Khái niệm, yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng cơ cầu tổ chức quản lý.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ (Trang 61)

- Những căn cứ để xác định mục tiêu hoạt động của trường là: Đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước đối với giáo dụcvà TDTT; k ế hoạch phát triển kinh tế

1. Khái niệm, yêu cầu và các nhân tố ảnh hưởng cơ cầu tổ chức quản lý.

1.1. Khái niệm cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức là hệ thống bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.

Cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý, có tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức quản lý một mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi người trong tổ chức, mặt khác có tác động tích cực trở lại đến việc phát triển của tổ chức.

Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức: - Chuyên môn hóa;

- Phân chia tổ chức thành các bộ phận; - Quyền hạn và trách nhiệm;

- Cấp bậc và phạm vi quản lý.

- Tập trung và phân quyền trong quản lý;

- Phối hợp giữa các bộ phận của cơ cấu tổ chức.

1.2. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức.

1.2.1. Đảm bảo tính tối ưu:

Giữa các khâu quản lý và các cấp quản lý cần thiết lập những mối liên hệ hợp lý. Số lượng cấp quản lý nên ít nhất, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống được tốt nhất. Cơ cấu quản lý cần mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ mục đích đề ra của hệ thống.

1.2.2. Đảm bảo tính linh hoạt:

Cơ cấu tổ chức quản lý phải có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng như ngoài môi trường. Quá trình hoạt động của hệ thống thường có những biến đổi từ nội bộ cũng như từ bên ngoài tác động vào, nên cơ cấu tổ chức cần vận động sao cho phù hợp với những biến động đó.

Cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo tính chính xác đáng tin cậy của tất cả các thông tin được sử dụng trong hệ thống, nhờ đó đảm bảo sự phối hợp của các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của hệ thống.

1.2.4. Đảm bảo tính kinh tế:

Cơ cấu tổ chức quản lý phải sử dụng chi phí quản lý đạt hiệu quả cao nhất. Bộ máy quản lý cần gọn, nhẹ và điều hành thông suốt. Tiêu chuẩn xem xét yêu cầu này là mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả thu về.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý.

1.3.1. Các nhân tố thuộc đối tượng quản lý:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ, sự phát triển của phân công lao động xã hội.

- Trình độ phát triển của quan hệ sở hữu (tài sản, trí tuệ…) của đối tượng quản lý.

- Tính chất và đặc điểm của ngành, của lĩnh vực quản lý, trình độ trang bị của quá trình lao động quản lý.

1.3.2. Các nhân tố thuộc lĩnh vực hoạt động quản lý và cơ chế, công cụ quản lý:

- Quan hệ giữa tập trung thống nhất và phân cấp quản lý. - Dân chủ hóa quá trình kinh tế - xã hội.

- Quan hệ giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ.

- Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ của cán bộ quản lý.

1.3.3. Các nhân tố thuộc thuộc về thiết chế, thể chế chính trị, xã hội và tổ chức nhà nước.

- Chế độ chính trị của quốc gia. - Cơ cấu quyền lực nhà nước.

- Quan hệ giữa trung ương và địa phương.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)