Những thuộc tính của hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè xã Tân Cương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (Trang 60)

Bảng 10 dƣới đây tóm tắt các yếu tố ảnh hƣởng đến mỗi đặc tính của hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè Tân Cƣơng.

Năng suất

Năng suất chè phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, giống và khâu chăm sóc. Trong búp chè có chứa 75- 80% nƣớc, búp chè non đƣợc thu hoạch liên tục trong năm do vậy cây chè lấy đi một lƣợng nƣớc lớn trong đất nên nhu cầu về nƣớc của cây chè rất cao, cần lƣợng mƣa hàng năm lớn, trung bình từ 1500 đến 2000mm.

61

Bảng 10: Các yếu tố ảnh hƣởng đến đặc tính của hệ sinh thái nông nghiệp trong mô hình sản xuất chè an toàn ở Tân Cƣơng

Đặc tính Các yếu tố ảnh hƣởng

Năng suất

- Thời tiết, lƣợng mƣa - Giống

- Cách thức chăm sóc

Ổn định

- Hạn hán, lũ lụt, lạnh bất thƣờng - Thị trƣờng tiêu thụ bất ổn - Thiếu hụt lao động

- Sâu bệnh

Bền vững

- Môi trƣờng đất, nƣớc và dƣ lƣợng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm

- Xói mòn đất và suy giảm độ phì

- Các biện pháp bảo vệ đất, nguồn nƣớc và chất dinh dƣỡng - Sự hợp tác trong cộng đồng

Công bằng

- Quyền sử dụng đất

- Tiếp cận với các chƣơng trình hỗ trợ - Chia sẻ lợi ích trong chuỗi giá trị chè - Đa dạng trong sinh kế

- Thể chế

Tự trị

- Tiếp cận thị trƣờng

- Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất và các nhu yếu phẩm cần thiết khác

- Thủy lợi

- Chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến quyền sử dụng đất và hợp tác xã

Hợp tác

- Mức độ hợp tác trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm

- Các kênh hợp tác - Cấp ra quyết định

62

- Chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến lao động

Mặt khác, cây chè cần lƣợng mƣa phân bố đều qua các tháng, trung bình trên dƣới 110mm/tháng, do đó sự phân bố lƣợng mƣa không đều ảnh hƣởng thậm chí quyết định đến năng suất cây chè.

Hình 5: Mối liên hệ giữa sản lƣợng chè và lƣợng mƣa trung bình theo tháng

Vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 khi thời tiết khô hạn kéo dài cộng thêm nhiệt độ xuống thấp làm cho sinh trƣởng và năng suất của cây chè giảm sút lớn, trung bình 25- 30% so với trung bình thu hoạch cả năm, đặc biệt là giống chè Trung du. Tuy nhiên cũng vào thời gian này giống chè TRI777 lại có năng suất tốt hơn các giống khác do giống này có khả năng chống chịu và phù hợp với thời tiết mùa khô hơn. Vào mùa mƣa từ cuối tháng 5 đến tháng 9, cây chè sinh trƣởng nhanh, lƣợng chè thu đƣợc nhiều hơn so với lƣợng chè trung bình mỗi vụ từ 20- 25% và thời gian để thu hoạch mỗi vụ chỉ cần 30 ngày. Vào tháng 10, khi thời tiết tạnh ráo, mát mẻ cũng là lúc cây chè cho sản phẩm ngon nhất.

Cơ cấu giống chè cũng ảnh hƣởng quyết định đến năng suất của hệ. Hiện nay, TRI777, LDP1 và các giống chè nhập nội đang là các giống chè chủ đạo tại Tân Cƣơng. Với ƣu thế về năng suất và chất lƣợng, các giống chè nhập nội đang

63

dần thay thế cho các giống chè bản địa năng suất thấp hơn và chất lƣợng kém hơn nhƣ TRI777. Tuy nhiên, các giống chè bản địa thƣờng thích nghi tốt hơn với điều kiện khí hậu địa phƣơng, ví dụ vào mùa đông giống chè TRI777 có năng suất tốt hơn các giống khác do giống này có khả năng chống chịu và phù hợp với thời tiết mùa khô hơn.

Hình 6: Sự thay đổi cơ cấu giống chè tại Tân Cƣơng (2006 - 2012)

Quá trình chăm sóc là khâu quan trọng nhất để tạo nên sản phẩm chè an toàn, đòi hỏi ngƣời dân thƣờng xuyên theo dõi đồi chè để có thể sớm phát hiện sâu bệnh và sử dụng thuốc thảo mộc với thời gian cách ly hợp lý, giữa các vụ phải thƣờng xuyên làm cỏ tránh để cỏ mọc tràn lan, ức chế sự phát triển của cây chè. Nếu ngƣời dân tuân thủ chặt chẽ yêu cầu theo dõi cây chè thƣờng xuyên sẽ phát hiện sớm sâu bệnh, kịp thời hạn chế sự phát tán sâu bệnh trên diện rộng thì cây chè sẽ cho năng suất ổn định.

