹ Nghị viện châu Âu và Nghị sỹ Nghị viện quốc gia.

Cuối cùng, quyết định về tổ chức bầu cử Nghị sỹ Nghị viện châu Âu đã đƣợc ký kết tại Brussels vào ngày 20 tháng 9 năm 1976 để cuộc bầu cử lần đầu tiên đƣợc tổ chức vào năm 1979.

Từ đó, quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Hiệp ƣớc Maastricht ký kết năm 1993 và Hiệp ƣớc Amsterdam ký kết năm 1997 để chuyển đổi Nghị viện châu Âu từ cơ quan thuần tuý có tính chất tƣ vấn thành một cơ quan lập pháp, thực thi các quyền lực của mình với các chức năng giống nhƣ chức năng của Nghị viện các nƣớc thành viên. Đặc biệt, Hiệp ƣớc Amsterdam là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên đã thừa nhận vai trò của các Nghị viện quốc gia ở cấp độ Hiệp ƣớc châu Âu. Ngay trong phần đầu của Hiệp ƣớc này đã nêu ra các nguyên tắc quan trọng để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của Nghị viện quốc gia và các hoạt động của EU cũng nhƣ thể hiện nỗ lực của EU trong việc đón nhận các quan điểm của Nghị viện quốc gia về những vấn đề liên quan tới quan hệ giữa hai bên. Hiệp ƣớc Amsterdam khẳng định rằng Nghị viện quốc gia phải đóng vai trò giám sát đối với Chính phủ quốc gia trong quan hệ với EU. Nghị viện quốc gia là cơ quan hợp hiến ở mỗi nƣớc thành viên. Văn bản pháp lý này còn quy định cụ thể về quyền tiếp nhận thông tin của Nghị viện quốc gia, thực hiện sửa đổi bổ sung các điều khoản của Hiệp ƣớc về thành lập EU có liên quan tới quan hệ Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia [8,36,43].

Trên thực tế, quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và các Nghị viện quốc gia là mối quan hệ mang tính nhạy cảm và có nhiều biến chuyển phức tạp khi quá trình hội nhập châu Âu mở rộng. Điều này cần phải tạo dựng khung pháp lý cụ thể và minh bạch làm nền tảng cho quan hệ hợp tác giữa các bên. Các văn bản pháp lý khác của EU đã đƣợc các nƣớc thành viên xây dựng và ban hành thông qua các thể chế của EU nhằm xác định quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia, góp phần khắc phục những khiếm khuyết và bất cập phát sinh khi sự biến chuyển của các bên chƣa theo kịp đƣợc với tốc độ hội nhập ngày càng sâu rộng của khối liên kết này.

Ngoài ra, một văn bản pháp lý quan trọng khác quy định về quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và các Nghị viện quốc gia là Nghị quyết của Nghị viện châu Âu về Quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện các quốc gia thành viên trong quá trình hội nhập châu Âu số 2001/2023 (INI) ngày 6 tháng 2 năm 2002 [34]. Văn bản này đã nêu khá rõ quan điểm của Nghị viện châu Âu về thúc đẩy quan hệ hợp tác với các Nghị viện quốc gia. Đây là nội dung mang tính quyết định có ảnh hƣởng quan trọng tới tiến trình hội nhập và nhất thể hoá đang diễn ra tại châu Âu. Thực tế, quá trình phát triển quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia đã diễn ra trong một thời gian dài và đi theo hƣớng ngày càng tăng thêm thẩm quyền hơn nữa dành cho Nghị viện châu Âu. Nghị quyết của Nghị viện châu Âu đã thừa nhận rằng quá trình này ở chừng mực nhất định đã tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc chia sẻ quyền lực giữa các thể chế lập pháp của EU và Nghị viện các quốc gia thành viên. Do vậy, Nghị quyết 2001/2023 (INI) tiếp tục xây dựng khung pháp lý cho quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và các Nghị viện quốc gia. Nghị quyết này đã nhận định rằng để khắc phục sự mất cân đối kể trên cũng nhƣ đảm bảo dân chủ hơn trong hoạt động của EU, Nghị viện châu Âu thừa nhận

Âu”. Đồng thời, thẩm quyền của Nghị viện các nƣớc thành viên trong tƣơng quan với Chính phủ của những nƣớc này và với EU cũng phải đƣợc “xác định một cách rõ ràng và hiệu quả. Đặc biệt, liên quan tới công tác giám sát của Quốc hội các nước thành viên đối với công việc của các Bộ trưởng và Chính phủ quốc gia khi hoạt động tại Hội đồng châu Âu”.

