Đánh giá về khả năng mở rộng huy động vốn tiền gửi của NH TMCP Đông Nam Á CN Kim Liên.

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- Chi nhánh Kim Liên (Trang 58)

VI. Chi phí hoạt độn g/ Doanh thu( chưa kể hoạt động kinh doanh

2.4.Đánh giá về khả năng mở rộng huy động vốn tiền gửi của NH TMCP Đông Nam Á CN Kim Liên.

TMCP Đông Nam Á- CN Kim Liên.

2.4.1. Mối quan hệ giữa huy động vốn tiền gửi và sử dụng vốn

Quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động của NH TMCP Đông Nam Á- CN Kim Liên còn nhỏ so với nhu cầu sử dụng vốn. Chi nhánh phải đi vay vốn từ hội sở để phục vụ mục đích kinh doanh. Tỷ lệ tổng tiền gửi huy động trên tổng dư nợ tín dụng năm 2010 là 86.35%, năm 2011 là 42.74% và năm 2012 là 43.29%. SEABANK- Kim Liên còn thiếu rất nhiều vốn để hoạt động kinh doanh. Vì vậy chi nhánh cần mở rộng hoạt động huy động vốn nói chung và

cụ thể là hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng.

Bảng 13: Cơ Cấu vốn huy động- Dư nợ tại NH TMCP Đông Nam Á- CN Kim Liên Đơn vị: triệu đồng Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 Vốn huy động Dư nợ Vốn huy động Dư nợ Vốn huy động Dư nợ Số dư 617201 714736.2 472207 1104686.9 442399 1021826 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 386368.61 105638,00 358405.10 160621,47 290302.2 137537,71 Trung, dài hạn 230833.16 609098,15 113801.90 944065,45 152096.8 884287,82

Phân theo loại tiền

VND 591102.01 676855.2 456765.83 1067127.6 425587.8 994236.2

Ngoại tệ 26107.98 37881.01 15441.16 37559.35 16881.16 27589.29

( Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Đông Nam Á – CN Kim Liên).

Về tổng thể thì quy mô vốn tiền gửi huy động của NH TMCP Đông Nam Á- CN Kim Liên còn thiếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ vốn ngắn hạn chi nhánh huy động được là lớn, nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn lại nhỏ. Chi nhánh chủ yếu là cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng ngoài phải vay thêm vốn của SEABANK và vay các TCTD khác thì ở đây còn có sự chuyển hoán kì hạn, từ vốn ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.

Cùng với việc thiếu vốn tiền gửi huy động bằng nội tệ để cho vay thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cũng chưa đủ cho nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ của chi nhánh.

Vì vậy SEABANK Kim Liên cần tiến hành mở rộng huy động vốn tiền gửi, đặc biệt là nguồn vốn tiền gửi trung, dài hạn và nguồn vốn tiền gửi bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của chi nhánh.

2.4.2. Mức tăng cung tiền gửi.

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn. GDP năm 2013 ước đạt khoảng 5.4% so với năm 2012 là 5.03%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2011-2013 dự kiến sẽ chỉ đạt 5,6%/năm, là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Quốc Hội cũng vừa thông qua kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2014 là khoảng 5.8%. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay rất chậm. Vì vậy nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế là một phần của thu nhập quốc dân cũng bị giảm xuống. Tuy nhiên, khi nền kinh tế khó khăn, dân chúng sẽ thận trọng với thu nhập của mình hơn và nhất là với bối cảnh hiện nay, khi thị trường bất động sản đóng băng, hiện tại là thời điểm cho người có nhu cầu thực sự mua nhà chứ không còn cơ hội cho những người mua đi bán lại nhằm lên giá kiếm lời nữa, thị trường chứng khoán không sôi động, không hấp dẫn nhà đầu tư; và thêm nữa, nhờ hàng loạt các biện pháp của chính phủ, Việt Nam không còn tình trạng sốt vàng như năm 2011 nữa. Thời điểm hiện tại, gửi tiền tại ngân hàng là phương án xem như an toàn và sinh lời.

Vì vậy, dự đoán, phần lớn tiền nhàn rỗi trong dân chúng sẽ tiếp tục chảy vào ngân hàng. SEABANK- Kim Liên có thể xem xét phương án mở rộng hoạt động huy động vốn, nhằm khai thác nguồn vốn này.

2.4.3. Chi phí huy động vốn tiền gửi.

Chi phia huy động vốn tiền gửi gồm chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi. Tuy nhiên, chi phí trả lãi chiếm phần lớn chi phí huy động vốn. Vì vậy khi nói đến chi phí huy động vốn, người ta thường quan tâm tới chi phí trả lãi.

Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD phổ biến ở mức: Lãi suất huy động VND: Đối với nhóm NHTM nhà nước: không kỳ hạn từ 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 5-6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 6,5-7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-8%/năm. Đối với nhóm NHTM cổ phần: không kỳ hạn khoảng 1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 6,5-7%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7-8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8- 9%/năm.

Lãi suất huy động USD: Lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư.

Theo niêm yết của phòng giao dịch, NH TMCP Đông Nam Á- CN Kim Liên:

Lãi suất huy động đối với VND: không kỳ hạn là 0.5%/ năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến 3 tháng là 6.8-6.9%/ năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 9 tháng là 7.7- 8%/ tháng; kỳ hạn từ 12 tháng đến 13 tháng là 8.4-8.5%/năm; lãi suất kỳ hạn 15 tháng đến 24 tháng là từ 8%/ năm giảm về 7.7%/ năm.

Lãi suất huy động đối với USD: tiền gửi không kỳ hạn là 0.5%/ năm; tiền gửi có kỳ hạn trên một tháng là bằng với trần lãi suất huy động là 1.25%/năm.

Nhìn chung lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn từ 15 tháng của ngân hàng chưa cạnh tranh so với mặt bằng các NHTM. Lãi suất

trung hạn và kỳ hạn 12 tháng là đồng đều với mặt bằng lái suất huy động. Khi xem xét thực hiện mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi, chi nhánh có thể tăng lãi suất lên để lãi suất cạnh tranh với các NHTM khác nhưng phải trong điều kiện chi phí huy động vốn phải nhỏ hơn so với việc thiếu hụt vốn huy động và đi vay một phần lớn từ SEABANK và các TCTD khác.

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- Chi nhánh Kim Liên (Trang 58)