Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (Trang 51)

Sâu bệnh hại chè

Điều tra thực địa tại vùng dự án cho thấy sâu bệnh chính hại chè là: rầy xanh (Empoasca flavescens), bọ cánh tơ (Physothrips setiventris), nhện đỏ (Oligonychus coffeae), bọ phấn gai, sâu cuốn lá chè (Homona coffearia), bệnh thối búp (Colletotrichum theae), bệnh chấm xám (Pestalozzia theae), bệnh phồng lá chè (Exobasidium vexans).

Bảng5:Mức độ phổ biến của sâu hại chè ở vùng dự án

Tháng Sâu bệnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Rầy xanh + + ++ ++ +++ +++ +++ ++ ++ ++ ++ ++ Bọ cánh tơ - - + ++ ++ ++ ++ ++ + + + + Nhện đỏ + + + ++ ++ ++ ++ + + + + + Bọ xít muỗi - - - - - - - - - - - - Sâu cuốn lá - - - + + + + + + + + - Phồng lá chè 0 0 - + + + + - - - 0 0 B.chấm xám 0 0 - - - - + + + - - 0 B.thối búp - - + + + + + + + + + 0

Ghi chú: (0) Không có; ( -:) Rất ít gặp (tần xuất bắt gặp < 2%); (+) ít gặp (tần xuất bắt gặp 2- 10%); (++) Gặp trung bình (tần xuất bắt gặp 10- 20%); (+++) Gặp phổ biến (tần xuất bắt gặp > 2.

52

Tình hình sử dụng thuốc BVTV

Khoảng những năm 2007 – 2009, ngƣời trồng chè đã sử dụng khoảng 20 chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật với 25 thƣơng phẩm của 19 hoạt chất khác nhau. Có một số hoạt chất (Alpha-cypermethrin, Beta-cyfluthrin, Fenitrothion+Trichlorfon, Thiamethoxam...) đƣợc sử dụng trong năm trƣớc nhƣng không sử dụng vào năm tiếp theo (Abamectin, Nereistoxyn, Profenofos, Etofenprox,...). Ngƣời dân thƣờng thay đổi các loại hóa chất BVTV để sâu bệnh khó có khả năng thích nghi.

Trong hai năm (2007 -2008), ngƣời trồng chè đã sử dụng tổng số 20 loại chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, số lƣợng chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã đƣợc sử dụng trong năm 2006 và năm 2007 tƣơng ứng là 12 và 15 chế phẩm. Trong các chế phẩm đã sử dụng chủ yếu là chế phẩm thuộc nhóm thuốc hóa học, mỗi năm có 9 chế phẩm thuộc nhóm thuốc hóa học. Các chế phẩm còn lại thuộc nhóm điều hoà sinh trƣởng, thuốc thảo mộc, thuốc có nguồn gốc sinh học (mỗi nhóm có 1 loại). Có 3 loại chế phẩm là hỗn hợp giữa các hoạt chất với nhau: 2 loại là hỗn hợp giữa hoạt chất hóa học với hoạt chất có nguồn gốc sinh học và chỉ có 1 loại chế phẩm là hỗn hợp giữa hoạt chất có nguồn gốc sinh học với vi sinh vật gây bệnh côn trùng.

Trong các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng có một thuốc bulldock với hoạt chất là Beta-cyfluthrin đƣợc sử dụng trong năm 2007 thuộc nhóm tƣơng đối độc (nhóm Ib). Các chế phẩm thuốc còn lại khác đều thuộc nhóm độc trung bình (nhóm II) và nhóm ít độc (nhóm III).

Bảng6: Chủng loại TBVTV đƣợc sử dụng trên chè năm 2006 và 2012

Đơn vị: chế phẩm

Chỉ tiêu theo dõi Năm 2006 Năm 2012

Số lƣợng chế phẩm 12 15

Số chế phẩm thuộc nhóm hóa học 9 0

Số chế phẩm thuộc nhóm thảo mộc 1 7

Số chế phẩm thuộc nhóm điều hoà sinh trƣởng 1 0

Số chế phẩm nguồn gốc sinh học 0 6

53

trùng

Hỗn hợp hoạt chất có nguồn gốc sinh học với hoạt chất hóa học 0 2

Số chế phẩm thuộc nhóm tƣơng đối độc (nhóm Ib) 1 0

Số chế phẩm thuộc nhóm độc trung bình (nhóm II) 5 0

Số chế phẩm thuộc nhóm ít độc (nhóm III) 5 0

Nguồn: Tài liệu điều tra năm 2006, điều tra thực địa 2012

Tại thời điểm đó ngƣời dân thƣờng sử dụng chế phẩm hóa học, rất ít dùng chế phẩm sinh học và thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh.

