Về lập pháp, hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 110)

Những quy định liên quan đến nghĩa vụ quốc gia để thực thi một công ước có thể được tìm thấy đầu tiên và trên hết trong Điều 26 và 27 Công ước Viên về Điều ước quốc tế. Theo Điều 27, có thể hiểu là các quốc gia nên điều chỉnh trật tự pháp lý trong nước một cách cần thiết để cho những nghĩa vụ công ước trở nên có hiệu lực. Nói cách khác, các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng luật của họ tương xứng với những nghĩa vụ trong công ước. Vì thế để khiến luật trong nước thống nhất với nghĩa vụ trong công ước, các quốc gia thành viên có thể đơn giản chỉ cần sửa đổi và bổ sung những luật hiện hành và thực thi một cách toàn diện hơn để tuân theo những điều khoản được quy định trong công ước. Sự thật là không một trong số chín công ước nhân quyền quốc tế cốt lõi hiện hành bắt quốc gia phải thể chế những quy định của chúng trong luật quốc gia; thay vào đó, chúng áp cho quốc gia thành viên

“phải có những phương pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và những phương

pháp hữu hiệu khác…” [7] để thể hiện những nội dung của các điều ước quốc

tế trong hê ̣ thống pháp luâ ̣t của mình.

Dù những văn kiện cơ bản này không chính thức áp đặt nghĩa vụ cho quốc gia thành viên phải nội luật hóa những quy định của chúng trong luật quốc gia, nhưng sự tiếp cận đáng mơ ước này có thể tìm thấy trong một số những văn kiện nhân quyền quốc tế không có tính bắt buộc. Ví dụ, đoạn 2 của Những quy tắc và hướng dẫn cơ bản về Quyền có sự bồi thường và khắc phục của những nạn nhân của những vi phạm thô bạo luật nhân quyền quốc tế và những vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế - một văn kiện trợ giúp cho Công ước chống tra tấn – quy định rằng “2. …các quốc gia sẽ phải đảm bảo rằng pháp luật quốc gia của họ thống nhất với nghĩa vụ quốc tế qua viê ̣c:

a) nội luật hóa những quy chuẩn của luật nhân quyền quốc tế và luật nhân đạo quốc tế, hoặc nói cách khác thực thi chúng trong hệ thống pháp luật quốc

gia…” [12] và đây được coi là yêu cầu của luật quốc tế . Công ướ c ICCPR

1966 có các quy định về cấm tuyệt đối tra tấn và đối xử tàn tệ và l iên quan đến sự áp dụng ICCPR trong nước, Ủy ban nhân quyền đã thấy trước được những vấn đề có thể xảy ra trong việc chuyển những nghĩa vụ công ước vào luật quốc gia, do đó nó khuyến khích một cách mạnh mẽ sự chấp nhận hoặc hợp nhất chính thức của công ước vào luật quốc gia.

Viê ̣t Nam hiê ̣n nay đang tiến hành rà soát , sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật trong nước , đăc biê ̣t trong đó có các dự án luâ ̣t quan tro ̣ng như : Bô ̣ luâ ̣t hình sự, Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự , Luâ ̣t tổ chức cơ quan điều tra hình sự , Luâ ̣t Tổ chức Tòa án nhân dân tối cao , Luâ ̣t Tổ chức Viê ̣n kiểm sát nhân dân tối cao, Luâ ̣t ta ̣m giữ , tạm giam... chính vì thế đây là điều kiện thuận lợi cho Viê ̣t Nam nghiên cứu nô ̣i luâ ̣t hóa các quy đi ̣nh của luâ ̣t quốc tế , mà đặc biệt là các quy định trong vấn đề đảm bảo qu yền con người nói chung cũng như

vấn đề phòng, chống tra tấn nói riêng vào trong hệ thống pháp luật Viê ̣t Nam. - Đối với Bộ luật Hình sự

