Thời gian nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2012 đến tháng 10/2012. Quá trình nghiên cứu xây dựng luận văn đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến luận văn (từ 01/03/2012 đến 30/03/2012): Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu về phƣơng pháp nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp; tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP. Thái Nguyên; tài liệu về sản xuất chè an toàn.
Nghiên cứu thực địa: Tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa làm 2 đợt:
+ Đợt 1: Từ 01/05/2012 đến – 15/05/2012: Đến UBND xã Tân Cƣơng thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội. Đến Hội Nông Dân của xã Tân Cƣơng và Phòng Nông nghiệp thành phố Thái Nguyên tìm hiểu về khu vực sản xuất chè an toàn, định hƣớng phát triển mô hình sản xuất chè an toàn. Quan sát thực địa và phỏng vấn nhanh ngƣời dân.
44
+ Đợt 2: Từ 25/5/2010 đến 10/6/2012: Đến phỏng vấn sâu ngƣời dân với những nội dung cần thiết cho đề tài (phụ lục).
Tổng hợp bảng hỏi, phân tích số liệu và viết luận văn từ tháng 07/2012 đến tháng 10/2012.
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Phƣơng pháp luận của đề tài dựa theo Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống đƣợc ra đời năm 1956 cùng với tác phẩm “Học thuyết chung về hệ thống” của nhà sinh học nổi tiếng ngƣời Áo có tên Ludwig von Bertalanffy. Theo Bertalanffy (1956), “Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tƣơng tác giữa các tổ phần tạo nên nó”. Học thuyết của Bertalanffy chỉ rõ cách thức đúng đắn mà con ngƣời xây dựng khái niệm về thực tại xung quanh mình, đồng thời cũng là một cách tiếp cận sắc sảo để giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra. Thực tế cho thấy, hƣớng tiếp cận này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của các ngành khoa học, bởi lẽ quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất luôn đi cùng với sự gia tăng xu hƣớng chia kiến thức thành các hợp phần nhỏ để nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tiễn khoa học ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề mà không một ngành khoa học độc lập nào có thể giải quyết đƣợc. Tiếp cận hệ thống không chỉ sử dụng kiến thức chuyên sâu của một ngành khoa học, mà còn sử dụng kiến thức đa ngành và liên ngành. Vì vậy, nó đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong nghiên cứu môi trƣờng và phát triển - một lĩnh vực đòi hỏi đa dạng các kiến thức liên ngành và đa ngành. Tiếp cấn hệ thống là một lĩnh vực mới mẻ và đa đƣợc hoàn thiện rất nhanh do tính thực tiến cao của nó.
Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tƣơng tác giữa chúng. Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tƣơng tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba,...và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Bất cứ mối tƣơng tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Một cách khái quát, tiếp cận hệ thống là
45
cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận động và toàn diện. Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất với các vấn đề môi trƣờng và phát triển - các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phƣơng pháp, công cụ cụ thể đƣợc sử dụng trong tiếp cận hệ thống.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa tài liệu: kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu tính bến vững của hệ sinh thái nông nghiệp, sản xuất chè an toàn ở Việt Nam và trên thế giới, cũng nhƣ các số liệu thống kê, số liệu điều tra khảo sát thực địa của các đề tài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại khu vực xã Tân Cƣơng, Thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra, các tài liệu và thông tin trên mạng Internet cũng đƣợc khai thác để đảm bảo tính cập nhật và đa chiều của thông tin đƣợc thu thập.
Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống: Phân tích hệ thống giúp đơn giản hoá hệ sinh thái nông nghiệp của khu vực nghiên cứu thành các thành tố cơ bản của hệ thống đó nhằm nghiên cứu chi tiết và tìm hiểu các loại quan hệ tồn tại giữa chúng. Ngƣợc lại tổng hợp hệ thống giúp nghiên cứu hệ thống dựa trên tính tổng thể, phức tạp và luôn vận động của hệ thống. Trong khuôn khổ đề tài này, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp hệ thống sẽ đƣợc áp dụng với hệ sinh thái nông nghiệp của xã Tân Cƣơng – Thành phố Thái Nguyên
Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng mẫu phiếu điều tra đƣợc thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về tình hình kinh tế, tình hình lao động và sự phân công lao động việc làm của hộ gia đình và toàn xã. Tình hình sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho nông nghiệp và cho phát triển các ngành kinh tế khác.