Ổn định

Năng suất của cây chè qua các tháng có sự thay đổi do thời tiết, đặc biệt là phân bố lƣợng mƣa nhƣng sự thay đổi đó mang tính chu kỳ đều đặn năm này qua năm khác nên không ảnh hƣởng đến tổng năng suất của một năm. Điều đặc biệt của cây chè nếu mất mùa một vụ thì vụ sau vẫn có chè để thu hoạch mà không bị mất trắng hoàn toàn nhƣ những cây nông nghiệp khác.

64

Hình7: Năng suất trung bình của chè qua các năm 2006 – 2011 Bền vững

Điều kiện khí hậu đang có nhiều sự thay đổi, lạnh hơn về mùa đông, nóng hơn về mùa hè trong những năm gần đâyảnh hƣởng lớn đến năng suất cây chè.Trong điều kiện bình thƣờng, vào mùa đông khoảng 45- 60 ngày chè có thể hái đƣợc, nhƣng trong năm 2011, thời tiết lạnh bất thƣờng kéo dài nên thời gian để đƣợc thu hoạch lên đến 90 ngày, trong thời gian đó giá chè lên cao do nguồn cung cho thị trƣờng khan hiếm.

Khi sử dụng phân bón cũng nhƣ thuốc bảo vệ thực vật không đúng tiêu chuẩn sẽ gây dƣ lƣợng chất bảo vệ thực vật, làm ô nhiễm nguồn nƣớc và đất. Một số chƣơng trình hỗ trợ đã tổ chức cáclớp tập huấn về kỹ thuâ ̣t ủ phân bằng phƣơng pháp lên men sinh học nhằm giảm sử dụng cá c loa ̣i phân hóa ho ̣c tƣ̀ 30 - 40% tăng lƣơ ̣ng chất hƣ̃u cơ góp phần tăng đô ̣ phì cho đất , kéo dài tuổi thọ và chu kỳ khai thác của nƣơng chè đáp ứng yêu cầu canh tác nông nghiệp bền vƣ̃ng.

Hiện nay, một sức ép mới đang dần xuất hiện đe dọa đến tính bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè. Đó là việc một số gia đình không có điều kiện chăm sóc nên đồi chè xấu, năng suất thấp cộng với khu vực đồi này có Sông Công chảy qua nên dƣới tầng đất trồng trè là tầng cát rất đẹp nên xẩy ra hiện tƣợng ngƣời dân phá đồi chè để lấy tầng cát ở dƣới bán với giá khoảng 1 mẫu cát đƣợc

65

100.000.000 đồng. Việc hoàn thổ và khôi phục lại nƣơng chè hoàn toàn không đƣợc quan tâm.

Ngoài ra, những sức ép đến từ sự thay đổi đột ngột của thị trƣờng tiêu thụ và thiếu hụt nhân công lao động cũng làm giảm tính chống chịu của hệ.

Công bằng

Các hoạt động chăm sóc, chế biến chè thay đổi theo mùa vụ hàng năm. Nam giới làm các công việc nặng nhọc nhƣ phun thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, bón phân, cắt tỉa cành. Phụ nữ và trẻ em từ 7 – 18 tuổi tham gia vào hoạt động hái chè, nhặt chè ban… Các hộ gia đình có thể hái đổi công với nhau hoặc hộ nào có diện tích chè lớn sẽ thuê ngƣời hái không kể là ngƣời lớn hay trẻ nhỏ với giá 70.000 VNĐ/ngày cho những ngƣời có tay nghề cao, hái nhanh hoặc ngƣời nào hái đƣợc ít sẽ tính tiền theo số kg chè hái đƣợc, với giá 6.000 VNĐ/1kg chè tƣơi. Mỗi vụ hái kéo dài khoảng 4- 5 ngày. Việc chế biến chè cả nam và nữ đều có thể thực hiện đƣợc nhƣng tùy gia đình có thể ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng sao chè ngon hơn sẽ làm việc đó. Trong gia đình cả vợ và chồng cùng làm, mỗi ngƣời đảm nhận một công đoạn khác nhau của quá trình chế biến. Buổi sáng hái chè đƣợc bao nhiêu, buổi chiều sẽ chế biến hết chỗ đó, ngày nào hái nhiều thì phải thức đến khuya để chế biến xong mới nghỉ, búp chè tƣơi nếu không chế biến ngay trong ngày mà để ngày hôm sau chế biến sẽ bị héo úa, nƣớc chè mất màu xanh, mất chất dinh dƣỡng, mất vị thơm ngon của chè.