Bảng 7: Số lần phun thuốc trên chè trong 1 năm (số liệu điều tra năm 2009)

Nơi phỏng vấn

Số lần phun/năm

Mức độ phun thuốc theo tỷ lệ (%) ngƣời đƣợc hỏi (lần/năm)

<11 lần 11-15 lần 16-20 lần >20 lần

Tân Cƣơng 14,2 21,7 28,4 30,3 19,6

Một điều đáng lƣu ý là hầu hết ngƣời trồng chè không tuân thủ thời gian cách ly. Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết ngƣời trồng chè hiện nay chỉ để thời gian cách ly khoảng 7 - 10 ngày.

Kết quả của một nhóm điều tra khác tại Tân Cƣơng năm 2007 cho thấy: 100% số hộ phun thuốc trừ sâu từ 1 - 5 lần trên 1 lứa hái (35 - 45 ngày 1 lứa), trong đó 17,8% số hộ phun trên 3 lần 1 lứa, 42% số hộ phun từ 2 - 3 lần 1 lứa với nhiều loại thuốc.

Hầu hết ngƣời trồng chè ít chú ý tới bảo hộ lao động. Phần lớn ngƣời trồng chè (hơn 50% số ngƣời đƣợc hỏi) đã không dùng bảo hộ lao động. Trong những ngƣời trả lời có dùng bảo hộ lao động thì chỉ có dƣới 10% có dùng đủ khẩu trang, gang tay, kính bảo hộ, ủng và quần áo riêng để phun thuốc. Nhiều hộ nông dân sau phun thuốc đã không thu gom bao bì đựng thuốc, mà bỏ trên nƣơng chè, nhất là các nƣơng chè không gần nhà ở.

Nhƣng những năm gần đây, qua khảo sát điều tra, 98% ngƣời dân đã không còn sử dụng chế phẩm hóa học để phun cho cây chè trƣớc hết sẽ làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời đi phun, sau nữa sẽ làm hại cây chè, chỉ đƣợc vài vụ chè sẽ hỏng, rất xấu, không cho giá trị kinh tế ổn định.

54

3.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu

Kết quả phân tích nƣớc tƣới đƣợc tiến hành tại Phòng phân tích ứng dụng (Viện Hóa học), xác định hàm lƣợng của thuỷ ngân, asen, cadimi và chì. Kết quả cho thấy hàm lƣợng một số kim loại nặng (thuỷ ngân, asen, cadimi, chì) trong nguồn nƣớc thu tại Tân Cƣơng đều ở mức rất thấp. Giới hạn cho phép của thuỷ ngân, asen, cadimi và chì tƣơng ứng là 0,001-0,002 mg/lít; 0,05-0,1 mg/lít; 0,01- 0,02 mg/lít và 0,05-0,1 mg/lít. Nhƣ vậy hàm lƣợng các kim loại nặng nhƣ thuỷ ngân, asen, cadimi và chì trong nƣớc ở Tân Cƣơng còn thấp dƣới xa ngƣỡng giới hạn cho phép.

Bảng8: Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu nƣớc thu tại Tân Cƣơng

Mẫu Hàm lƣợng một số kim loại nặng (mg/l)

Hg As Cd Pb 1 <0,0001 0,0019 0,0002 0,0015 2 <0,001 0,0008 0,0005 0,0580 3 <0,0001 0,0010 0,0003 0,0012 4 <0,0001 0,0009 0,0010 0,0052 5 <0,0001 0,0008 0,0009 0,0176 (Nguồn: Viện BVTV, 2011)

Tƣơng tự mẫu nƣớc, chọn 6 mẫu đại diện cho các địa điểm cần quan tâm để phân tích hàm lƣợng một số kim loại nặng. Các kim loại nặng đƣợc phân tích gồm thuỷ ngân, cadimi và chì. Kết quả cho thấy hàm lƣợng các kim loại nặng nhƣ thuỷ ngân, cadimi và chì trong mẫu đất thu tại Tân Cƣơng đều ở mức thấp dƣới ngƣỡng cho phép. Giới hạn cho phép của cadimi và chì trong đất nông nghiệp tƣơng ứng là 2 mg/kg và 70-100 mg/kg.

