Các nguyên tắc quản lý

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ (Trang 74)

- Những căn cứ để xác định mục tiêu hoạt động của trường là: Đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước đối với giáo dụcvà TDTT; k ế hoạch phát triển kinh tế

2.3.Các nguyên tắc quản lý

2. Các nguyên tắc quản lý.

2.3.Các nguyên tắc quản lý

Cơ sở để hình thành nguyên tắc quản lý là bản chất của các quy luật trong các lĩnh vực hoạt động xã hội; những luận điểm cơ bản, những nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin; những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng CSVN; những kinh nghiệm thực tiễn quản lý xã hội trong nước và thế giới. Trong quản lý nói chung, cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau:

2.3.1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội:

Các lĩnh vực chính trị, pháp luật, quản lý có mối quan hệ với nhau. Trong đó thể chế chính trị giữ vai trò định hướng chi phối toàn bộ các hoạt động xã hội; hệ thống luật pháp được xây dựng trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội được phép và không được phép làm, là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ được pháp luật bảo vệ. Pháp luật đã tạo ra khung pháp lý cho hoạt động quản lý xã hội.

Mặt khác các giá trị chung cũng như các thông lệ xã hội, các tập tục truyền thống văn hóa, lối sống của dân cư, các hệ tư tưởng tôn giáo,... đều có những tác động nhiều mặt trực tiếp đến các hoạt động của các tổ chức. Do vậy, trong hoạt

động quản lý đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn luôn đảm bảo sự lãnh đạo về chính trị, tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các thông lệ xã hội.

2.3.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Đây là nguyên tắc cơ bản của mọi tổ chức, kể cả các tổ chức kinh tế. Là nguyên tắc quan trọng của hoạt động quản lý.

Nguyên tắc tập trung dân chủ phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Tinh thần của nguyên tắc này là đảm bảo sự tập trung thống nhất của chủ thể quản lý trên cơ sở phát triển tối đa sáng kiến của đông đảo người lao động trong quá trình quản lý. Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải thống nhất hai mặt: một là phải tăng cường sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước trung ương trên quy mô toàn quốc về những vấn đề cơ bản, trọng yếu của quản lý nhà nước; hai là phải phát huy và mở rộng tối đa quyền chủ động của các địa phương, các đơn vị cơ sở, của quần chúng nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể bằng các giải pháp, phương tiện đa dạng, sáng tạo.

Chế độ tập trung trong quản lý nhà nước đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, ngăn chặn khuyng hướng vô chính phủ, địa phương chủ nghĩa.

Dân chủ trong quản lý nhà nước là hình thức quản lý hiệu quả nhất, nó giải phóng được năng lực to lớn của quần chúng, làm tăng gấp bội hiệu quả các điều kiện, phương tiện quản lý xã hội.

Ø Bản chất của tập trung thống nhất trong quản lý nhà nước: - Thống nhất chặt chẽ về tổ chức;

- Thống nhất về ý chí và hành động của các cấp, các ngành, các đơn vị, các thành viên trong hệ thống (cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý).

- Mệnh lệnh từ trên xuống phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

- Biểu hiện của sự chỉ huy tập trung thống nhất trong quản lý nhà nước là: Quan hệ giữa chỉ huy và chấp hành; giữa chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới và sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên; bộ phận phải chấp hành toàn thể, địa phương phải phục tùng trung ương.

Phương thức thực hiện sự chỉ huy tập trung thống nhất chủ yếu bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Dân chủ trong quản lý là sự huy động trí lực của mọi người để tiến hành quản lý. Dân chủ trong quản lý thể hiện:

- Dân chủ hoá trước lúc ra quyết định.

- Phi tập trung hoá quyền hạn của cấp trên, của thủ trưởng đối với cấp dưới. - Nghiệp vụ hoá đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động.

- Hợp lý hoá và công khai hóa việc đầu tư kinh phí đối với cơ sở v.v...

Tóm lại: Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo toàn bộ các quan hệ quản lý. Sử dụng không đúng nguyên tắc này sẽ dẫn đến: hoặc là tập trung quan liêu, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ, dân chủ hình thức, hoặc dân chủ quá trớn, vô chính phủ.

2.3.3. Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích:

Quản lý suy cho cùng là quản lý con người nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của người lao động. Mặt khác, động lực của quản lý là lợi ích, bao gồm lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích tổ chức và lợi ích của xã hội. Do đó nguyên tắc quan trọng của quản lý là phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa các lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân của người lao động là động lực trực tiếp.

