Luật nhân quyền quốc tế

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 36)

Nếu như luật quốc tế nói chung và các ngành luật cụ thể trong hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, thì

cá nhân và các quốc gia ở phạm vi như: ghi nhận sự công nhận của cộng đồng quốc tế về quyền và tự do cơ bản của con người như những giá trị nhân văn của nhân loại; ghi nhận sự cam kết của các quốc gia tôn trọng và đảm bảo việc thực thi quyền và tự do cơ bản của con người; giám sát các quốc gia thực thi nghĩa vụ quốc gia trong việc đảm bảo và thực thi quyền và tự do của con người thuộc phạm vi tài phán quốc gia; giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia phát sinh trong quá trình thực thi các công ước quốc tế về quyền con người; ngăn ngừa và trừng trị tội phạm quốc tế vi phạm quyền con người [4, tr.226-227].

Quyền không bị tra tấn là một quy phạm tuyệt đối, được tái khẳng định trong nhiều điều ước nhân quyền quốc tế và thuộc nhóm các quyền không thể bị vi phạm trong bất kỳ tình huống nào, và bất cứ ở đâu. Tra tấn và ngược đãi cũng bị cấm trong luật tập quán quốc tế. Cho đến nay , đã có hàng trăm văn ki ện quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền được thông qua ở cấp đô ̣ toàn cầu hoă ̣c khu vực , chúng đều có những ràng buộc nhất định đối với các quốc gia thành viên .

2.1.1.1. Tuyên ngôn thế giớ i về nhân quyền

Mối quan tâm đầu tiên về vấn đề cấm tra tấn có thể được tìm thấy trong Điều 5 của Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền , được thông qua bởi Đại Hội Đồng vào 10/12/1948, có quy định rằng “Không một ai sẽ bị tra tấn hoặc bị

đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn tệ hoặc hạ nhục nhân phẩm” [5]. Mặc

dù Tuyên ngôn không có một định nghĩa rõ ràng và thấu đáo về tra tấn, và có tính bắt buộc theo luật quốc tế, thì điều đó cũng không phải là một vấn đề đáng chú ý trong văn kiện này, bởi nó được coi như là văn kiện tiền đề đưa ra một định nghĩa chung về quyền con người và có tác động lớn đối với những công ước về sau. Bản thân Tuyên ngôn không ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối

với các quốc gia trong cô ̣ng đồng quốc tế vì Tuyên ngôn không phải là điều ước quốc tế , nhưng Tuyên ngôn la ̣i ràng buộc các quốc gia vì các quy phạm trong Tuyên ngôn tồn ta ̣i dưới da ̣ng tâ ̣p quán pháp quốc tế. Những người đứng đầu Liên hợp quốc, các chuyên gia nhân quyền quốc tế và các tổ chức phi chính phủ cũng thường xuyên cảnh báo hành vi tra tấn. Thể chế hóa những nhận thức chính trị này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tìm mọi biện pháp loại trừ tra tấn. Năm 1955, Liên hợp quốc thông qua Các nguyên tắc về tiêu chuẩn tối thiểu trong đối xử với tù nhân, áp dụng cho tất cả những ai bị cáo buộc phạm tội hay bị tuyên án. Như vậy, cộng đồng quốc tế đã sớm đặt các hình thức tra tấn ngoài vòng pháp luật.