55

Bảng 9: Kết quả xác định kim loại nặng trong mẫu đất thu tại Tân Cƣơng

Mẫu phân tích Hàm lƣợng một số kim loại nặng (mg/kg)

Hg Cd Pb 1 0,11 0,98 14,3 2 0,06 0,36 17,6 3 0,02 0,34 19,4 4 0,07 0,39 21,1 5 0,14 0,72 10,3 6 0,05 1,70 14,6 (Nguồn: Viện BVTV, 2011)

3.2. Thực trạng phát triển mô hình sản xuất chè an toàn tại Tân Cƣơng

3.2.1. Quy trình sản xuất chè an toàn

Hình 4: Quy trình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cƣơng, TP Thái Nguyên

Kỹ thuật đốn chè

Đốn chè vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trƣởng không ra búp, thƣờng đốn chè vào thời gian từ tháng 11 đến cuối tháng 1 (chủ yếu ngƣời dân chọn đốn chè vào tháng 12).Khi cây chè 2 tuổi, đốn cách mặt đất 25 – 30 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40- 45cm. Khi cây chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 – 35cm, đốn cành tán cách mặt đất 40- 45cm. Những năm sau đó: Giống Chăm sóc Sử dụng phân sinh học, BVTV thảo mộc Cây chè Hái Búp chè tƣơi Héo nhẹ Sao diệt men Vò nhẹ bằng máy Sao khô lần 1 Loại bỏ cánh cháy Sao khô lần 2 Phân loại chè Đánh hƣơng Đóng gói Chè thành phẩm

56

Đốn phớt: Độ cao của vết đốn năm sau cao hơn độ cao của vết đốn năm trƣớc từ 1- 3cm, tỉa bớt cành tăm hƣơng của mặt tán. Dụng cụ để đốn phớt là kéo hoặc dao.

Đốn lửng: những nƣơng chè đốn phớt nhiều năm (thƣờng là 5 năm đốn phớt một lần) vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, chè bị sâu bệnh, nhiều búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất từ 50 – 60cm, nếu năng suất còn khá nhƣng cây quá cao thì đốn cách mặt đất từ 60 – 70 cm, đốn nhƣ vậy để thuận tiên cho việc hái và chăm sóc chè. Dụng cụ để đốn lửng là dao.

Đốn đau: với những nƣơng chè đốn lửng nhiều năm, cành của cây chè có nhiều u bƣớu, cây sinh trƣởng kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 – 50 cm. Dụng cụ để đốn đau là dao

Đốn trẻ lại: Đối với những nƣơng chè già cằn cỗi đã đƣợc đốn đau nhiều lần năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 15cm. Trƣớc khi đốn trẻ lại cần phải bón phân đầy đủ, đặc biệt là phân hữu cơ cho cây. Trong quá trình hái lƣợt đầu sau khi đốn trẻ lại cần chừa lại 3- 4 lá để cây quang hợp. Dụng cụ để đốn trẻ lại là cƣa.

Kỹ thuật hái chè

Hái chè là khâu cuối cùng của kỹ thuật trồng trọt và là khâu đầu tiên của quá trình chế biến chè. Hái chè ngoài thu sản lƣợng còn có ý nghĩa rất quan trọng đến tạo hình, tạo tán cây chè, mỗi lần hái chè cũng nhƣ một lần đốn nhẹ góp phần thúc đẩy cây chè sinh trƣởng, phát triển, làm cho cây chè ra nhiều mầm, nhiều búp, cành mọc nhiều đợt trong năm, đồng thời muốn thu đƣợc năng suất cao, chất lƣợng tốt, nƣơng chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, ổn định trong nhiều năm cần hái đúng lứa, hái đúng kỹ thuật, không nên hái quá già hoặc quá non.

