Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 57)

2.2.1. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trong lịch sử

2.2.1.1. Bộ luật Hồng Đức

Phòng chống tra tấn là vấn đề đã được chú ý từ rất sớm trong pháp luật Việt Nam. Một trong những văn bản pháp luật cổ nhất của nước ta còn lưu giữ được đến thời điểm hiện nay là Bộ luật Hồng Đức, mặc dù chịu sự hạn chế mang tính lịch sử như các đạo luật đương thời của các quốc gia khác, thể hiện ở việc vẫn duy trì nhiều hình phạt khắc nghiệt song Bộ luật này cũng đã bao gồm những quy định nhằm hạn chế sự lộng quyền của các quan lại, qua đó bảo vệ nhân dân khỏi những hành vi tra tấn hay đối xử tàn bạo do các quan lại gây ra, mà tiêu biểu là các quy định sau:

- Liên quan đến việc sử dụng các biện pháp cứng rắn trong quá trình tố tụng, Điều 668 Bộ luật này quy định các quan tra hỏi tù phạm, trước hết theo sự tình mà thẩm xét lời lẽ của tù khai; nếu xét đi xét lại mà còn chưa quyết định được tội, cần phải tra hỏi nữa, thì phải lập hội đồng các quan án rồi mới

tra khảo, trái luật này thì xử phạt 60 trượng. Điều 669 cụ thể hóa thêm rằng viê ̣c tra khảo tù phạm không được quá ba lần như tra khảo một lần chưa xong, giao sang ty hình khác lại phải tra khảo nữa, thì tính ra tù nhân chỉ phải tra khảo ba lần là cùng; đánh bằng trượng không được quá 100; trái luật này thì bị phạt tiền 100 quan; nếu vì thế mà tù nhân chết thì phải khép vào tội cố sát. Nếu tù nhân bị bệnh ung nhọt không đợi cho y khỏi mà tra khảo, thì xử tội biếm; nếu trong lúc ấy mà cho thi hành tội trượng thì xử phạt tiền 30 quan. Như vậy, theo các quy định ở trên, việc sử dụng biện pháp cứng rắn trong quá trình tố tụng chỉ là bước cuối cùng, sau khi đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng và phải có giới hạn về mức độ cũng như tính đến những trường hợp miễn hoãn.

- Liên quan đến các hành vi lạm quyền xâm phạm tính mạng, thân thể của nhân dân do các quan lại gây ra trong quá trình thi hành công vụ, Điều 682 Bộ luật ghi rõ những quan giám lâm, nhân việc công cầm gậy đánh chết người hay dọa nạt bức tử người ta, thì khép vào tội lầm lỡ giết người. Nếu lấy gậy lớn hay dùng tay chân đánh người bị thương đến què gẫy, thì bị tội nhẹ hơn tội đánh nhau bị thương hai bậc. Nếu cầm mũi nhọn sắc thì xử theo tội đánh nhau giết người hay làm bị thương. Đặc biệt trong Điều 707 Bộ luật này nêu rõ viê ̣c ngục giám vô cớ hành hạ, đánh đập tù nhân bị thương, thì xử tội theo luật đánh người bị thương. Nếu bớt xén áo quần và cơm, đồ ăn thì chiểu số ăn bớt mà khép vào tội ăn trộm. Nếu vì sự đánh đập và ăn bớt đến nỗi tù phạm bị chết, thì bị khép vào tội đồ hay tội lưu. Ngục quan và giám ngục quan biết mà không phát giác thì cũng bị tội trên, nhưng được giảm một bậc.

Qua quy định nêu trên, có thể thấy là pháp luật hình sự Việt Nam trước kia đã coi tù nhân như là những con người và chú ý bảo vệ họ như là những con người thông qua những quy đi ̣nh đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho những đối tượng này. “Trong bối cảnh chế độ phong kiến, khi mà ngay cả với địa vị là một thần dân cũng rất thấp kém thì quy định về đối xử với tù nhân trong Bộ

2.2.1.2. Các bản Hiến pháp

Kế thừa truyền thống nhân đạo đó của dân tộc, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Hiến pháp năm 1946 của Nhà nước ta đã khẳng định: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ, giam cầm người công dân Việt Nam…”

[17, Điều 11]. Điều 68 Hiến pháp năm 1946 còn quy định rõ: “Cấm không được

tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo và tội nhân” [17].