Lợi ích vừa lài mục tiêu, vừa là nhu cầu, vừa là động lực khiến con người hành động. Nếu có sự nhất trí về lợi ích và nhu cầu sẽ có sự nhất trí về mục tiêu và hành động. Nguyên tắc này đòi hỏi phải kết hợp hài hòa các lợi ích có liên quan đến tổ chức trên cơ sở những đòi hỏi của quy luật khách quan. Kết hợp các lợi ích là thỏa mãn đồng thời các lợi ích theo đúng nhu cầu, bảo đảm cho các lợi ích không mâu thuẫn, đối lập nhau, cùng có tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Việc kết hợp các lợi ích đòi hỏi hoạt động quản lý phải chú trọng thích đáng từng loại lợi ích trong việc xác định nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải quyết các công việc cụ thể như huy động vốn, phân chia lợi nhuận v.v.

Thực hiện nguyên tắc này cần chú ý một số vấn đề sau:

- Các quyết định quản lý phải quan tâm trước hết đến lợi ích người lao động. - Phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, bởi vì lợi ích cá nhân không thể bền vững và ngày càng được thỏa mãn cao hơn nếu không đồng thời chăm lo đến lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.

- Phải coi trọng và có những biện pháp thích hợp đối với cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, cả của tập thể và cá nhân người lao động.

Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch và tính linh hoạt phản án mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa khoa học quản lý và nghệ thuật quản lý.

Quản lý là một hoạt động phức tạp đòi hỏi phải có kế hoạch. Quản lý theo kế hoạch là quản lý một cách khoa học. Xây dựng kế hoạch là chức năng hàng đầu của hoạt động quản lý, đồng thời kế hoạch là công cụ quan trọng của người quản lý.

Mặt khác, thực tiễn luôn vận động, biến đổi vì vậy trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phải bổ sung, điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế.

Yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc này: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có thói quen, nề nếp làm việc có kế hoạch đối với mọi hoạt động của tổ chức.

- Biết xây dựng hệ thống nhiều kế hoạch khác nhau như kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận, kế hoạch từng hoạt động v.v.

- Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và cùng hướng tới mục tiêu chung.

- Kế hoạch phải phản ánh được những vấn đề then chốt nhất, cơ bản nhất của tổ chức, phân chia thời gian và nhiệm vụ hợp lý cho các lực lượng thực hiện. Kế hoạch phải có tính khả thi.

- Người quản lý phải quyết tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phát hiện xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch để điều chỉnh bổ sung.

2.3.5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:

Quản lý là quá trình tổ chức, sử dụng các nguồn lực (đầu vào) để đạt được kết quả (đầu ra) theo đúng mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, bất cứ một nhà quản lý nào cũng quan tâm đến vấn đề tiết kiệm và hiệu quả của tổ chức. Tiết kiệm và hiệu quả vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc của hoạt động quản lý.

Tiết kiệm là chi phí, tiêu dùng một cách hợp lý trong khả năng và điều kiện cho phép. Hay nói cách khác là chi phí đến mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo kết quả các hoạt động ở mức tối đa. Trong sản suất kinh doanh cũng như tiến hành một hoạt động nào đó bao giờ cũng đòi hỏi phải tiết kiệm chi phí các nguồn lực như tiền vốn, vật tư, sức lao động, thời gian v.v...

Hiệu quả được xác định là kết quả cuối cùng của hoạt động so với chi phí. Muốn tăng hiệu quả phải bằng cách tăng kết quả và giảm chi phí. Tăng kết quả bằng

cách tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tiết kiệm các yếu tố đầu vào và tiết kiệm thời gian.

Tiết kiệm và hiệu quả có mối quan hệ hữu cơ với nhau: tiết kiệm chỉ có ý nghĩa khi đạt được hiệu quả cao, hiệu quả chính là tiết kiệm theo nghĩa rộng và đầy đủ nhất. Tiết kiệm và hiệu quả là thước đo để đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động quản lý và năng lực của người quản lý.

Thực hiện nguyên tắc này cần sử dụng các phương thức quản lý tiên tiến nhất mới tiết kiệm được chi phí và đem lại hiệu quả cao như:

- Giảm chi phí vật tư, nguyên liệu trong sản suất một cách hợp lý để hạ giá thành sản phẩm bằng các biện pháp như áp dụng kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến, cải tiến kết cấu sản phẩm, v.v...

- Sử dụng đúng sức lao động, tận dụng mọi nguồn lực.

- Đầu tư có trọng điểm và sớm phát huy tác dụng, hiệu quả của các công trình, dự án, chống thất thoát, lãng phí.

- Sử dụng đúng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ (Trang 74)