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: đƣợc sử dụng để xử lý các thông tin từ các phiếu điều tra thực hiện tại các điểm nghiên cứu cũng nhƣ các số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): phƣơng pháp này sử dụng các kỹ thuật nhƣ quan sát trực tiếp, phỏng vấn bán cấu trúc (SSI), lịch thời vụ,...để
46
tác gia thu thập nhanh những thông tin ban đầu về các vấn đề hiện trạng tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, việc trồng, chăm sóc, chế biến chè an toàn và các thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chè của xã Tân Cƣơng. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhanh các cán bộ chủ chốt của phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên và Hội trƣởng Hội nông dân xã phụ trách trực tiếp về chè an toàn của xã để biết đƣợc quy hoạch, định hƣớng phát triển của vùng chè an toàn tại địa phƣơng. Bên cạnh đó tác giả đã chọn ngẫu nhiên 150 hộ gia đình trong tổng số 740 hộ gia đình của 16 thôn sản xuất chè an toàn để thu thập những thông tin về quy trình sản xuất chè an toàn, nhận biết khác biệt giữa chè an toàn về chè đại trà thông thƣờng, những mối đe dọa với ngành chè an toàn của địa phƣơng đang gặp phải và thị trƣờng tiêu thụ đối với sản phẩn chè của gia đình.
Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và áp lực (SWOT): phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác định tiềm lực, cơ hội cũng áp lực đối với ngƣời dân địa phƣơng khi tham gia vào mô hình sản xuất chè an toàn. Về cơ bản, mô hình của phân tích SWOT đƣợc trình bày trong bảng.
Bảng 3: Ma trận phân tích SWOT Hoạt động/Tổ chức/Khu vực Điểm mạnh Những điểm tích cực của tổ chức/hoạt động/khu vực Điểm yếu Những điểm tiêu cực của tổ chức/hoạt động/khu vực Cơ hội
Các yếu tố thuận lợi trong môi trƣờng
Các chiến lƣợc đƣơng đầu
Áp lực
Các yếu tố không thuận lợi trong môi trƣờng
47
Điểm mạnh, điểm yếu phản ánh yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong, trong khi cơ hội và áp lực phản ánh các yếu tố bên ngoài khách quan tác động vào cộng đồng. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, môi trƣờng và các khía cạnh khác.
Mục đích của SWOT là tìm ra điểm mạnh, cơ hội để phát huy, điểm yếu và áp lực để khắc phục và giảm thiểu nhằm phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp phát triển bền vững vùng chè an toàn Tân Cƣơng.
48
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình canh tác chè và hiện trạng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu
3.1.1. Tình hình sử dụng phân bón
Tại xã Tân Cƣơng ngƣời dân hiện đang sử dụng phổ biến các loại phân bón sinh học trên chè là: phân lân hữu cơ Sông Gianh, phân bón sinh hóa hữu cơ Sông Gianh, phân bón sinh hóa tổng hợp NPK Sông Gianh, phân phức hợp hữu cơ Fito, phân vi sinh Biogro, phân hữu cơ Cầu Diễn, phân vi sinh Humix và phân Biomix. Các sản phẩm phân bón sinh học trên thuộc 6 công ty sản xuất: Công ty Sông Gianh, Doanh nghiệp Bình Nguyên, Công ty TNHH sản phẩm hữu cơ Hà Nội, nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, công ty Thiên Sinh và Xí nghiệp Vi sinh Sơn Tây. Trong số 8 sản phẩm phân bón Sinh học của 6 công ty đang có trên thị trƣờng xã, các sản phẩm của Công ty Sông Gianh chiếm thị phần tiêu thụ nhiều nhất (77%) sau đó đến sản phẩm của Bình Nguyên (8%), Cầu Diễn (4%). Sản phẩm của các đơn vị còn lại chiếm 11% thị phần tiêu thụ hàng năm.
Kết quả điều tra nông hộ tại 80 gia đình trồng chè thuộc xã Tân Cƣơng, Thái Nguyên (16 xóm, mỗi xóm 5 gia đình) về tình hình sử dụng phân bón và chế độ canh tác đối với cây chè những năm gần đây cho thấy: Đã có một sự phân hóa về mức đầu tƣ phân bón của các nông hộ. Rất dễ dàng nhận thấy có 3 mức đầu tƣ phân bón và tạm chia thành: Mức đầu tƣ rất cao (27,5%), mức đầu tƣ trung bình khá (52,5%) và mức đầu tƣ thấp cực thấp (20%). Để thu đƣợc một năm 8 lứa hái chè chính và 2 lứa phụ (vụ đông), với 40 - 50 ngày một lứa thì các nông hộ đã đầu tƣ lƣợng phân bón trung bình hàng năm nhƣ sau:
+ Nhóm hộ đầu tƣ cao : Lƣợng hữu cơ đƣợc cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 3 nguồn chính là: Cây guột, phân hữu cơ và sinh khối cây chè trả lại cho đất (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Tổng lƣợng hữu cơ này trung bình khoảng 20-30 tấn/ha/năm.Đạm đƣợc bón dƣới dạng phân urê, thƣờng bón sau mỗi lứa hái. Trung bình lƣợng bón là 5 - 6 kg urê/sào/lần bón. Một năm có khoảng 8 lần
49
bón, lƣợng quy đổi cho 1 ha là 500 - 600 kg N/năm.Tuyệt đại đa số lân đƣợc sử dụng trong nhóm hộ này là lân hữu cơ Sông Gianh (P2O5 : 3%). Với lƣợng bón 50 - 60 kg lân Sông Gianh/sào/lần bón, bón 8 lần /năm, lƣợng P2O5 đã sử dụng là 325 390 kg/ha/năm. Đây là một điểm khá đặc biệt so với các vùng chuyên canh chè khác của cả nƣớc.Kali đƣợc bón thƣờng xuyên cùng với đạm và lân hữu cơ Sông Gianh với lƣợng bón cho một lần là 0,8 - 1 kg/sào, nhƣ vậy lƣợng K2O dùng là 86 - 110 kg/ha/năm.