Kể từ khi mô hình sản xuất chè an toàn phát triển, số hộ giầu trong xã tăng lên 20% là một kết quả đáng mừng nhƣng sự giầu lên đó chỉ là của một số hộ gia đình có diện tích trồng chè lớn với diện tích hơn 2000ha đã nhận đƣợc sự hỗ trợ về Tôn Inox, giống chè, phân bón của các dự án để phát triển mô hình sản xuất chè an toàn. Đồng thời, các hộ gia đình này có kinh tế khá giả đã đầu tƣ vốn cao hơn cho máy móc thiết bị sản xuất, quy trình chế biến cẩn thận nên giữ đƣợc khách và mở rộng thị trƣờng

Đặc biệt, để mở rộng diện tích trồng thì đòi hỏi sự đầu tƣ ban đầu cao nhƣng những gia đình có kinh tế thấp rất khó vay vốn từ ngân hàng để đầu tƣ bởi tài sản

66

thế chấp của họ không có giá trị lớn. Có hộ gia đình chỉ còn 1 phụ nữ 65 tuổi, không đủ sức chăm bón chè và không đủ tiền để thuê lao động cũng nhƣ tiền đầu tƣ ban đầu để chế biến chè an toàn, hộ này đã phải bỏ không 400m2

đồi chè ta có tuổi thọ 70 năm.

Hình8:Một góc Chợ chè Tân Cƣơng

Tùy từng loại chè mà có giá khác nhau, loại thấp nhất là 90.000- 120.000 VNĐ/kg, loại này không có búp, cánh to, thƣờng đƣợc bán ở chợ chè Tân Cƣơng vào các ngày mùng 1, 4, 8, 11, 14, 18,21,24,28 lịch âm hàng tháng, đa phần là chè ở nơi khác mang đến bán để lấy thƣơng hiệuTân Cƣơng . Loại trung bình có giá 150.000 – 180.000 VNĐ/kg. Loại trung có giá 200.000- 250.000 VNĐ/kg… Tùy cách chăm sóc, cách hái chè, chế biến mà có những sản phẩm chè ngon khác nhau. Điển hình có 01 hộ có quy mô sản xuất lớn, một ngày sản xuất đƣợc 60kg chè khô, sản xuất đƣợc loại chè đinh đặc biệt với giá 1.000.000 VNĐ, là chè chỉ hái duy nhất 1 búp ở trên. Với những hộ sản xuất quy mô lớn vào vụ chè, khách hàng có thể đặt theo yêu cầu cần loại chè gì thì ngay hôm sau sẽ có sản phẩm chè đó, tùy vào nhu cầu của khách cũng nhƣ thị hiếu, chuyên sâu của từng hộ gia đình mà hái chè theo cách chỉ hái 1 búp trên cùng hoặc hái 1 búp + 1 lá hoặc 1 búp + 2 lá, hái xong nhƣ

67

vậy sẽ có lƣợt hái lại để hái phần non còn lại sản suất loại chè có giá thành thấp hơn một chút.

Tự trị

Hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè Tân Cƣơng có tính tự trị rất thấp do sự phụ thuộc nhiều mặt vào các yếu tố bên ngoài. Những biến đổi trên thị trƣờng tiêu thụ ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đến sự bền vững của hệ do hầu hết lƣợng sản phẩm chè đƣợc bán ra bên ngoài. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố đầu vào của sản xuất nhƣ giống, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật,… cũng làm giảm nhiều tính tự trị của hệ. Hệ thống thủy lợi và những thay đổi trong chính sách về sử dụng đất nông nghiệp cũng là những yếu tố bên ngoài mà hệ phải phụ thuộc.

Hợp tác

Hàng năm, hội nông dân xã kết hợp cùng Phòng Kinh tế thành phố hoặc các dự án nghiên cứu tổ chức từ 2 – 3 “Lớp tập huấn kỹ thuật”hoặc “Lớp tập huấn IPM” cho ngƣời dân, mỗi lớp có 20 – 30 học viên, các khóa tập huấn diễn ra vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật trong 1 tháng. Qua các buổi học này ngƣời dân hiểu sâu hơn về kỹ thuật trồng chè an toàn, kỹ thuật phun thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, cách nhận biết các loại sâu bệnh trên cây chèđồng thời qua các buổi tập huấn 100% học viên đi học thích thú với các buổi học, 95% trong số họ nhận biết đƣợc các loại sâu bệnh, cách trồng, chăm sóc, chế biến chè để đạt tiêu chuẩn an toàn

68

Hình 10: Tài liệu phát cho ngƣời dân

, những học viên đƣợc tham gia lớp tập huấn này đều là những ngƣời có diện tích trồng chè lớn.