Hai quy định kể trên cho thấy Hiến pháp 1946 đã xác định được một nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ công dân khỏi bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo. Về bản chất, những quy định đó cũng chính là nội dung cốt lõi của các văn kiện quốc tế về nhân quyền liên quan đến vấn đề này.

Các nguyên tắc nhân đạo kể trên của Hiến pháp 1946 tiếp tục được kế thừa và được phát triển thêm các quy định liên quan đến việc tố cáo và chế định bồi thường cho nạn nhân bị oan sai trong các Điều 27, 29 Hiến pháp 1959, Điều 69, 70 Hiến pháp 1980, Điều 12, 71, 72, 74 Hiến pháp 1992. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đã được hiến định trong Điều 71 Hiến pháp 1992, cụ thể:

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân [20].

Điều 74 Hiến pháp 1992 còn quy định quyền được khiếu nại, tố cáo đối với hành vi trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền:

Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ

quan nhà nước hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết theo thời hạn pháp luật quy định… Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo… [20].

Những nguyên tắc hiến định kể trên sau đó tiếp tục được thể chế hóa trong các ngành luật như Dân sự , Hình sự và Hành chính cùng nhiều văn bản pháp luật có liên quan khác của Nhà nước ta.

2.2.1.3. Luật dân sự

Bộ luật Dân sự năm 1995, đã dành ít nhất 3 điều khoản đề cập riêng đến vấn đề này. Điều 5 quy định quyền nhân thân trong quan hệ dân sự do pháp luật quy định được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Điều 32 quy định: “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, uy tín của cá nhân

của người khác…” [21]. Điều 33 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của

cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai được xúc phạm

đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” [21]. Những quy định kể

trên trong Bộ luật dân sự không chỉ đóng vai trò là những quy tắc điều chỉnh trong các quan hệ giữa công dân, mà còn là nền tảng để bảo đảm quyền nhân thân của tất cả mọi người trong quan hệ với các cơ quan và công chức nhà nước, kể cả quan hệ pháp luật hình sự.

2.2.1.4. Luật hành chính

Đối với hệ thống pháp luật hành chính thì ngược dòng lịch sử trước năm 1989, pháp luật Việt Nam từ năm 1977 đến thời điểm đó có áp dụng biện pháp hành chính với tư cách là một trong các hình thức xử phạt vi cảnh được

áp dụng đối với một số hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn xã hội với thời gian từ 1 đến 3 ngày. Quy định này nằm trong Nghị định của Chính phủ số 143/HDBT ban hành điều lệ xử phạt vi cảnh vào năm 1997. Sở dĩ chế tài giam giữ hành chính được quy định trong một văn bản như vậy vì nó phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của một đất nước vừa kết thúc chiến tranh 30 năm và với hệ thống pháp luật còn ít phát triển đang ở thời điểm chuẩn bị xây dựng, tích cực xây dựng và hoàn thiện.

Tuy nhiên hạn chế này được khắc phục khi Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính do một cơ quan quyền lực nhà nước - Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành vào ngày 30/11/1989. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 đã không quy định giam hành chính là một hình thức xử phạt hành chính và như vậy là phạt giam hành chính áp dụng đối với một số vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1989 đã quy định biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính với tư cách là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính:

“Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc bảo đảm việc xử phạt, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ người, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi

cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...” [38]. Pháp lệnh này này

đã được Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 thay thế. Tiếp đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời quy định trong Chương V với tên gọi “Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành

chính” [40] cụ thể trong Điều 43, 44 và 45. Theo đó biện pháp tạm giữ người

theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau:

- Thứ nhất, khi cần phải thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý hành chính. Ví dụ, trường hợp cần xác minh nhân thân của người thực hiện vi phạm pháp luật hành chính về trật tự xã hội

mà không có giấy tờ tùy thân hoặc trường hợp cần xác định số tang vật vi phạm pháp luật mà đối tượng vi phạm cất giấu ở một nơi khác.

