Nâng cao chất lượng thông tin trong quản lý

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ (Trang 110)

- Không khiêm tốn, cướp công của đồng nghiệp và của quần chúng; Sinh hoạt luộm thuộm, lề mề.

5. Nâng cao chất lượng thông tin trong quản lý

5.1. Chất lượng thông tin trong quản lý

Thông tin giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý, nhưng làm thế nào để thông tin có hiệu quả là vấn đề không đơn giản. Muốn thông tin có hiệu quả thì chất lượng thông tin phải cao và việc tổ chức hệ thống thông tin phải hợp lý. Chất lượng thông tin quyết định hiệu quả quá trình quản lý. Vậy chất lượng thông tin là gì? Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời.

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì chất lượng thông tin là mức độ thỏa mãn nhu cầu về thông tin của những người sử dụng nó. Chất lượng thông tin thể hiện ở các mặt sau: mức độ thời sự, mức độ kịp thời, mức độ chính xác, mức độ đầy đủ, mức độ kinh tế v.v...

Các mặt mức độ kể trên của thông tin chính là các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thông tin. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thường là: tiến độ khoa học kỹ thuật, trình độ năng lực của con người, công nghệ, môi trường, phương pháp tổ chức hệ thống thông tin trong tổ chứuc v.v...

5.2. Nâng cao chất lượng thông tin trong quản lý

Mục tiêu của hoạt động quản lý, sự phát triển của thông tin và công nghệ thông tin đòi hỏi chất lượng của thông tin trong quản lý phải càng ngày càng được nâng cao.

Phương pháp cơ bản để nâng cao chất lượng thông tin được chú ý là: - Đầu tư công nghệ kỹ thuật mới;

- Đào tạo và sử dụng con người;

- Tổ chức hệ thống thông tin khoa học;

- Có cơ chế, quy chế đầy đủ, rõ ràng về công tác thông tin;

- Có chế độ trách nhiệm và quyền lợi cho những người liên quan đến hoạt động thông tin.

CHƯƠNG 9. QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)