Tham gia của người dân vào các quá trình xã hội ở Liên minh châu Âu.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 45)

- Cải cách thủ tục ngân sách ( loại bỏ phân biệt ngân sách bắt buộc và không bắt buộc) (điều III 310) và Hiến

QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HOÁ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU

2.1.1. Tham gia của người dân vào các quá trình xã hội ở Liên minh châu Âu.

Âu. Có thể nhìn nhận quá trình liên kết và mở rộng ở Liên minh châu Âu ngày càng hoàn thiện nhằm thúc đẩy các giá trị và dân chủ ở EU nói chung và các nƣớc thành viên nói riêng.

2.1.1. Tham gia của người dân vào các quá trình xã hội ở Liên minh châu Âu. Âu.

Ngay từ khi thành lập, Liên minh châu Âu đã đặt ra thực hiện các mục tiêu chính: (1) Đảm bảo chắc chắn về thành tựu kinh tế xã hội của các nƣớc thành viên và cùng nhau hành động nhằm xoá bỏ các rào cản chia cắt châu Âu; (2) Tăng cƣờng liên kết kinh tế và đảm bảo phát triển hài hoà, giảm bớt sự khác biệt giữa các vùng và sự lạc hậu của các vùng kém phát triển; (3) Gắn kết các nguồn lực để bảo vệ củng cố hoà bình, tự do kêu gọi các dân tộc khác ở châu Âu cùng chia sẻ ý tƣởng và tham gia vào các nỗ lực của Cộng đồng. Điểm cốt lõi của liên kết kinh tế ở EU là tạo một thị trƣờng nội khối thống nhất giữa các nƣớc thành viên, theo đó thúc đẩy tự do lƣu chuyển vốn, lao động, hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tự do cạnh tranh, xoá bỏ các rào cản nhằm phát triển đồng đều giữa các nƣớc thành viên và công bằng, bình đẳng cho ngƣời dân châu Âu [6, Tr12-55]. Cùng với quá trình liên kết về kinh tế, Liên minh châu Âu xây dựng hợp tác và mở rộng liên kết sang các lĩnh vực thuộc Chính sách an ninh và đối ngoại; Chính sách tƣ pháp và nội vụ. Cụ thể nhƣ: Chính sách tỵ nạn; Quản lý, kiểm soát việc qua lại biên giới với bên ngoài Cộng đồng; Chính sách nhập cƣ và quyền cƣ trú của công dân các nƣớc thứ ba; Đấu tranh chống ma túy, chống lừa đảo quốc tế; Hợp tác tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự; Hợp tác tƣ pháp trong lĩnh vực tội phạm; Hợp tác hải quan và cảnh sát chống khủng bố, buôn bán ma túy và những loại tội phạm nguy hiểm khác thông qua tổ chức cảnh sát Europol. Ý nghĩa của việc mở rộng hợp tác

sang các lĩnh vực khác góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập sâu rộng của châu Âu [9,21,24-25].

Nhƣ vậy, quá trình liên kết và hội nhập của EU sau hơn 50 năm diễn ra cả chiều rộng lẫn chiều sâu từ liên kết kinh tế dần dần phát triển sang lĩnh vực chính trị - xã hội. Những lĩnh vực vốn đƣợc coi là đặc quyền của quốc gia nhƣ an ninh, đối ngoại, tƣ pháp và nội vụ, chính sách tiền tệ quốc gia, theo đó các quốc gia thành viên chuyển giao nhiều quyền lực của mình cho thể chế “siêu quốc gia” ở Liên minh châu Âu. Điều này giúp EU bảo đảm đƣợc quá trình hoạch định chính sách dân chủ hơn, hiệu quả hơn và cùng nhau cam kết thúc đẩy “các quyền, tự do, công bằng giữa các công dân” đồng thời “Liên minh được thành lập dựa trên các nguyên tắc của tự do, dân chủ, tôn trọng quyền con người và quyền cơ bản, nhà nước pháp quyền" (điều 6, TEC). Nhằm thực hiện các mục tiêu ở trên, các hiệp ƣớc đã bổ sung tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia vào các quá trình phát triển xã hội ở châu Âu nhằm đem lại những lợi ích cho tất cả các ngƣời dân trong Cộng đồng. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, tham gia của ngƣời dân trong việc ứng cử và bầu cử vào các thể chế của EU. Nhằm tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia vào các công việc của Liên minh châu Âu, các hiệp ƣớc đã quy định ngƣời dân có thể ứng cử và bầu cử vào các thể chế của EU. Hiệp ƣớc quy định, Nghị viện châu Âu là cơ quan đại diện cho ngƣời dân của các nƣớc thành viên, đƣợc bầu cử trực tiếp bởi ngƣời dân với nhiệm kỳ 5 năm. Theo đó, công dân EU có thể tự ứng cử và tham gia bầu cử vào Nghị viện châu Âu. Các thể chế khác, ngƣời dân từng nƣớc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đề cử tham gia vào các thể chế của EU nhƣ Hội đồng bộ trƣởng, Toà án châu Âu, Uỷ ban châu Âu, Toà kiểm toán, Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu, các Uỷ ban hỗ trợ nhƣ Uỷ ban kinh tế - xã hội, Uỷ ban Phát triển Vùng…Những đại diện của các nƣớc thành viên tham gia vào các cơ quan ở thể chế “siêu quốc gia” ở EU đều có giám sát của