- Thứ hai, khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng. Ví dụ, trường hợp đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật như cãi lộn dẫn đến ẩu đả mà không kịp thời ngăn chặn có thể nguy hiểm đến tính mạng của bản thân của họ hoặc người khác.

Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông thường là 12 giờ. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết thì thời hạn này có thể kéo dài đến 24 giờ.

Đối với những trường hợp giam giữ người tại nơi xa xôi như: biên giới, hải đảo, phương tiện giao thông đi lại khó khăn hoặc nghèo nàn về phương tiện đi lại thì thời gian tạm giữ có thể kéo dài tối đa đến 48 giờ.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính được Pháp lệnh quy định cho từng chức danh cụ thể quy định tại Điều 45. Những người được trao quyền áp dụng biện pháp này được quy định xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của việc đấu tranh chống vi phạm hành chính của bộ máy nhà nước.

Thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính được quy định rất chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức tối đa việc lạm quyền hoặc áp dụng không đúng đối tượng khi áp dụng biện pháp này. Cụ thể, việc tạm giữ phải được quyết định bằng văn bản và người bị tạm giữ được quyền giữ một bản vì đó là căn cứ pháp lý quan trọng để họ khiếu nại khi cần thiết. Người bị tạm giữ cũng có quyền thông báo việc họ tạm giữ về gia đình, cơ quan hoặc nơi họ học tập, công tác. Trường hợp người bị tạm giữ là vị thành niên thì phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ nếu tạm giữ trên 6 giờ.

Pháp luật cũng nghiêm cấm tạm giữ người vi phạm hành chính tại nhà tạm giữ, tạm giam hình sự hoặc ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị tam giữ như nhà vệ sinh, hầm tối, trong thùng tôn…

Trong trường hợp người có thẩm quyền tạm giữ người vi phạm hành chính mà vi phạm quy định của pháp luật thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức với mức nhẹ thì khiển trách, cảnh cáo, nặng thì buộc thôi việc và phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cấu thành tội phạm hình sự.

Thực tế thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên đã chứng tỏ việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đã góp phần đắc lực trong đấu tranh chống vi phạm hành chính có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi pháp luật phải quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa về vấn đề này như chế độ sinh hoạt của người bị tạm giữ hành chính, tổ chức giữ như thế nào để bảo đảm đúng quy định nhất.

2.2.1.5. Luật hình sự

Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam năm 1985 đã khẳng định mục đích của hình phạt trong Điều 20 là không chỉ nhằm “trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, tuân thủ pháp luật

và ngăn ngừa họ phạm tội mới” [18]. Quan điểm tiến bộ này chi phối việc

xác định và xử lý tội phạm. Trên thực tế, trong hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong các bộ luật hình sự Việt Nam không có hình phạt hoặc biện pháp tư pháp nào liên quan đến tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Trong khi đó, trong hệ thống các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã bao gồm cả dạng tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, mà điển hình là các tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, tội ra các bản án hoặc quyết định trái pháp luật, tội dùng nhục hình, tội bức cung… nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong hoạt động tố tụng và bảo vệ những bị can, bị cáo khỏi bị xâm hại về thân thể, danh dự, nhân phẩm.

2.2.1.6. Luật tố tụng hình sự

Với ý nghĩa là hệ thống các quy tắc pháp lý do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật tố tụng hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc ngăn chặn các hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo – vốn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực này. Trong Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Việt Nam năm 1988 đã xác định việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động tố tụng hình sự, bắt buộc các cơ quan và cán bộ có liên quan phải tuân thủ. Các nguyên tắc này tiếp tục được khẳng định và củng cố trong những lần sửa đổi tiếp theo của Bộ luật tố tụng hình sự, đóng vai trò là khuôn khổ pháp lý để ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân do các cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng gây ra.

Trong Bộ luật tố tụng hình sự 1988 này, mọi quy định liên quan đến tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, từ điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử cho đến các quy định về nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan và cá nhân

Một phần của tài liệu Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)