Hình sự hóa hành vi tra tấn . Mặc dù Bộ luật hình sự hiện đã có hai tội

danh là tội bức cung và tội dùng nhục hình, nhưng các tội này rõ ràng chưa bao trùm hết nội hàm của hành vi tra tấn theo định nghĩa rất rộng nêu trong Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc. Như vậy, để phòng chống tra tấn, điều đầu tiên và rất quan trọng cần làm là nghiên cứu bổ sung hệ thống các tội danh về vấn đề này trong Bộ luật hình sự, trong đó nhất thiết cần quy định thêm tội tra tấn và đưa ra những định nghĩa cụ thể về các hành vi tra tấn phù hợp với những tiêu chuẩn liên quan của pháp luật quốc tế. Bên ca ̣nh đó h ình phạt đối với tội tra tấn phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi. Cần phải nhâ ̣n thức rằng , hâ ̣u quả của tra tấn không chỉ là gây thương tích

như hâ ̣u quả trong các tô ̣i xâm pha ̣m sức khỏe thông thường, mà đó là những đau đớn nghiên tro ̣ng về cả thể chất và tinh thần , chính vì thế hình phạt đối với hành vi tra tấn phải phản ánh mức đô ̣ nghiêm tro ̣ng của tra tấn , có thể tham khảo pháp luâ ̣t hình sự của mô ̣t số nước khi quy đi ̣n h hình pha ̣t đối với hành vi tra tấn, ví dụ như đối với Canada hình pha ̣t cho hành vi tra tấn có thể lên đến 14 năm tù (Điều 269 Bô ̣ luâ ̣t hình sự Canada); đối với Colombia, hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, bên ca ̣nh đó có t hêm các hình pha ̣t tiền kèm theo (Điều 178 Bộ luâ ̣t hình sự Colombia ); hành vi tra tấn còn có thể bị áp dụng hình phạt chung thân theo Điều 206 Bô ̣ luâ ̣t hình sự California (thâ ̣m chí Bô ̣ luâ ̣t hình sự California không yêu cầu phả i bằng chứng về hâ ̣u quả chứng tỏ nạn nhân đã bị chịu đựng những đay đớn của tra tấn).

Tăng cường hình phạt không giam giữ và hạn chế hình phạt tù . Theo

quan điểm hiện đại tin rằng mặc dù việc duy trì hình phạt tù là cần thiết, thì đây cũng không phải là chìa khóa vạn năng dù là trong vấn đề phòng chống tội phạm hay tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội. Ủy ban Nhân quyền cho rằng “hê ̣thống nhà tù không nên là trả thù mà nên là nơi tìm cách

để cải tạo và ho àn lương cho tù nhân ” [14, tr.323]. Hơn nữa, tại nhiều quốc

gia trong đó có Việt Nam, hệ thống nhà tù đang bị quá tải và lỗi thời, với kết quả là phạm nhân thường cảm thấy mình ở trong tình cảnh tệ hại mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người của ho ̣.

Ở tầm quốc tế cũng đã có nhều văn kiện liên quan đến các biê ̣n pháp không giam giữ, trong đó nổi bật là Các quy tắc tiêu chuẩn, tối thiểu của Liên hợp quốc về những biện pháp không giam giữ 1990 (Các quy tắc Tokyo). Các Quy tắc Tokyo nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp không giam giữ. Đây cũng là tinh thần của Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên 1985 (Các quy tắc Bắc Kinh); và Tuyên ngôn về Quy tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực, 1985.

Các Quy tắc Tokyo khuyến khích việc áp dụng các biện pháp không giam giữ và tập trung vào việc đảm bảo sự áp dụng công bằng trên cơ sở tôn trọng các quyền con người của người phạm tội. Các biện pháp không giam giữ có những giá trị tiềm năng đáng kể đối với người phạm tội, cũng như đối với cộng đồng và có thể là một hình phạt thích hợp áp dụng cho các loại tội và cụ thể đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng, những người phạm tội cần sự hỗ trợ y tế, tinh thần hoặc xã hội hoặc đối với những người phạm tội là người chưa thành niên. Trong những trường hợp như thế này, hình phạt giam giữ không thể được coi là hình phạt phù hợp vì nó sẽ cắt đứt các mối quan hệ cộng đồng và hạn chế sự tái hòa nhập xã hội và từ đó cũng làm giảm ý thức trách nhiệm cũng như khả năng tự quyết định của những người phạm tội. Mặt khác, những biện pháp không giam giữ có những đặc điểm riêng biệt vừa có thể kiểm soát người phạm tội trong khi đó vẫn để cho họ được sinh hoạt trong môi trường bình thường.

