Quy đi ̣nh về thẩm quyền tài phán

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 83)

Quyền tài phán nói chung và quyền tài phán ngoài lãnh thổ nói riêng thể hiê ̣n chủ quyền của mô ̣t quốc gia . Do vâ ̣y, viê ̣c xác đi ̣nh quyền tài phá n có ý nghĩa hết sức quan trọng và rất cần thiết . Đặc biệt trong quan hệ quốc tế thì viê ̣c xác đi ̣nh rõ quyền tài phán ngoài lãnh thổ của mô ̣t quốc g ia la ̣i càng có ý nghĩa quan trọng . Trong nhiều trường hợp , viê ̣c thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m có thể vượt qua biên giới quốc gia , đòi hỏi quốc gia phải thực hiê ̣n thẩm quyền tài phán ngoài lãnh thổ để truy cứu người pha ̣m tô ̣i . Vì thế quyền tài phán ngoài

lãnh thổ là rất cần thiết để ngăn chặn việc người phạm tội trốn ra nước ngoài để trốn tránh việc bị truy tố.

Điều 5 Công ước chống tra tấn quy đi ̣nh:

Mỗi Quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán đối với những hành vi phạm tội nêu ở Điều 4, trong các trường hợp sau:

a. Khi hành vi phạm tội được thực hiện trên bất kỳ vùng lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của quốc gia hay trên tàu thủy hoặc máy bay đăng ký ở quốc gia đó.

b. Khi người bị tình nghi phạm tội là công dân của quốc gia đó. c. Khi nạn nhân là công dân của quốc gia đó nếu quốc gia đó thấy thích đáng.

Mỗi Quốc gia thành viên cũng phải tiến hành những biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với những hành vi phạm tội này trong trường hợp người bị tình nghi phạm tội đang có mặt ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình và quốc gia đó không dẫn độ người bị tình nghi theo Điều 8 đến bất kỳ quốc gia nào nói ở khoản 1 điều này [9].

Như vâ ̣y có thể thấy nghĩa vu ̣ này không bi ̣ giới ha ̣n bởi nơi xảy ra

tra tấn , quốc ti ̣ch của na ̣n nhân hay người bi ̣ tình nghi . Điều 7 Công ướ c cũng quy định :

Quốc gia mà trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình phát hiện người được cho là đã thực hiện hành vi phạm tội nêu tại Điều 4, sẽ phải chuyển vụ việc lên cơ quan thẩm quyền của quốc gia đó để truy tố, trong các trường hợp nêu tại Điều 5, nếu quốc gia đó không dẫn độ người bị tình nghi [9].

tài phán đối với những vi pha ̣m nghiên tro ̣ng Công ước và đưa vu ̣ viê ̣c ra trước tòa án quốc gia . Các công ước này yêu cầu các quốc gia phải tìm kiếm những người tình nghi thực hiê ̣n ho ặc ra lệnh thực hiện hoặc những người không thực hiê ̣n viê ̣c ngăn chă ̣n những vi pha ̣m nghiêm tro ̣ng như tra tấn và đối xử tàn tê ̣. Theo Điều 146 Công ước Geneva về bảo hô ̣ thường dân trong chiến tranh 1949 thì nghĩa vụ tìm kiếm và truy tố này được thực hiê ̣n bất kể người bi ̣ tình nghi có quốc ti ̣ch nước nào. Viê ̣t Nam dù chưa là thành viên của các công ước trên nhưng vẫn có thể thực hiện quyền tài phán phổ quát đối với người bi ̣ tình nghi thực hiê ̣ n hành vi tra tấn khi người tình nghi này đang ở trên lãnh thổ của mình, bởi quy đi ̣nh về cấm tra tấn được coi là quy pha ̣m phổ quát được công nhận bởi luật tập quán quốc tế . Vấn đề này đã được đề câ ̣ p trong phán quyết của Tòa hình sự Quốc tế đối với cựu Yogoslavia rằng:

… ta ̣i cấp đô ̣ cá nhân của trách nhiê ̣m hình sự thì viê ̣c mo ̣i quốc gia có nghĩa vu ̣ điều tra , truy tố và trừng pha ̣t hoă ̣c dẫn đô ̣ những cá nhân bi ̣ tình nghi thực hiê ̣n hành vi tra tấn khi đang ở trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình , được coi hê ̣ quả của đă ̣c tính „mệnh lệnh‟ (jus cogen) được công nhâ ̣n bởi cô ̣ng đồng quốc tế đối với viê ̣c cấm tra tấn [51].

Trong văn bản pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , quyền tài phán của tòa án đã được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể và phù hợp với tinh thần của pháp luật quốc tế về phòng , chống tra tấn. Cụ thể quyền tài phán của Tòa án Việt Nam được quy đi ̣nh ta ̣i Điều 5 và Điều 6 Bô ̣ luâ ̣t hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Theo đó , Bô ̣ luâ ̣t hình sự được áp du ̣ng đối với mo ̣i hành vi pha ̣m tô ̣i xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam không kể là các hành vi phạm tội đó do công dân Viê ̣t Nam hay người nước n goài thực hiện . Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn

trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế , thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Công dân Việt Nam hoă ̣c người không quốc ti ̣ch thường trú tại Việt Nam thực hiê ̣n hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật hình sự.

