Những hạn chế trong quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia – Nhân tố đảm bảo thực thi các giá trị và mục tiêu chung ở Liên

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 92)

- Cải cách thủ tục ngân sách ( loại bỏ phân biệt ngân sách bắt buộc và không bắt buộc) (điều III 310) và Hiến

DÂN CHỦ HOÁ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU

3.1.3. Những hạn chế trong quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia – Nhân tố đảm bảo thực thi các giá trị và mục tiêu chung ở Liên

quốc gia – Nhân tố đảm bảo thực thi các giá trị và mục tiêu chung ở Liên minh châu Âu.

Quá trình hình thành và phát triển của EU, công dân EU đồng thời đƣợc đại diện bởi hai cơ quan Nghị viện - Nghị viện châu Âu trong các vấn đề liên quan ở cấp độ EU và Nghị viện các nƣớc thành viên trong các vấn đề đƣợc xem xét ở cấp độ quốc gia. Về mặt pháp lý, đây là sự chia sẻ quyền lực đã đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật của EU giữa hai hệ thống cùng đại diện cho công dân châu Âu. Khi tiến trình hội nhập khu vực ngày càng sâu rộng thì cũng có nghĩa là sự mở rộng quyền lực của Nghị viện châu Âu và tăng cƣờng quyền lực của Nghị viện quốc gia liên quan tới quyết định của Chính phủ các nƣớc thành viên EU [46].

Tuy nhiên, sự phân tách quyền lực của hai cơ quan Nghị viện ở cấp độ khu vực và quốc gia không phải lúc nào cũng rõ ràng. Điều này đã tạo ra nhiều vấn đề trong quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và các Nghị viện quốc gia. Trong thời gian gần đây, các nhà lãnh đạo EU luôn nhấn mạnh việc mở rộng quy trình cùng ra quyết định liên quan tới lĩnh vực lập pháp. Nghị viện quốc gia cùng với Nghị viện châu Âu luôn phải sử dụng đầy đủ thẩm quyền giám sát của mình trong mọi trƣờng hợp đồng quyết định giữa cấp quốc gia và cấp Liên minh. Mối quan hệ này sẽ góp phần tạo ra một sự "hợp tác đầy đủ giữa các Uỷ ban Nghị viện quốc gia và các Uỷ ban chuyên môn của Nghị viện châu Âu trong tất cả các lĩnh vực liên quan tới hội nhập châu Âu, sự hợp tác này cần đƣợc phát triển vào tạo dựng một cách có hệ thống" [36]. Quan hệ giữa Nghị viện châu Âu và các Nghị viện quốc gia luôn đƣợc thắt chặt và đƣợc nhìn nhận nhƣ nhân tố không thể thiếu trong quá trình hội nhập châu Âu và tăng cƣờng liên kết trong khối EU. Sự cần thiết phải thúc đẩy mối quan hệ này đƣợc thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, quá trình hội nhập của châu Âu kéo theo việc phải chuyển giao một số trách nhiệm và thẩm quyền mà trƣớc đó vốn thuộc về Chính phủ các nƣớc thành viên EU sang cho các thể chế hỗn hợp có quyền ra quyết định. Điều này đã làm giảm sút vai trò của các Nghị viện quốc gia trong trách nhiệm của họ về lập pháp, lập ngân sách và giám sát hoạt động của Chính phủ. Ngoài ra, theo nhƣ nhận định trong các báo cáo của Nghị viện châu Âu [47], sự chuyển giao chức trách này từ cấp độ quốc gia sang cấp độ châu Âu chủ yếu vẫn là sự chuyển giao quyền lực cho một thể chế chủ đạo của khu vực là Hội đồng châu Âu trong khi Nghị viện châu Âu lại không nhận đƣợc những thẩm quyền tƣơng ứng để họ có thể thực hiện đầy đủ vai trò của cơ quan Nghị viện trong các vấn đề trọng yếu của EU. Nhƣ vậy quá trình hội nhập châu Âu đã tạo ra một sự "thiếu hụt về dân chủ" mang tính cơ cấu. Việc này tất yếu phải đƣợc xem xét để có những điều chỉnh phù hợp theo hƣớng cân bằng các quyền lực giao cho Nghị viện quốc gia và Nghị viện châu Âu.

Thứ hai, cả Nghị viện châu Âu và các Nghị viện quốc gia đều đã nhận ra nguy cơ của sự thiếu hụt dân chủ này và đang nỗ lực tìm mọi cách để khắc phục và giảm bớt sự chênh lệch quyền lực bất hợp lý trên. Với nhận thức mới nhƣ vậy, các thể chế khác của EU và của các quốc gia thành viên EU cũng phải thừa nhận sự cần thiết phải có chuyển đổi và tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hợp lý giữa Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia. Với các văn bản pháp lý đã ban hành trong các năm gần đây và đặc biệt là kế hoạch phát triển, mở rộng EU đã cho phép mối quan hệ giữa các cơ quan Nghị viện quốc gia và khu vực đƣợc đảm bảo tốt hơn.

Thứ ba, Nghị viện các nƣớc thành viên đã dần trở nên quan tâm hơn tới sự giảm sút về ảnh hƣởng của mình và tìm cách duy trì quyền kiểm soát tốt hơn đối với hoạt động của chính phủ các nƣớc châu Âu cũng nhƣ tạo lập quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Nghị viện châu Âu. Đây đƣợc coi là một phƣơng

pháp đảm bảo việc xây dựng xã hội châu Âu đƣợc dựa trên các nguyên tắc dân chủ. Về phần mình, Nghị viện châu Âu nhìn chung đã chấp nhận quan điểm cho rằng quan hệ gắn chặt với các Nghị viện quốc gia sẽ giúp họ tăng cƣờng tính hợp pháp của mình và đƣa các thể chế của EU lại gần hơn với mỗi ngƣời dân. Nhƣ vậy, Nghị viện châu Âu và Nghị viện quốc gia đều là các cơ quan Nghị viện do nhân dân châu Âu trực tiếp bầu ra. Do vậy, cơ quan Nghị viện luôn phải gắn với mỗi ngƣời dân và vai trò của Nghị viện quốc gia luôn phải đƣợc tính tới trong quá trình hội nhập châu Âu và đặc biệt là trong quá trình “nghị viện hoá” Liên minh châu Âu.

Mặc dù, các hiệp ƣớc đã bổ sung những quy định pháp lý nhằm củng cố xây dựng mối quan hệ giữa Nghị viện quốc gia và Nghị viện châu Âu, đảm bảo quá trình ra quyết định của các thể chế EU. Nhƣng mối quan hệ hợp tác giữa hai Nghị viện vẫn có những hạn chế, đặc biệt vai trò tham gia lập pháp của Nghị viện quốc gia trong quá trình lập pháp ở EU. Điều này làm cho quá trình thực thi luật pháp của EU các nƣớc thành viên đạt hiệu quả không cao, nhiều văn bản pháp luật của EU không đƣợc thực hiện đầy đủ ở các nƣớc thành viên.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)