Trên cơ sở các văn bản pháp lý ban hành, nhiều cơ chế hợp tác giữa Nghị viện châu Âu và các Nghị viện quốc gia. Cụ thể, hệ thống Nghị viện quốc gia với các thể chế của EU xây dựng các phƣơng thức và công cụ để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhƣ Hội nghị các Chủ tịch Nghị viện của Liên minh châu Âu; Hội nghị các Nghị viện của Cộng đồng châu Âu; Hội nghị Uỷ ban Cộng đồng và vấn đề châu Âu của các Nghị viện thuộc EU; Cuối cùng, Hợp tác giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia thông qua các Uỷ ban chuyên môn. Hoạt động hiệu quả giữa hai cơ quan Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia đã tác động tới quá trình ra quyết định của các thể chế EU. Tiếp đó, các cơ chế hợp tác hiệu quả cũng đã góp phần củng cố và đảm bảo nền dân chủ châu Âu và từng bƣớc khắc phục sự mất cân đối nảy sinh trong quá trình hội nhập khu vực. Một mặt, vai trò của Nghị viện châu Âu luôn phải đƣợc tăng cƣờng nhƣng mặt khác, quá trình khôi phục thẩm quyền dành cho các Nghị viện quốc gia cũng phải đƣợc coi trọng tƣơng ứng [8,36,39,43].

Nhƣ vậy, những chuyển biến trong quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và các Nghị viện quốc gia thời gian gần đây đã thể hiện sự phát triển đúng hƣớng dựa trên tinh thần chủ đạo khi thành lập Liên minh châu Âu. Đó là một Liên minh dân chủ hai cấp độ thể hiện ở vai trò là Liên minh của các Quốc gia và Liên minh của các Dân tộc tại các quốc gia đó. Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia đều là các cơ quan Nghị viện do nhân dân châu Âu trực tiếp bầu ra nên có thể nói cả hai hệ thống Nghị viện đều đóng vai trò nhƣ nhau là đại diện của ngƣời dân thuộc Liên minh châu Âu. Thực tế, hệ thống dân chủ Nghị

viện tại các nƣớc thành viên EU đều đã có gốc rễ lịch sử sâu xa và dựa trên cơ sở một “phức hợp giữa các quan hệ chính trị và xã hội” [40]. Do vậy, cơ quan Nghị viện luôn phải gắn với mỗi ngƣời dân và vai trò của Nghị viện quốc gia luôn phải đƣợc tính tới trong quá trình hội nhập châu Âu và đặc biệt là trong quá trình “nghị viện hoá” Liên minh châu Âu. Những chuyển biến trong quan hệ giữa Nghị viện quốc gia và Nghị viện châu Âu thời gian gần đây thực tế chính là sự chuyển biến của quá trình phát triển EU theo hƣớng ngày càng dân chủ hơn.

Có thể nói, Nghị viện châu Âu là một nghị viện siêu quốc gia đƣợc bầu cử trực tiếp trên thế giới theo nguyên tắc đầu phiếu, phổ thông và bỏ phiếu kín. Nghị viện châu Âu ngày càng đƣợc mở rộng thẩm quyền về lập pháp, ngân sách và giám sát hoạt động các thể chế trong Cộng đồng. Đặc biệt, Nghị viện châu Âu có quan hệ với Nghị viện quốc gia nhằm củng cố và đảm bảo nền dân chủ ở châu Âu đồng thời thông qua xây dựng và hợp tác với Nghị viện quốc gia nhằm nội luật hoá luật EU vào quốc gia và củng cố quá trình hội nhập ở Liên minh châu Âu.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)