Trong quá trình sửa đổi Bô ̣ luâ ̣t hình sự hiê ̣n nay có thể nghiên cứu bổ sung mô ̣t số hình pha ̣t không giam giữ như hình pha ̣t lao đô ̣ng phu ̣c vu ̣ ta ̣i cô ̣ng đồng, đồng thời nghiên cứu thêm các cơ chế chuyển đổi hì nh pha ̣t từ hình phạt tù sang hình phạt không giam giữ (ví dụ như hình phạt tiền , hình phạt lao động phục vụ tại cộng đồng , hình phạt cải tạo không giam giữ ). Viê ̣c chuyển đổi hình pha ̣t này có thể tham khảo Bô ̣ luâ ̣t hình sự của Nga theo đó viê ̣c chuyển đổi với tỷ lê ̣ 8 giờ lao đô ̣ng phu ̣c vu ̣ ta ̣i cô ̣ng đồng tương đương mô ̣t ngày tù - Điều 49 Bô ̣ luâ ̣t hình sự Nga 1997 sửa đổi năm 2009, còn việc chuyển đổi hình pha ̣t tù sang cải ta ̣o không giam giữ có thể tham khảo tỷ lệ 1 ngày tù với 3 ngày cải tạo không giam giữ (theo như quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành khi quyết đi ̣nh hình pha ̣t cải ta ̣o không giam giữ có tính đến việc trừ thời hạn đối với người đã bị tạm giữ, tạm giam).

- Đối với Bộ luật tố tụng hình sự

Bổ sung các quy định bảo đảm quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bảo đảm được quyền của người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo có luật sư ngay từ đầu, để tránh có những hành vi điều tra không ai biết hay bức cung, dùng nhục hình. Và những bản cung được thành lập khi người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo chưa có luật sư sẽ không có giá trị pháp lý. Như vậy, sự tham gia của luật sư ngay từ đầu vào quá trình tố tụng phải là nguyên tắc bắt buộc để phòng, chống tra tấn trong quá trình tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, cũng cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định để bảo đảm nguyên tắc lời khai lấy được từ việc tra tấn, nhục hình hay bức cung dưới mọi hình thức sẽ không được sử dụng làm chứng cứ buộc tội trong mọi giai đoạn tố tụng.

Nghiên cứu cải tiến các thủ tục tố tụng hiện hành, kể cả nghiên cứu đặt ra các thủ tục tố tụng đặc biệt nếu cần thiết để bảo đảm các hành vi tra tấn sẽ được điều tra, truy tố và xét xử một cách nhanh chóng và nghiêm minh. Điều này là bởi cũng như ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, thủ phạm của hành vi tra tấn ở Việt Nam thường là những người tiến hành tố tụng, trong khi việc điều tra, truy tố và xét xử cũng do các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành nên không thể tránh khỏi những trường hợp cố ý trì hoãn, bao che cho những kẻ vi phạm.

Ghi nhận quyền không bị bắt, giam giữ trái pháp luật như một nguyên tắc; rút ngắn thời hạn tạm giam, tạm giữ theo hướng chặt chẽ; hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam (như đặt tiền, tài sản có giá trị bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh); nghiên cứu, trao cho Tòa án thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của việc bắt, giam giữ một người, quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt một người hoặc hủy bỏ quyết định bắt, giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật. Đồng thời nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế bảo đảm quyền được bảo vệ của các nạn nhân và nhân chứng của hành vi tra tấn.

- Đối với L uật thi hành án hình sự : Luật Thi hành án hình sự năm 2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010, nhưng đến nay việc triển khai hướng dẫn Luật còn chậm, ảnh hưởng đến việc áp dụng trong thực tiễn, ví dụ các hướng dẫn về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, hướng dẫn thi hành các quy định về hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân… do đó, cần ban hành một số thông tư liên tịch hướng dẫn về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; quy định về hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân… Các quy định về giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo trong Luật Thi hành án hình sự cũng cần được cụ thể hóa hơn.