Quyền tài phán của Viê ̣t Nam còn được quy đi ̣nh ta ̣i các Điều 171, 172 Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự , theo đó, tòa án có thể có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là tòa án nơi tội phạm thực hiện . Trong trường hợp tô ̣i pha ̣m được thực hiê ̣n ta ̣i nhiều nơi khác nhau hoă ̣c không xác đi ̣nh được nơi thực hiê ̣n tô ̣ i phạm thì tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi kết thúc việc điều tra . Đối với những tô ̣i pha ̣m xảy ra trên tàu bay hoă ̣c tàu biển của Viê ̣t Nam đang hoa ̣t đô ̣ng ngoài không phâ ̣n hoă ̣c lãnh hải của Viê ̣t Nam thuô ̣c thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam , nơi có sân bay hoă ̣c bến cảng trở về đầu tiên hoă ̣c nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.

3.1.6. Quy đi ̣nh về rà soát các biê ̣n pháp ngăn chặn hành vi tra tấn

Tra tấn có thể xảy ra ở mo ̣i nơi, tuy nhiên môi trường giam giữ là nơi dễ xảy ra tra tấn nhất, bởi các cơ sở giam giữ luôn khép kín, đa số người bên ngoài không thể biết được những gì đang xảy ra bên trong, viê ̣c liên la ̣c, truyền thông giữa bên trong và bên n goài cũng rất khó khăn . Khi xảy ra vi pha ̣m nhân quyền, mà ở đây là tra tấn, trong môi trường này thì rất khó phát hiê ̣n, điều tra và các khiếu nại từ trong các cơ sở này rất khó đến tay người nhận.

Chính vì những lý do trên mà pháp luật quốc tế đã có những quy định đảm bảo quyền của những người bi ̣ giam giữ . Điều 11 Công ước chống tra tấn quy đi ̣nh :

Mỗi Quốc gia thành viên phải rà soát một cách có hệ thống các quy tắc, hướng dẫn, phương pháp và thực tiễn thẩm vấn cũng như các cơ chế giam giữ và đối xử với những người bị bắt, giam giữ, cầm tù dưới mọi hình thức, ở bất kỳ lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình, nhằm mục đích ngăn chặn mọi vụ việc tra tấn [9]. Trong Bình luâ ̣n chung số 20 của Ủy ban Nhân quyền cũng đề câ ̣p đến vấn đề này, cụ thể:

Cần phải lưu ý rằng cần có sự xem xét một có hệ thống các quy đi ̣nh, hướng dẫn, phương pháp và thông lê ̣ thẩm vấn cũng như sự giam cầm và đối xử với những đối tượng bi ̣ bắt, tạm giam hoặc bỏ tù mô ̣t cách hiê ̣u quả để ngăn chă ̣n các trường hợp tra tấn và đối xử tàn tê ̣. Nhằm đảm bảo viê ̣c bảo vê ̣ những người bi ̣ ta ̣m giam mô ̣t cách hiê ̣u quả, cần có những điều khoản cho những người bi ̣ ta ̣m g iam được giam giữ ta ̣i những đi ̣a điểm được công nhâ ̣n chính thức và viê ̣c đăng ký tên và đi ̣a điểm cũng như tên của người chi ̣u trách nhiê ̣m cho viê ̣c giam giữ ho ̣ và đảm bảo cho những người liên quan kể cả ho ̣ hàng và bạn bè củ a ho ̣, có thể có được những thông tin này khi cần . Tương tự thời gian và đi ̣a điểm của tất cả các cuô ̣c thẩm vấn

phải được ghi vào biên bản với tên của tất cả những người tham dự và thông tin này phải được cung cấp để phu ̣ c vu ̣ cho quá trình tiến hành các thủ tục pháp lý và hành chính . Phải quy định nghiêm cấm viê ̣c ta ̣m giam biê ̣t lâ ̣p . Liên quan đến viê ̣c này , các quốc gia cần đảm bảo rằng nơi giam giữ không được có các

phương tiê ̣n có thể sử dụng để tra tấn hoặc đối xử tàn tệ . Việc bảo vệ những người bị giam giữ còn yêu cầu cho phép bác sỹ và luâ ̣t sư cũng như người nhà ho ̣ được tới thăm với sự giám sát hợp lý khi việc điều tra yêu cầu [14, tr.318].

Điều 10 ICCPR cũng có quy đi ̣nh về viê ̣c bảo vê ̣ quyền của những người bị tạm giam, tạm giữ và những tù nhân:

1. Những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người.

2.a) Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam;

b) Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt.

3. Việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội. Những phạm nhân vị thành niên phải được tách riêng khỏi người lớn và phải được đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của họ [6].

