Định hướng phát triển của NH TMCP Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- Chi nhánh Kim Liên (Trang 63)

VI. Chi phí hoạt độn g/ Doanh thu( chưa kể hoạt động kinh doanh

3.1.Định hướng phát triển của NH TMCP Đông Na mÁ

3.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay.

Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành ngân hàng cũng có những bước phát triển nhanh chóng. Không chỉ tăng lên về số lượng ngân hàng mà chất lượng cũng ngày càng tốt hơn. Quy mô vốn ngân hàng ngày càng tăng và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm tốt. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, người dân đã dần quen với việc dùng thẻ tín dụng, thanh toán qua ngân hàng, phần nào cải thiện được thói quen dùng tiền mặt và những ảnh hưởng không tốt của nó; tiết kiệm của người dân cũng tăng, rất tôt cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng nói riêng và sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung.

Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, Việt Nam đã tích cực tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành thành viên của một loạt các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới: IMF, WB, ADB, ASEAN, APEC, ASEM, WTO,…Việc ra nhập các tổ chức thế giới đã mở ra những cơ hội, đồng thời mang lại những thách thức lớn cho ngân hàng thương mại của việt nam nói riêng và cho các doanh nghiệp, cho toàn nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Mở cửa, hội nhập giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiền tiến. Từ đó NHTM Việt Nam nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động. Mặt khác, ngân hàng cũng là lĩnh vực chịu cạnh

tranh gay gắt nhất. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là ngành mang lại lợi nhuận rất lớn, ngành ngân hàng của Việt nam còn non trẻ nên khối ngoại sẽ tích cực tham giam mạnh mẽ vào ngành ngân hàng thị trường Việt Nam. Một loạt các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên thế giới cũng tiến hành lien doanh với các doanh nghiệp Việt Nam thành lập ngân hàng, mở chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các tập đoàn lớn trong nước cũng thành lập mới nhiều ngân hàng. Ngoài việc cạnh tranh với các NHTM khác, NHTM Việt Nam còn phải cạnh tranh với các TCTD khác : hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm,… Vì vậy hoạt động ngân hàng sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong thời gian tới. Vào đầu năm 2012 hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án mới được ban hành (Quyết định số 254/QÐ-TTG, ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 -2015"). Việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Hệ thống các tổ chức tín dụng được bảo đảm an toàn và trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 Ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Các ngân hàng yếu kém bước đầu đã được cơ cấu lại và đều hoạt động ổn định, có cải thiện hơn. Đã triển khai thành công cổ phần hóa 4 ngân hàng thương mại nhà nước; số lượng các tổ chức tín dụng đã giảm xuống đáng kể.

Về xử lý nợ xấu, Bộ Chính trị, Chính phủ đã chấp thuận Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam; đã ban hành Nghị định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản Việt Nam và Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26-

7-2013. VAMC đang phối hợp với các tổ chức tín dụng để rà soát, xác định các khoản nợ xấu đủ điều kiện để có thể mua được 30 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong quý IV-2013. Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng đã chủ động thực hiện các giải pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Nợ xấu đã được kiềm chế và đang từng bước được xử lý. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã được chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã; thực hiện giám sát, thanh tra và xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, giải thể, phá sản, thanh lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém không có khả năng phục hồi.

Có thể nói giai đoạn hiện nay là giai đoạn vô cùng khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhà nước và các TCTD cũng như người dân Việt Nam đều kỳ vọng một kết quả tốt sau khi thực hiện xong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

3.1.2. Định hướng phát triển của NH TMCP Đông Nam Á.

Năm 2013, SeABank có những kế hoạch chi tiết và cụ thể để hoàn thành những mục tiêu đề ra:

- Nghiêm túc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng.

- Tái cơ cấu tổ chức và hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển đưa SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam và là một trong số 15 ngân hàng thương mại mạnh của Việt Nam.

- Tăng cường công tác huy động vốn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, gia tăng chất lượng phục vụ, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh dịch vụ theo mô hình ngân hàng bán lẻ tiêu chuẩn.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới giao dịch, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

- Tăng cường công tác quản trị và kiểm soát rủi ro trên toàn bộ các mặt, cơ cấu và xây dựng danh mục đầu tư và tín dụng để nâng cao thế mạnh tài chính phù hợp với chiến lược phát triển.

- Phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường tài chính ngân hàng.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và hộ kinh doanh cá thể.

- Phát triển chọn lọc dịch vụ ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp lớn. - Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- Chi nhánh Kim Liên (Trang 63)