- Đối với Luật về tạm giữ , tạm giam: Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện Luật về tạm giữ, tạm giam và các nghị định , thông tư hướng dẫn nhằm thực hiê ̣n nghiêm túc công tác phân loa ̣i , tổ chức giam giữ , giáo dục và thực hiê ̣n chế đô ̣, chính sách đối với người bị tạm giam, tạm giữ.

- Quy đi ̣nh cu ̣ thể trong Luâ ̣t Xử lý vi pha ̣m hành chính viê ̣c cấm tra tấn hay đối xử tàn tê ̣ đối với các đối tượng trong các cơ sở bắt buô ̣c chữa bê ̣nh, cơ sở cai nghiê ̣n bắt buô ̣c, các trường giáo dưỡng.

- Đối với Luật về bồi thường nhà nước: Cần hoàn thiện theo hướng theo hướng đơn giản hoá các thủ tục xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường nhà nước, đồng thời quy định xem xét bồi thường những thiệt hại cả trực tiếp và gián tiếp, cả về vật chất và tinh thần, qua đó bảo đảm nạn nhân bị tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục có thể được bồi thường một cách nhanh chóng và thỏa đáng; có các cơ chế hỗ trợ tái hòa nhập nạn nhân của tra tấn. Đặc biệt quan tâm đến các khía cạnh được nêu trong Bình luận chung số 3 (2012) của Ủy ban chống tra tấn.

KẾT LUẬN

Tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người là một trong những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất, bị nghiêm cấm tuyệt đối bởi luật nhân quyền quốc tế. Những hành vi tra tấn không bao giờ được coi là hành vi hợp pháp của bất kỳ quốc gia hay quan chức nào. Tuy nhiên tra tấn vẫn xảy ra hàng ngày và trên khắp thế giới. Do đó những bước kịp thời là rất cần thiết để ngăn chặn và nhổ bỏ tận gốc tra tấn cho dù nó xảy ra ở bất kỳ nơi đâu. Viê ̣t Nam cũng đã tham gia nhiều điề u ước quốc tế về quyền con người và có một hệ thống pháp luật về bảo vệ

quyền con người và phòng , chống tra tấn tương đối đầy đủ , cơ bản phù hợp với nguyên tắc và tiêu chuẩn chung của pháp luâ ̣t quốc tế . Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã phần nào chứng tỏ sự nhất quán với các nguyên tắc hiến định về bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp 2013. Mặc dầu vậy, do tính chất đặc biệt quan trọng và nhạy cảm của vấn đề này và so với luật quốc tế, pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn thiếu mô ̣t số quy định về việc phòng, chống các hành vi tra tấn như đã phân tích ở trên , chính vì vậy, việc tiếp tu ̣c nghiên cứu để hòan thiện pháp luật và cơ chế về phòng , chống tra tấn là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta.

Hiê ̣n nay Viê ̣t Nam đ ang xúc tiến gia nhâ ̣p Công ước Chống tra tấn của Liên hợp quốc và Quy chế Rome về Tòa hình sự quốc tế chính vì thế viê ̣c nghiên cứu hoàn thiện pháp luật Việt Nam sao cho phù hợp với các quy đi ̣nh pháp luật quốc tế mà đặc biệt là hai văn kiê ̣n trên là vô cùng cần thiết. Cùng với đó, Viê ̣t Nam cũng đang trong quá trình sửa đổi , bổ sung mô ̣t số luâ ̣t quan trọng trong đó có Bộ luật hình sự , Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự, Luâ ̣t Tổ chức Tòa án nhân dân, Luâ ̣t Tổ chức Viê ̣n kiểm sát nhân dân, Luâ ̣t Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luâ ̣t Ta ̣m giữ, tạm giam chính vì thế đây sẽ là quá trình thuận lợi để cho Việt Nam củng cố hơn nữa khung pháp lý của mình trong vấn đề quyền con ngườ i nói chung cũng như vấn đề phòng, chống tra tấn nói riêng./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)