ngƣời dân vì các đại diện thƣờng do Chính phủ các nƣớc thành viên cử làm đại diện. Chính phủ của các nƣớc thƣờng do Nghị viện ở các nƣớc bầu hoặc phê chuẩn vì thế ngƣời dân tham gia vào quá trình cử các đại diện vào cơ quan của Liên minh châu Âu.

Thứ hai, tham gia của ngƣời dân vào quá trình hoạch định chính sách ở EU đảm bảo minh bạch và hiệu quả. Qua những lần bổ sung hiệp ƣớc, thẩm quyền và cơ chế hoạch định chính sách ở các thể chế của Liên minh châu Âu ngày càng đƣợc hoàn thiện và dân chủ hơn. Nhiều lĩnh vực hoạch định chính sách chuyển từ cơ chế đồng thuận sang cơ chế đa số quyết định, chuyển từ thể chế (Hội đồng Bộ trƣởng) chỉ định theo đại diện tỷ lệ sang thể chế bầu cử (Nghị viện châu Âu), chuyển thủ tục lập pháp tham vấn sang thủ tục hợp tác rồi sang thủ tục “đồng quyết định”. Những cải cách và mở rộng thẩm quyền cho các thể chế chính trị EU nhằm xây dựng một EU ngày càng minh bạch, hiệu quả. Đặc biệt, các hiệp ƣớc bổ sung thẩm quyền cho các thể chế của EU, mở rộng các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạch định chính sách ở EU nhƣ môi trƣờng, phát triển công nghệ, gắn kết kinh tế - xã hội… Chính vì vậy, thẩm quyền quyết định của các thể chế trong các lĩnh vực này đƣợc mở rộng cùng với quá trình liên kết theo chiều rộng và chiều sâu ở EU. Đặc biệt, các hiệp ƣớc đã mở rộng thẩm quyền quyết định cho Nghị viện châu Âu. Nghị viện sau khi đƣợc tăng thẩm quyền giám sát ngân sách EU bắt đầu từ năm 1975, điều này đảm bảo chi tiêu ngân sách của Liên minh chịu sự tham gia và giám sát của ngƣời dân. Năm 1987, Đạo luật châu Âu thống nhất bổ sung cho Nghị viện châu Âu thủ tục hợp tác nhằm tăng cƣờng hiệu quả cơ chế ra quyết định của Hội đồng Bộ trƣởng, đảm bảo sự tham gia của ngƣời dân thông qua cơ quan đại diện của mình. Hiệp ƣớc Maastricht, Amsterdam và Nice mở rộng thủ tục lập pháp, thủ tục đồng quyết định, đảm bảo cơ chế xem xét và thông qua luật pháp của EU minh bạch, hiệu quả với sự bình đẳng lập pháp của

Nghị viện với Hội đồng Bộ trƣởng. Nhƣ vậy, sự hoạch định và thông qua chính sách ở các thể chế của Liên minh châu Âu có sự tham gia, giám sát của ngƣời dân châu Âu đảm bảo đem lại lợi ích và bình đẳng giữa các ngƣời dân châu Âu.