Cây chè 1 tuổi: Trong năm đầu không hái lá để quang hợp nuôi cây, bộ rễ và thân, lá phát triển.

Cây chè 2 tuổi: Vẫn để bộ lá nuôi cây là chính, sau 15 tháng chè đã phát triển mạnh từ tháng 17 có thể hái nhẹ những cành cao hơn 65cm.

57

Cây chè 3 tuổi: Bắt đầu hái nhƣng vẫn phải nuôi tán, lần đầu hái rất quan trọng, chỉ hái những búp cao hơn 65cm (hái 1 tôm và 2 hoăc 3 lá non), những cành thấp hơn sẽ không đƣợc hái trong lƣợt đầu này.

Vào những năm tiếp đó luôn phải tuân thủ chọn đúng thời điểm để hái, không để búp chè quá già hoặc quá non.

Vụ xuân (tháng 3-4): Hái 1 tôm + 2 lá non, chừa lại 2-3 lá

Vụ hè thu (tháng 5-10): Hái 1 tôm + 2 lá non, chừa lại 1 lá cá và 1 lá thật tạo tán bằng. Những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

Vụ xuân (tháng 11-12): Hái 1 tôm + 2 lá non, tháng 11 hái chừa lại lá cá, tháng 12 hái hết.

Đặc biệt, tùy theo của kháchhàng, có thể lựa chọn cách hái cho hợp lý và hái lại sau đó.

Buổi sáng hái chè sau đó để trải chè ra nong trên nền nhà thành một lớp dày 20 – 30 cm, cứ 2 – 3 tiếng đảo chè một lần làm vậy để chè ráo bớt nƣớc đến chiều sẽ chế biến ngay tránh để lâu chè sẽ bị ôi, mất mùi thơm ngon.

Kỹ thuật chế biến chè

Sao diệt men: Diệt men là khâu quan trọng nhất quết định đến chăt lƣợng và các tính chất đặc trƣng của chè. Có nhiều phƣơng pháp diệt mem khác nhau, nhƣng hầu hết là dùng nhiệt độ cao truyền vào khối chè làm đình chỉ hoạt tính sinh học của các hệ men có trong lá chè.

Sao diệt men bằng chảo: Đốt chảo đến nhiệt độ 250 – 3000

C (đáy chảo chuyển mày đen sậm, chuẩn bị xuất hiện màu hồng là đƣợc) rồi mới cho vào chảo sao. Chảo đƣợc đặt nghiêng về phía trƣớc 150

để tăng diện tích tiếp xúc giữa chè và thành chảo thuận tiện cho khi ra chè. Lƣợng chè cho vào trong chảo nhiều hay ít tùy thuộc vào kích thƣớc chảo. Nếu cho chè vào ít chè rễ bị cháy, nếu cho nhiều thì chè diệt men không đều. Đối với chảo sao có đƣờng kính từ 40 – 90 cm thì mỗi mẻ sao là 8kg chè tƣơi, có thể dùng cặp gạc tre vót dẹt, nhẫn hoặc dùng tay có đeo găng để sao chè. Chè cần đƣợc đảo liên tục để khối chè nóng đều, diệt men đều, tránh để cháy chè. Thời gian mỗi mẻ từ 5-7 phút. Nhiệt độ khối chè trong chảo khoảng 800

58

900 C (sờ tay vào khối chè cảm thấy bỏng rát). Theo dõi thƣờng xuyên nhiệt độ thành lò (bằng kinh nghiệm để nhận biết) để tăng hoặc giảm lƣợng than, củi cho vào lò.

Sao diệt men bằng thùng tôn quay: Cũng tƣơng tự nhƣ sao diệt men bằng chảo, thùng tôn đƣợc đốt nóng đều, cho 3- 4kg búp chè tƣơi vào thùng quay khoảng 5 – 10 phút để cánh chè héo bớt, bay đi khoảng 30 – 40% lƣợng hơi nƣớc trong lá chè tạo ra mùi thơm. Khi sao bằng thùng tôn quay cũng đặc biệt lƣu ý đến nhiệt độ của bếp, lửa phải luôn to đều và đƣợm.