Điều khoản này nhằm chỉ ra mức đô ̣ dễ bi ̣ tổn thương của những người đang bi ̣ giam giữ và để đảm bảo rằng viê ̣c giam giữ không khiến cho những người này bi ̣ vi pha ̣m các quyền con người của mình . Sự đảm bảo như vâ ̣y là rất cần thiết bởi “tình trạng của „mối quan hê ̣ quyền lực đặc biê ̣t‟ trong phạm vi cơ sở khép kín thường tạo điều kiê ̣n cho những vi phạm nhân quyền nghiêm

trọng nhất” [57, tr.242]. Điều khoản này vừa he ̣ p hơn nhưng cũng rô ̣ng hơn

so với Điều 7 ICCPR cũng như quy đi ̣nh trong Công ước chống tra tấn . Nó hẹp hơn vì nó chỉ áp dụng cho những đối tượng bị giam giữ . Nó rộng hơn vì nó thể hiện bản chất ít nghiêm trọng hơn trong hành v i đối xử đối với na ̣n nhân. Bản chất này đã được thể hiện bởi thực tế rằng quyền của người bị giam giữ theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 10 này có thể bị hạn chế theo Điều 4 của ICCPR.

Những người bi ̣ tước tự do , theo quan điểm củ a Ủy ban Nhân quyền là bất kỳ người nào bi ̣ tước đoa ̣t sự tự do theo luâ ̣t và quy đi ̣nh của Nhà nước – những người bi ̣ giữ trong nhà tù , bê ̣nh viê ̣n – đă ̣c biê ̣t là bê ̣nh viê ̣n tâm thần ,

trại cải tạo , trường giáo dưỡng hoă ̣c nơi nào khác. Khoản 1 Điều 10 ICCPR quy đi ̣nh các quốc gia thành viên phải có nghĩa vu ̣ bảo đảm viê ̣ c đối xử nhân đa ̣o với sự tôn tro ̣ng nhân phẩm vốn có của con người đối với nhóm đối tượng này vì tình trạng của họ là những n gười bi ̣ tước tự do , họ chính là một nhóm dễ bi ̣ tổn thương do vi ̣ trí yếu thế , bất lợi của ho ̣ và dễ trở thành na ̣n nhân của vi pha ̣m nhân quyền, trong đó có thể bi ̣ tra tấn.

Ngoài ra còn có Nghị định thư tùy chọn về Công ước chống tra tấn (OPCAT) vào ngày 18-12-2002 và có hiệu lực từ ngày 22-6-2006, quy định về việc thành lập "một hệ thống các chuyến viếng thăm thường xuyên do các cơ quan độc lập quốc tế và quốc gia thực hiện tại các nơi có người đang bị giam giữ, để ngăn chặn hành vi tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng

phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người " [11], được giám sát bởi

một Tiểu ban ngừa tra tấn của Liên hợp quốc . Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về viê ̣c đối xử với tù nhân 1955 cũng được thông qua tại Cuộc họp lần thứ nhất của Liên hợp quốc về Ngăn ngừa tội phạm và đối xử với ngư ời phạm tội . Cần lưu ý rằng tù nhân (prisoner) được dùng trong văn kiện này bao gồm không chỉ những người đã bị kết án (phạm nhân) mà cả những người bị bắt, bị tạm giam chờ xét xử. Nô ̣i dung của Quy tắc đề câ ̣p đến những tiêu chuẩn đóng vai trò khuyến nghi ̣ , khích lệ cho sự nỗ lực không ngừng nhằm khắc phu ̣c những khó khăn khi áp du ̣ng chúng trên thực tiễn, với nhâ ̣n thức rằng toàn bô ̣ những quy tắc này thể hiê ̣n những điều kiê ̣n tối thiểu được Liên hợp quốc chấp nhâ ̣n là phù hợp.

Nhà nước Việt Nam chủ trương bảo vệ quyền con người, do vậy các quy định về bắt, giam giữ cũng được quy định trong pháp luật Việt Nam cụ thể Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy đi ̣nh: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định” [30]; Điều 6 Bộ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự cũng quy định: “Không ai bị bắt,

nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo

quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình” [22]

và Điều 12 Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự quy định:

Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự [22].

Bên cạnh việc đảm bảo quyền con người, nhà nước đồng thời cũng phải nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo môi trường lành mạnh cho toàn xã hội, vì lợi ích của mỗi người dân, do đó Bộ luật hình sự quy định hệ thống hình phạt đối với người phạm tội bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Mục tiêu quan trọng của án phạt tù cũng không nằm ngoài mục đích chung của hình phạt nêu trên, đó là nhằm giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích và sớm tái hoà nhập với xã hội. Quyền được đối xử nhân đạo, được tôn trọng nhân phẩm đã được thể hiện ở chính mục đích của hình phạt tù và thông qua chế độ chấp hành án. Người chấp hành án phạt tù tại các trại giam được pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản, như quyền tự do thân thể, quyền sống, vui chơi, giải trí, không bị tra tấn... Những quyền này được quy

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)