Không tru ̣c xuất , trả về, hoặc dẫn độ người sang quốc gia khác nếu có căn cứ xác đáng tin rằng người này có nguy cơ bị tra tấn là một nguyên tắc cơ bản của luật nhân quyền quốc tế. Theo Ủy ban Nhân quyền thì “các quốc gia không được đặt các cá nhân vào sự nguy hiểm của viê ̣c tra tấn hay trừng phạt độc ác, đối xử vô nhân đạo hay hạ nhục trả về nước khác bằng cách trục xuất
hay dẫn độ” [14, tr.317 ]. Do đó, các quốc gia có nghĩa vụ quy định các điều
khoản pháp lý để đảm bảo rằng nguyên tắc này được tôn trọng. Nguyên tắc này có thể được tìm thấy trong rất nhiều luật, như luật về nhập cư hoặc tỵ nạn, dẫn độ và thậm chí trong những quy định hành chính.
ký kết hoặc gia nhập và theo nguyên tắc có đi có lại, pháp luật Việt Nam cũng cho phép dẫn độ một người sang một nước thích hợp. Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi năm 2003 của Việt Nam quy định rằng các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang ở trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho quốc gia yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt . Việc dẫn độ cũng được quy định đặc biệt trong Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp như sau : “Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó” [26]. Định
nghĩa này đơn thuần chỉ tập trung vào việc chỉ ra vấn đề kỹ thuật. Vấn đề nằm ở chỗ liệu việc dẫn độ có được thực hiện hay không, điều này phụ thuộc vào một số vấn đề như bản chất của hành vi tội phạm, thực tiễn của quốc gia nơi mà người phạm tội bị xem xét phải trục xuất, trả về hoặc dẫn độ tới, những người có thẩm quyền ra quyết định dẫn độ, v.v… Bởi vì dù thế nào thì mục đích quan trọng nhất trong tất cả các trường hợp là phải bảo vệ con người khỏi bị tra tấn hay bị đối xử tàn tệ.
Vấn đề từ chối dẫn đô ̣ được quy đi ̣nh trong điểm d khoản 1 Điều 344 Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự năm 2003 và điểm đ khoản 1 Điều 35 Luâ ̣t tương trợ tư pháp, theo đó Viê ̣t Nam có thể từ chối yêu cầu dẫn đô ̣ khi có căn cứ người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở quốc gia yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc , tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị . Trong các điều ước song phương mà Việt Nam ký kết với các quốc gia khác thì đối với những quy đi ̣nh liên quan đến dẫn độ thì hầu hết đều quy định việc từ
chối dẫn đô ̣ nếu có nghi ngờ người bi ̣ yêu cầu dẫn đô ̣ có thể bi ̣ truy bức ở nước yêu cầu dẫn đô ̣ . Còn đối với các điều ước quốc tế đa phương có quy đi ̣nh về dẫn đô ̣ như Công ước chống tham nhũng , Công ước chống tô ̣i pha ̣m có tổ chức xuyên quốc gia… Việt Nam tuyên bố không coi Công ước là cơ sở pháp lý để dẫn đô ̣ mà thực hiê ̣n theo điều ước quốc tế song phương mà Viê ̣t Nam đã ký kết .
Việc ngăn chặn những hành vi tra tấn hoặc đối xử tàn tệ đối với công dân Việt Nam bởi quốc gia khác được quy định rõ ràng trong Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam. Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Luâ ̣t tương trợ tư pháp Viê ̣t Nam 2007 thì khi một công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ tài phán của một quốc gia khác và đang trốn tại Việt Nam, thì người đó sẽ không bị dẫn độ sang nước đưa ra yêu cầu. Mặc dù có điều khoản này, nhưng theo luật nhân quyền quốc tế và luật tập quán quốc tế, Việt Nam nếu không dẫn đô ̣ thì cũng phải đảm bảo rằng có một khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để trừng phạt tội tra tấn, phù hợp với các nghĩa vụ quy định trong Công ước chống tra tấn.