2.1.1.2. Công ướ c quốc tế về các quyền dân sự và chính tri ̣

Năm 1966, cùng với việc thông qua Công ước quốc tế về các quyề n kinh tế, xã hội và văn hóa , Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính tri ̣ (ICCPR) được thông qua và đánh dấu viê ̣c quy đi ̣nh viê ̣c cấm các hành vi tra tấn trở thành nghĩa vu ̣ điều ước ràng buô ̣c đối với các quốc gia t hành viên của Công ước. Khi quy đi ̣nh vấn đề này ICCPR có đề cập đến Điều 5 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và Điều 7 của ICCPR đã chi tiết hóa quyền được bảo vê ̣ khỏi bi ̣ tra tấn: “không ai có thể bi ̣ tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; không ai có thể sử dụng làm thí nghiê ̣m y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyê ̣n của người đó ” [6]. Quyền này là một trong số ít các quyền tuyệt đối trong ICCPR th eo đó các quốc gia không thể đă ̣t ra bất kỳ giới ha ̣n nào đối với quyền này . Việc nhấn mạnh hai khía cạnh chính trong ICCPR là một điểm hết sức quan trọng. Đầu tiên, theo như nguyên tắc pacta sunt servanda - nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế - được công nhận trong Điều 26 của Công ước Viên về Điều ước Quốc tế năm 1969, ICCPR có tính bắt buộc tuân theo đối với tất cả thành viên của nó và hiện diện như là một nguồn của luật. Thứ hai, thậm chí

quan trọng hơn là đối với mục đích của Điều này, Điều 2.4 của ICCPR ngăn cấm bất kỳ sự giới hạn nào trong việc thực thi những quyền được công nhận trong công ước, thậm chí trong thời điểm khẩn cấp và đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia. Sự vắng bóng của tra tấn là một trong những quyền cơ bản được coi là có liên quan đến khái niệm tính toàn vẹn của con người rằng sự tôn trọng những quyền đó là không thể chối bỏ thậm chí trong trường hợp an ninh quốc gia.

Tuy nhiên có hai điểm yếu làm ảnh hưởng tới khung pháp lý chống tra tấn của Liên hợp quốc tại thời điểm này . Trước tiên, nó thiếu một định nghĩa rõ ràng và chung nhất về tra tấn. Như thực tiễn cho thấy quốc gia là thủ phạm chính thực hiện tra tấn , thì có lẽ không khó để họ bào chữa những hành động của mình trên những cơ sở mang tính học thuyết. Thứ hai, thậm chí nếu ICCPR đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên các cơ chế thực thi thì những cơ chế này được chứng minh là không có hiệu quả trong việc đối mặt đối với những thực trạng tra tấn mang tính hệ thống trên toàn thế giới.

2.1.1.3. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về bảo vệ tất cả mọi người khỏi

bị tra tấn và các hình thức đối xử và trừng phạt tàn tệ và hạ nhục khác

Như là một phản ứng đối với những vụ tra tấn đã xảy ra, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một Tuyên ngôn vào năm 1975, bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử và trừng phạt tàn tệ và hạ nhục khác. Tuyên ngôn cuối cùng cũng đã bổ sung một định nghĩa hoàn thiện trong Khoản 1 Điều 1, làm tiền đề cho định nghĩa sau này về tra tấn. Theo Tuyên ngôn, thì tra tấn là:

Bất kỳ hành vi nào gây đau đớn và khổ nhục về thân thể hay tinh thần do chính một quan chức chính quyền hay theo sự xúi giục của người ấy áp đặt lên một con người nhằm lấy được từ anh ta hay từ một người thứ ba tin tức hoặc lời thú nhận, để trừng trị anh ta về một hành vi anh ta gây ra hoặc nghi là gây ra, hoặc để hăm dọa anh ta hay những người khác [8].

Tuy vâ ̣y vẫn còn nhiều chỉ trích rằng đi ̣nh nghĩa này không đủ tính chính xác và không nhấn mạnh rằng quyền không bi ̣ tra tấn là không thể bị vi phạm thậm chí trong thời điểm chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia

2.1.1.4. Các Nghị quyết của Liên hợp quốc

Ngày 17 tháng 12 năm 1979, trong Nghị quyết 34/169, Đại hội đồng đã thông qua Các nguyên tắc điều chỉnh các viên chức thi hành pháp luật, khuyến nghị các chính phủ tạo điều kiện để áp dụng trong khuôn khổ luật pháp và thực tiễn quốc gia. Điều 5 của văn kiện này quy định rằng k hông một người thi hành luật pháp nào có thể áp đặt, xúi giục hay dung thứ bất kỳ hành vi tra tấn hay không một ai được viện cớ lệnh trên hoặc hoàn cảnh ngoại lệ như tình trạng chiến tranh, bất ổn định chính trị trong nước hay bất kỳ một tình trạng khẩn cấp nào để biện bạch cho sự tra tấn. Năm 1982, Nghị quyết 37/194, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Những nguyên tắc đạo đức ngành y tế. Nghị quyết này quy định những nguyên tắc nhân viên y tế, đặc biệt là các thầy thuốc, lãnh trách nhiệm chăm sóc y tế cho tù nhân và người bị giam cầm, có trách nhiệm bảo vệ họ về thân thể và tinh thần và điều trị bệnh với chất lượng và tiêu chuẩn như đối với người không bị cầm tù. Để bổ sung cho những nỗ lực trong việc chống tra tấn, năm 1981, Liên hợp quốc lập Qũy tự nguyện của Liên hợp quốc cho nạn nhân bị tra tấn theo Nghị quyết 36/151 ngày 16 tháng 12 năm 1981 nhằm giúp đỡ những nạn nhân bị tra tấn. Quỹ này được thành lập không có nghĩa là Liên hợp quốc chấp nhận tra tấn, mà ngược lại càng khẳng định rõ việc xóa bỏ hoàn toàn tra tấn luôn là một ưu tiên lớn của cộng đồng quốc tế.

2.1.1.5. Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

Mặc dù bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ nhưng tra tấn và các hình thức của nó vẫn diễn ra một cách có hệ thống ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Thực tiễn trên thế giới đã đặt ra nhu cầu phải có một công ước riêng về tra tấn, với những ràng buộc nhiều hơn về trách nhiệm của quốc gia thành viên. Theo đề xuất của Thụy Điển, Liên hợp quốc đã cho soạn thảo công ước về vấn đề này. Ngày 10 tháng 12 năm 1984, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn). Công ước có hiệu lực từ ngày 26 tháng 6 năm 1987, tính đến tháng 5 năm 2013, đã có 153 quốc gia là thành viên của Công ước. Liên hợp quốc còn chọn ngày 26 tháng 6 hàng năm, ngày Công ước chốn g tra tấn có hiệu lực là ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn.

Trong lời nói đầu của Sách hướng dẫn Đưa sự cấm tra tấn quốc tế vào nước năm 2006, Tổ chức Khôi phục lòng tin – một tổ chức phi chính phủ của Anh hoạt động chủ yếu ở London, đã cho rằng Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc là “một thành tựu quan trọng trong lịch sử chiến dịch quốc tế chống lại tra tấn và đối xử và trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay làm mất nhân phẩm và là công cụ chủ chốt để chống lại tra tấn một

cách hiệu quả” [59].

Điều khoản quan trọng nhất ở tầm quốc tế về tra tấn được thể hiện trong Công ước chống tra tấn . Trong khoản 1 Điều 1 xuất hiện định nghĩa pháp lý đầu tiên về tra tấn. Theo đó tra tấn được hiểu là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay

với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Ở một số khía cạnh, cần phải chỉ rõ những hạn chế và có lẽ là cả yếu điểm của việc định nghĩa hành vi tra tấn trong điều khoản này.

- Thứ nhất, Điều 1.1 có đề cập đến nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh

thần; mối liên hệ thế này đến những yếu tố khách quan như mức độ của việc chịu đựng, có thể dẫn đến tranh cãi pháp lý đặc biệt là khi các quốc gia dựa vào “học thuyết lũy tiến (“sliding scale” doctrine)” [61, tr.46]. Theo đó, thì mối nguy hiểm đối với nền an ninh càng lớn, thì quốc gia càng có quyền để thực hiện các công cụ thẩm vấn của mình. Bên cạnh đó như thế nào là nghiêm trọng cũng là một vấn đề mang tính định tính khó có thể đo lường được trên thực tế, bởi cùng một hành vi nhưng đối với người lớn là bình thường nhưng đối với trẻ em lại là nghiêm trọng, thậm chí cùng là người trưởng thành nhưng có những nền tảng khác nhau ví dụ như văn hóa, truyền thống… thì cũng có sự khác nhau trong việc đánh giá tính nghiêm trọng trong cùng một hành vi. Chính vì thế điều khoản này đã để cho các quốc gia tự định ra khoảng xám chưa được giải thích rõ trong định nghĩa.

