Khái quát chức năng tổ chức.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ (Trang 50)

- Những căn cứ để xác định mục tiêu hoạt động của trường là: Đường lối, chính sách Đảng và Nhà nước đối với giáo dụcvà TDTT; k ế hoạch phát triển kinh tế

2.2.1. Khái quát chức năng tổ chức.

a) Khái niệm:

Tổ chức là một thuật ngữ có tính đa nghĩa, được sử dụng rất linh hoạt.

Thứ nhất, tổ chức là một hệ thống gồm nhiều người cùng hoạt động vì mục đích chung (danh từ tổ chức - đã trình bày Chương 1).

Thứ hai, tổ chức là quá trình triển khai các kế hoạch, bao gồm xây dựng những hình thức cơ cấu tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đối với kế hoạch (động từ tổ chức theo nghĩa rộng).

Thứ ba, tổ chức là một chức năng của quá trình quản lý (động từ tổ chức theo nghĩa hẹp - organizing). Đó là các hoạt động được tiến hành sau khi kế hoạch đã được xây dựng nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến nội dung của tổ chức theo nghĩa chức năng quản lý.

Chức năng tổ chức là hoạt động quản lý nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận đó có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.

b) Vai trò của chức năng tổ chức:

Chức năng tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt, tổ chức là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn, tạo ra cái gọi là "hiệu ứng tổ chức" như Lênin nói: "Tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên gấp mười lần". Thành tựu của khâu tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thể quản lý.

Nhờ tổ chức có hiệu quả mà người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. Nhờ có tổ chức mà kỷ cương, nề nếp, tác phong làm việc khoa học, sự đoàn kết nhất trí trong tổ chức được đảm bảo; năng lực, sở trường của mỗi người và mỗi bộ phận được phát huy.

c) Nội dung chủ yếu của chức năng tổ chức:

Về bản chất, nội dung tổ chức là việc thực hiện phân công lao động một cách khoa học, là cơ sở để tạo ra năng suất lao động cao. Nó được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu chiến lược của tổ chức; và thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu;

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, tức là phân chia tổ chức thành các bộ phận để thực hiện các hoạt động;

- Bố trí, sắp xếp đội ngũ, xác định vị trí, nhiệm vụ quyền hạn của từng thành viên từng bộ phận trong tổ chức, trong đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền;

- Quản lý nhân sự bao gồm tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật, sa thải v.v...

- Đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động của tổ chức.

d) Yêu cầu của công tác tổ chức:

- Phân cấp rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng;

- Chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn, kết hợp trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi;

- Cụ thể và sáng tạo;

- Đảm bảo lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài v.v...

e) Đối tượng của công tác tổ chức

- Cơ cấu bộ máy tổ chức;

- Cán bộ, công chức (cán bộ, quản lý và nhân viên); - Các công việc cụ thể;

- Văn hóa tổ chức v.v...

f) Phân loại công tác tổ chức:

- Tổ chức cơ cấu bộ máy; - Tổ chức công việc; - Tổ chức cán bộ;

- Tổ chức chính thức và phi chính thức; - Tổ chức chiến lược và tổ chức tác nghiệp; - Tổ chức ngắn hạn và tổ chức dài hạn;

- Tổ chức nhất thời và tổ chức cố định thường xuyên.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)