Đối với trục xuất , Hiến pháp Viê ̣t Nam 2013 đã có bổ sung quy đi ̣nh về vấn đề này tuy nhiê n quy đi ̣nh mới của Hiến pháp chỉ quy đi ̣nh bảo vê ̣ cho công dân Viê ̣t Nam, theo đó, công dân Viê ̣t Nam sẽ không có nguy cơ bi ̣ tru ̣c xuất và mo ̣i hình thức tru ̣c xuất chỉ áp du ̣ng cho người nước ngoài . Theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t Việt Nam trục xuất có thể là hình thức xử phạt hành chính hoă ̣c là hình pha ̣t hình sự . Điều 27 Luâ ̣t xử lý vi pha ̣m hành chính 2012 quy đi ̣nh: “Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” [29]. Đối tượng áp d ụng ở đây là người nước ngoài có
hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam mà theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về xử pha ̣t vi pha ̣m hành chính phải bi ̣ tru ̣c xuất . Còn theo Điều 32 Bô ̣ luâ ̣t hình sự 1999 (sửa đổi năm 2009) và Nghị định số
54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì trục xuất có thể được áp du ̣ng với tư cách là hình pha ̣t - có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung tùy theo bản án của Tòa án có thẩm quyền - đối với người nước ngoài bị kết án . Bên cạnh đó còn có quy định của Nghị định số 9/2012/NĐ- CP ngày 17/2/2012 quy đi ̣nh về tổ chức quản lý và các chế đô ̣ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t thi hành án hình sự. Trong tất cả các văn bản pháp luật nêu trên quy định về trục xuất thì chưa có văn bản nào quy định vấn đề nghiêm cấm trục xuất trong trường hợp có căn cứ cho rằng người bi ̣ tru ̣c xuất có thể ở trong tình tra ̣ng phải chi ̣u sự tra tấn.
Đối với vấn đề trao trả thì pháp luật Việt Nam đã thể hiện sự tương thích so với pháp luâ ̣t quốc tế trong vấn đề này cu ̣ thể ta ̣i Điều 51 khoản 1 Luật tương trợ tư pháp Viê ̣t Nam có các quy đi ̣nh về chuyển giao người bi ̣ kết án trong đó có quy đi ̣nh cơ quan có thẩm quyền của Viê ̣t Nam từ chối chuyển giao nếu có căn cứ cho rằng người được chuyển giao có thể bi ̣ tra tấn , trả thù hoă ̣c bi ̣ truy bức ta ̣i nước tiếp nhâ ̣n chuyển giao.
Có một điểm cần lư u ý đó là , theo Điều 3 Công ước chống tra tấn quy đi ̣nh: “Không một Quốc gia thành viên nào được trục xuất, hay trả về hoặc dẫn độ một người cho một quốc gia khác, nơi có nhiều lý do thực tế để tin
rằng người đó có nguy cơ bị tra tấn” [9] như vậy thì ngoại trừ “trường hợp có
lý do thực tế để tin rằng người đó có nguy cơ bị tra tấn” thì Công ước cho phép các quốc gia thành viên được trục xuất, trả về hoặc dẫn độ tội phạm sang nước khác. Câu hỏi đáng quan tâm nhất là cơ quan có thẩm quyền trong việc ra quyết định dẫn độ làm cách nào có thể xác đi ̣nh được có “lý do thực tế” hay không. Cùng với quy định của Công ước chống tra tấn và luật nhân quyền quốc tế nói chung, quốc gia thành viên có nghĩa vụ xem xét xem liệu có lý do thực tế để tin rằng một người có thể bị tra tấn tại nơi mà người đó sẽ bị trục
xuất, trả về hoặc dẫn độ tới, nguy cơ bị tra tấn phải được xem xét trên cơ sở rõ ràng chứ không phải là lý thuyết hoặc nghi ngờ. Vì vậy, dù có những tội có thể bị trục xuất và việc trục xuất được thực hiện phù hợp với các công ước quốc tế hoặc các hiệp định song phương, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải đảm bảo một cách chắc chắn rằng những tội phạm bị dẫn độ là nằm ngoài các lý do thực tế như đã được quy định trong Công ước chống tra tấn và các công ước nhân quyền quốc tế khác. Một khi những những lý do thực tế được tìm thấy, Việt Nam phải từ chối dẫn độ.
Về cơ bản, quy định về việc từ chối dẫn độ trong Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã khá đầy đủ và rõ ràng với nghĩa vụ mà Côn g ước chống tra tấn đưa ra trong Điều 4. Tuy nhiên, như đã đề cập thì những hành vi gần với tra tấn và đối xử tàn tê ̣ thường được quy định trong Bô ̣ luâ ̣ t hình sự, nhưng thuâ ̣t ngữ tra tấn vẫn chưa được đề cập cu ̣ thể . Hơn nữa, căn cứ mà cơ quan thẩm quyền Việt Nam dùng để từ chối dẫn độ không tương thích với những lý do thực tế được quy định trong Điều 3 của Công ước . Do đó, cần phải có sự giải thích rõ hơn về những tội có hoặc không thể bị dẫn độ, và những lý do để từ chối dẫn độ cũng được mở rộng để bao hàm hết lý do thực tế được quy định trong Công ước chống tra tấn và những văn kiện nhân quyền quốc tế khác.