Hình11: Giấy chứng nhận VietGap của 13 hộ gia đình

Trong xã có Hợp tác xã điển hình là hợp tác xã Soi Vàng hàng năm tiêu thu chung của hợp tác xã 10 tấn chè khô ra thị trƣờng, các hộ dân trong hợp tác xã đã tham gia lớp kỹ thuật chế biến chè bằng tôn sao Inôx thay thế tôn sắt cho các hộ nông dân đã góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè, đặc biệt là vệ sinh an toàn

69

thực phẩm. Giảm chi phí đầu tƣ, tuổi thọ thiết bị chế biến kéo dài mang lại hiệu quả cho ngƣời sản xuất, phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của ngƣời dân đƣợc chính quyền địa phƣơng đánh giá cao.

3.3. Những thuận lợi và khó khăn

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi

Ngƣời lao động có kinh nghiệm lâu năm, cần cù, chịu khó

Lực lƣợng lao động dồi dào

Ngƣời dân nhận thức đúng về việc tại sao phải sản xuất chè an toàn Khu vực chè nổi tiếng trên khắp cả nƣớc, đã đƣợc chỉ dẫn địa lý

Thị trƣờng tiêu thụ lớn

Đƣợc các cấp chính quyền quan tâm Có khả năng hồi phục sản lƣợng

Chè an toàn nên đòi hỏi sự chăm sóc khắt khe

Việc làm không ổn định Nguồn vốn hạn chế Thị trƣờng không ổn định Kỹ thuật yếu, thiếu vật tƣ

Mùa hè hay bị cắt điện trong 2- 3 ngày Thời tiết lạnh và mùa đông làm giảm năng suất.

CƠ HỘI ÁP LỰC

Đƣờng giao thông đang đƣợc mở rộng, thuận lợi cho khách du lịch thăm nom và thu mua

Nhiều khách hàng ƣa chuộng sản phẩm chè Tân Cƣơng đặc biệt là chè an toàn

Thƣờng xuyên có các lớp tập huấn Cán bộ khuyến nông quan tâm, thƣờng xuyên đến thăm non chè và tƣ vấn để tạo ra sản phẩm chè an toàn tốt nhất.

Chuyển sang kinh doanh chè mà không sản xuất chè vì làm chè rất vất vả mà thu nhập không cao bằng kinh doanh chè. Đƣờng giao thông phát triển, phƣơng tiện đi lại nhiều sẽ gây ô nhiễm đồi chè.

Sự giả mạo nhãn mác và thƣơng hiệu Các dự án hỗ trợ thƣờng ít chú trọng đến hộ có diện tích nhỏ

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả Thu mua cát với giá cao 100triệu / mẫu, các hộ sẽ phá đồi chè.

70

Từ mô hình SWOT ở trên có thể nhận thấy vùng chè an toàn Tân Cƣơng có những điểm mạnh nhất định nhƣng cũng đang có những áp lực lớn đối với hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè.

3.3.1. Những thế mạnh của mô hình sản xuất chè an toàn tại Xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên. (S)

Xã Tân Cƣơng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về địa hình và khí hậu á nhiệt đới, là điều kiện rất phù hợp với sinh trƣởng và phát triển cây chè, ngƣời dân đã sống lâu năm với đồi chè nên đƣợc truyền thụnhững kinh nghiệm từ đời này qua đời khác những kiến thức cơ bản về chăm bón chè, hái chè, xao chè...Cùng với đó, tính chăm chỉ cần cù chịu khó của ngƣời dân đã giúp đời sống của họ đƣợc cải thiện rõ rệt khi áp dụng mô hình sản xuất chè an toàn. Giá bán 1kg chè sản xuất theo quy trình an toàn đạt 120- 130% so với sản phẩm chè thông thƣờng. Nhận thức trách nhiệm từng cá nhân đối với lợi ích tập thể, cộng đồng của hộ sản xuất đƣợc nâng cao.Từ chỗ trong xã không có gia đình nào có ôtô nhƣng từ khi sản xuất chè an toàn, số lƣợng hộ gia đình trong xã có ôtô tăng lên đều đều, trung bình tăng 1-2 xe một năm, đây cũng là phƣơng tiện giúp gia đình vận chuyển chè đi nơi khác để tiêu thụ.

Đặc biệt, ngƣời dân nhận thức đúng đắn tại sao phải chuyển sang sản xuất chè an toàn, đầu tiên vì chính sức khỏe bản thân của ngƣời trồng chè, khi phun thuốc trừ sâu không hợp lý, quá liều lƣợng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)