- Thứ hai, giới hạn tra tấn dựa vào những mục đích được liệt kê trong Điều 1.1 như để có được thông tin hoặc lời thú tội, để trừng phạt tàn ác, hoặc đe dọa… có thể ngầm loại trừ những hành vi tra tấn khác mà có thể được thực hiện ở các cách khác nhau.

- Thứ ba, sự giới hạn đặc biệt liên quan đến hành vi tra tấn chỉ thực

hiê ̣n bởi các nhân viên nhà nước mà không bao gồm những hành vi tra tấn do những chủ thế phi nhà nước và những cá nhân thực hiện đối với những cá nhân hoặc các công chức nhà nước khác. Đây cũng là một điểm giới hạn đáng kể . Vấn đề này sẽ sáng tỏ hơn nếu chúng ta xem xét cuộc nội chiến hoặc những xung đột nội bộ khác, trong đó những bè phái nhất định chiến đấu vì quyền lực không phải là những thiết chế chính phủ trên thực tế - de (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

facto - nhưng vẫn có những đặc quyền nhất định tương ứ ng với những cơ quan nhà nước thông thường. Về vấn đề này, trong vụ Elmi và Úc, Ủy ban chống tra tấn cho rằng:

... dù thiếu chính phủ tập chung, nhưng những đảng phái quân sự nhất định nắm quyền kiểm soát một số lãnh thổ (của Somalia) cũng nằm trong phạm vi định nghĩa „công chức‟ (public official) hoặc “người khác hành động với tư cách chính thức” như quy định trong Điều 1 của Công ước. Trên thực tế, sự thiếu hụt một chính phủ tập chung ở một quốc gia làm tăng khả năng những tổ chức khác sẽ thực hiện quyền tương tự như chính phủ [47].

- Thứ tư , Điều 1.1 quy định rằng định nghĩa tra tấn không bao gồm những hành vi là những trừng phạt hợp pháp, nhưng quy định này cũng có nguy cơ làm xói mòn các đặc tính tuyệt đối và không thể xâm phạm của quyền không bi ̣ tra tấn , để mở cho những chủ thể bị cáo buộc khả năng tự vệ trong những trường hợp nhất định. Tuy nhiên quy đi ̣nh của quốc gia không nghiễm nhiên khiến tra tấn được hợp pháp hóa mà yếu tố quyết đi ̣nh nằm ở tiêu chuẩn của luâ ̣t quốc tế. Theo Báo cáo của Báo cáo viên đă ̣c biê ̣t về tra tấn của Ủy ban Nhân quyền – Peter Kooijmans thì:

Những hình pha ̣t được chấp nhâ ̣n trong luâ ̣t quốc gia không có nghĩa khiến chúng trở thà nh „sự trừng pha ̣t hợp pháp ‟ theo tinh thần của Điều 1 Công ước chống tra tấn… Chính luâ ̣t quốc tế chứ không phải luâ ̣t quốc gia quyết đi ̣nh mô ̣t hành vi nhất đi ̣nh được coi là „hợp pháp‟ [64].

Sau khi phân tích định nghĩa pháp lý của tra tấn trong Điều 1.1, việc rà soát một số những quy định trong Công ước chống tra tấn là cần thiết, đặc biệt là những quy định ảnh hưởng đến việc thực thi của các nhà nước. Điều 2 của Công ước quy định thêm rằng việc sử dụng tra tấn là bị cấm ở tất cả mọi

trường hợp và “Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 36)