Quy đi ̣nh về quyền không bi ̣tra tấn là một quyền không thể b ị

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 70)

tước bỏ

Viê ̣c ha ̣n chế hay tước bỏ quyền con người trong một số trường hợp đă ̣c biê ̣t đã được quy đi ̣nh trong pháp luâ ̣t quốc tế . Tuy nhiên kể cả trong những trường hợp như vâ ̣y thì không có nghĩa là họ sẽ mất hết tất cả các quyền của mình. Các quyền con người cơ bản, tức là không thể tước bỏ theo quy định của pháp luật quốc tế, không bao giờ được tước bỏ khỏi cá nhân dù vào bất kỳ trường hợp nào, và không có ngoại lệ.

Luật quốc tế có nhiều loại văn kiện trong đó có các quy định cấm tra tấn một cách tuyệt đối . Việc cấm tra tấn được quy định một cách rõ ràng trong Công ước chống tra tấn, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền , các Công ước Geneva và ICCPR. Điều khoản cấm tra tấn tuyệt đối này nhấn mạnh trong ICCPR, trong đó quy định cấm tra tấn thậm chí cả trong thời điểm “khẩn cấp

đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc” [6], như vậy theo đó mặc dù một số quyền

có thể bị hạn chế trong một số trường hợp khẩn cấp , thì việc cấm tra tấn vẫn phải duy trì. Bên cạnh đó, quyền không bị tra tấn được coi là một quyền con người phổ quát. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã quy định trong Điều 5 rằng “không ai có thể bị tra tấn, hoặc đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn

bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm” [5]. Điều 3 Công ước Geneva I

cũng có quy định cấm hành vi“bạo lực với sinh mạng và con người, cụ thể là

các hình thức giết hại, hành quyết, đối xử tàn ác và tra tấn” [34]và “xúc phạm

nhân phẩm của cá nhân, cụ thể là tất cả các hình thức đối xử hạ nhục và làm mất nhân phẩm… phải bi ̣ nghiêm cấm vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu

[34]. Theo quy định của những văn kiện pháp lý này, tra tấn bị cấm trong mọi trường hợp và việc tra tấn là việc đi ngược lại với nguyên tắc của pháp luật quốc tế và xâm hại nghiêm trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Trong khuôn khổ pháp lý quốc tế, không có sự né tránh pháp lý nào có thể được viễn dẫn để lấy cớ tra tấn.

Đối chiếu với pháp luật Việt Nam thì có thể thấy rằng tra tấn bị cấm trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946. Nô ̣i dung này cũng được tìm thấy trong những bản hiến pháp tiếp theo. Điều 71 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) chỉ rõ các công dân có quyền không bị xâm phạm thân thể và quyền được bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm bởi pháp luật. Không ai bị bắt mà không có lệnh của Tòa án nhân dân, hoặc do Viện kiểm sát nhân dân ra lệnh hoặc phê chuẩn, trừ trường hợp bị bắt quả

tang. Sự bắt hay giam giữ phải phù hợp với pháp luật . Nghiêm cấm mọi hình thức áp bức, ngược đãi, hạ nhục và vi phạm liên tục tới danh dự và nhân phẩm của công dân. Như bản thân của Điều khoản này, quyền không bị xâm phạm về thân thể nên được hiểu ngang với quyền không bị tra tấn và tất cả các hình thức áp bức, ngược đãi, hạ nhục và vi phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân có thể được giải thích như là những hành vi đối xử và trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo và hạ nhục nhân phẩm.

Hiến pháp mới 2013, nhìn chung đã tiếp thu những nội dung trên của các bản Hiến pháp trước . Tuy nhiên, có một sự thay đổi đáng chú ý đó là trong Điều 14 Hiến pháp 2013 quy đi ̣nh: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của

cộng đồng” [30].

Như vâ ̣y có thể thấy trong mô ̣t số trường hợp đă ̣c biê ̣t nêu trên thì

quyền con người theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , có thể bị hạn chế . Tuy vâ ̣y , vấn đề này cần có loại trừ đối với một số quyền con người mà pháp luật quốc tế coi là những quyền không thể bi ̣ vi pha ̣m trong mo ̣i trường hợp – mà cụ thể ở đây là quyền không bi ̣ tra tấn .

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)