Thứ ba, ngƣời dân châu Âu quyết định quá trình hội nhập của các nƣớc thành viên. Hơn 50 năm liên kết và hội nhập, các nƣớc thành viên EU đã mở rộng lĩnh vực liên kết, hài hoà từ quy định về kinh tế sang hợp tác chính trị xã hội. Lĩnh vực liên kết than, thép ban đầu, rồi chuyển sang các lĩnh vực kinh tế khác, giảm bớt kiểm soát biên giới giữa các nƣớc thành viên, tiến tới thực hiện chính sách an ninh đối ngoại chung giữa, sử dụng đồng tiền chung giữa các nƣớc trong khối... Mỗi quá trình mở rộng lĩnh vực liên kết, đảm bảo hiệu lực của hiệp ƣớc EU đối với từng nƣớc thành viên, đòi hỏi có sự phê chuẩn hoặc trƣng cầu dân ý ở các nƣớc thành viên. Trong các điều khoản của hiệp ƣớc quy định: “Điều khoản của Hiệp ước sẽ được phê chuẩn bởi các nước theo quy định của các hiến pháp của các nước” (Điều 313, Nice). Rõ ràng, các hiệp ƣớc đã quy định “mở” về điều khoản phê chuẩn, đã trao cho các nƣớc thành viên quy định thẩm quyền này. Hiến pháp các nƣớc quy định rất khác nhau về phê chuẩn hoặc trƣng cầu dân ý đối với việc thông qua bản hiệp ƣớc. Ví dụ, quy định phê chuẩn hoặc trƣng cầu dân ý để Bản Hiến pháp châu Âu có hiệu lực, nhƣng các nƣớc quy định thông qua bản hiến pháp này là rất khác nhau nhƣ Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Ai len, Bồ Đào Nha và Anh đòi hỏi thông qua trƣng cầu ý kiến của nhân dân. Các nƣớc còn lại sẽ đƣợc phê chuẩn ở Nghị viện. Nhƣ vậy, quá trình hội nhập và liên kết ở châu Âu đã có sự tham gia của ngƣời dân hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính vì vậy, quá trình hội nhập của Liên minh châu Âu không phải lúc nào cũng diễn ra “suôn sẻ”. Trong hơn 50 năm phát triển của của EU, chúng ta chứng kiến những cuộc khủng hoảng trong quá trình mở rộng liên kết ở châu Âu nhƣ Dự án Cộng

đồng phòng thủ châu Âu (1952), Chính phủ Pháp phủ quyết sự gia nhập của nƣớc Anh trong thập kỷ 60; Đan Mạch bác bỏ Hiệp ƣớc Maastricht (1992); Ai len bác bỏ hiệp ƣớc Nice (2001) hoặc các cử tri của hai nƣớc Hà Lan và Pháp nói không với bản hiến pháp châu Âu (2005). Rõ ràng, ngƣời dân châu Âu đã tham gia vào các hoạt động và quá trình phát triển của Liên minh châu Âu. Mặt khác, các nƣớc thành viên mới mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra về kinh tế, chính trị, xã hội và luật pháp, các ứng cử viên gia nhập phải chấp nhận các hiệp ƣớc hiện hữu của Liên minh thông qua thủ tục phê chuẩn hoặc trƣng cầu dân chúng theo quy định luật pháp của nƣớc mình.

Thứ tư, ngƣời dân có quyền truy cập thông tin, tài liệu của các thể chế EU. Các quyết định (luật pháp) ban hành ở EU là những quy định liên quan về thị trƣờng, chính sách xã hội, môi trƣờng, nông nghiệp, chính sách khu vực, nghiên cứu và phát triển, các quy định về quyền công dân, quyền con ngƣời, thƣơng mại quốc tế, chính sách đối ngoại, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, sức khoẻ công cộng, văn hoá và giáo dục. Nhằm đảm bảo quá trình hoạch định chính sách, thực thi có hiệu quả, minh bạch hoá chính sách cho ngƣời dân, các tổ chức xã hội tìm hiểu thông tin những chính sách sẽ đƣợc hoạch định, có hiệu lực tác động tới đời sống ngƣời dân. Vì thế, hiệp ƣớc Amsterdam đã quy định quyền truy cập các văn bản luật của Nghị viện, Uỷ ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Toà án châu Âu…Đồng thời, hiệp ƣớc Amsterdam quy định công dân các nƣớc có quyền sử dụng ngôn ngữ của nƣớc mình để kiến nghị tới các thể chế của EU. Các thể chế của EU có trách nhiệm trả lời bằng văn bản bằng đúng ngôn ngữ công dân gửi đơn (điều 21, TEU).

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)