Với mỗi mẻ diệt mem, ngƣời sao chè cần quan sát về mức độ diệt men. Diệt men tốt thƣờng có mùi cốm thơm, búp chè sau khi sao chín đều vẫn giữ đƣợc mầu xanh, lá chè cong, mềm, dèo, búp đinh không bị dập gẫy, bẻ không gẫy, không úa đỏ, không bị cháy xém. Ngƣợc lại nếu chè ít thơm, kém mềm rẻo hoặc bị cháy xém là chè không đạt yêu cầu.

Vò nhẹ

Sau khi sao diện men xong cho chè ra nong, vò nhẹ bằng tay 2- 3 lần để cánh chè có độ dẻo đều và không bị giòn khô khi đƣa vào máy vò rồi rũ tơi để chè nhanh nguội.

Vò bằng máy

Máy vò: Phần chính của các máy vò đều có một thùng hình trụ chứa chè vò chuyển động theo quý đạo tròn song song với bề mặt của một mâm vò. Tùy theo thiết kế máy vò có tác dụng đơn hay tác dụng kép mà mâm vò có thể đứng yên hay chuyển động cùng chiều với thùng cò nhƣng lệch pha nhau 1800. Khối chè đƣợc đảo trộn, chà sát, miết xoắn do tổng hợp của nhiều lực tác dụng đồng thời tạo ra độ dập và xoăn của cánh chè. Để tăng tác dụng nén ép lên khối chè, ngƣời ta còn thiết kế các loại máy vò có bàn ép phía trên thùng vò, các máy vò chè loại này gọi là máy vò kín. Máy vò không dùng bàn ép gọi là máy vò mở. Cứ 3 mẻ chè sao diệt men ngƣời ta cho vào máy vò một lần, mỗi mẻ vò khoảng 15’ – 20’, lƣu ý khi vò chè phải đặt ở tốc độ vừa phải, nếu nhanh quá thì chè sẽ bị gẫy cánh, chập quá chè sẽ bị dập. Sau

59

khi vò xong, chè đƣợc cho vào nia để chè nguội bớt và dùng tay đảo chè tơi trƣớc khi cho vào sao khô.

Sao khô

Chè sau khi để nguội từ máy vò sẽ đƣợc cho vào thùng tôn để sao khô, mục đích của sao khô là làm bốc hơi lƣợng nƣớc dƣ trong lá chè, tăng hƣơng thơm, định hình sợi chè xoăn chặt hơn, mặt chè sáng bóng. Cứ 3 mẻ vò khô sẽ cho vào 1 mẻ sao khô

Sao khô lần 1: sao khô ở nhiệt độ 1200

- 1400 trong khoảng thời gian 6 – 12 phút khi độ ẩm chè đạt 30% – 35% (nắm chè vào tay không thấy dính, có tính đàn hồi).

Sao khô lần 2: Chè đƣợc sao cho đến bán thành phẩm, sau khi sao xong chè khô còn 5-7% độ ẩm, sợi nhẵn bóng, hƣơng thơm mạnh.

Giữa hai lần sao khô cần cho chè ra nia để nguội vì nếu sao khô liên tục sẽ làm cánh chè bị mấy nƣớc nhanh, cánh chè dễ bị giòn và cháy đồng thời loại bỏ những cánh chè vụn hay những cánh chè đã bị cháy để khi sao khô lần 2 chè không bị cháy thêm và có mùi cháy khét, mất vị ngon của nƣớc chè.

Phân loại chè

Sau 2 lần sao khô chè đƣợc để nguội và phân loại ngay tại chỗ, với các loại là: Chè ban (những búp chè, cánh chè chƣa xoăn); chè cánh (những búp chè, sợi chè xoăn chặt); chè vụn. Sau khi phân loại xong, các loại chè sẽ đƣợc bảo quản trong túi nilon để giữ hƣơng thơm và đƣợc lấy hƣơng trƣớc khi chè đƣợc giao bán.

Lấy hƣơng chè

Sao thật nhỏ lửa từ 4 – 5 phút để tạo hƣơng thơm cho chè, mỗi lần lấy hƣơng khoảng 2- 3kg chè/1 mẻ. Sau khi lấy hƣơng từ 2- 3 ngày chè sẽ có mùi thơm nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)