Ở nhóm hộ có mức đầu tƣ cao, mức chi phí đầu tƣ cũng nhƣ lƣợng phân bón cao hơn rất nhiều so với các khuyến cáo trƣớc đó của các nhà khoa học trong cũng nhƣngoài nƣớc về kỹ thuật thâm canh chè.
50
Bảng4: Mức đầu tƣ phân bón của 3 nhóm nông hộ tại xã Tân Cƣơng
Nhóm hộ Loại phân bón Số lần bón trong năm (lần) Lƣợng bón cho 1 sào Bắc Bộ trong 1 năm (kg) Lƣợng bón cho 1 ha /năm (kg) Đầu tƣ cao rất cao Đạm urê (46%) 8 40 - 48 1.080 – 1.296
Lân Hữu cơ Sông Gianh
(P2O5: 3%) 8 400 - 480 10.800 – 12.960 Kali 8 6,4 - 8 172,8 - 216 Đầu tƣ trung bình khá Đạm urê (46%) 6- 8 16 - 24 432 - 648
Lân Hữu cơ Sông Gianh
(P2O5: 3%) 6- 8 160 - 240 4.320 - 6.480 Kali 6- 8 3 - 4 81 108 Đầu tƣ thấp cực thấp Đạm urê (46%) 4-8 4 - 8 108 - 216
Lân Hữu cơ Sông Gianh
(P2O5: 3%) 4-8 40 - 100 1.080 - 2.700
Kali 2-3 1 - 2 27 - 54
+ Nhóm hộ có mức đầu tƣ trung bình: Đây là nhóm hộ chiếm tỷ lệ đông nhất trong kết quả điều tra (52,5% tổng số hộ tham gia điều tra) và có thể coi là mức đầu tƣ đại trà tại địa phƣơng. Lƣợng hữu cơ đƣợc cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 2 nguồn chính là: Từ phân hữu cơ và từ chính cây chè (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Một số ít hộ có tủ thêm gốc từ cây guột. Nhƣ vậy tổng lƣợng hữu cơ này trung bình khoảng 10 - 15 tấn /ha/năm.Nitơ đƣợc bón dƣới dạng phân urê. Một năm bón khoản 6 - 8 lần bón. Tính ra cho 1 ha lƣợng N là 200 300N/năm.Lân cũng đƣợc bón chủ yếu thông qua phân bón Lân hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%). Một năm cũng bón 6 - 8 lần thì P2O5 dã sử dụng là 130 200 kg /ha/năm.Kali đƣợc bón thƣờng xuyên cùng với đạm và lân hữu cơ Sông Gianh. Một năm cũng bón 6- 8 lần nên lƣợng K2O dùng là 40 - 54 kg/ha/năm.
+ Nhóm hộ có mức đầu tƣ thấp, cực thấp: Lƣợng hữu cơ (5- 8 tấn /ha/năm)
đƣợc cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 2 nguồn chính là: Từ phân hữu cơ và từ chính cây chè (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Không có hộ nào trong
51
nhóm này dùng biện pháp tủ gốc bằng cây guột. Nitơ đƣợc bón dƣới dạng phân urê. Một năm bón khoảng 4 - 8 lần. Tính ra cho 1 ha lƣợng N là 50 - 100N/năm.Lân một năm cũng bón 4 - 8 lần dƣới dạng phân bón Lân Hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%). Nhƣ vậy lƣợng P2O5 đã sử dụng là 32 81 kg /ha/năm.Kali rất ít đƣợc bón, lƣợng K2O dùng là 13 - 27 kg/ha/năm.Điều này cho thấy, ngƣời dân đã quan tâm rất nhiều đến việc đầu tƣ phân bón cho chè và đặc biệt dễ nhận thấy là muốn có năng suất mang tính bền vững thì vấn đề đầu tƣ phân bón hữu cơ cho chè đƣợc quan tâm (dùng biện pháp tủ gốc bằng cây guột, lá chè rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau) hoặc các dạng phân hữu cơ sinh học nhƣ Lân HCSH Sông Gianh.
3.1.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè
Sâu bệnh hại chè
Điều tra thực địa tại vùng dự án cho thấy sâu bệnh chính hại chè là: rầy xanh (Empoasca flavescens), bọ cánh tơ (Physothrips setiventris), nhện đỏ (Oligonychus coffeae), bọ phấn gai, sâu cuốn lá chè (Homona coffearia), bệnh thối búp (Colletotrichum theae), bệnh chấm xám (Pestalozzia theae), bệnh phồng lá chè (Exobasidium vexans).
Bảng5:Mức độ phổ biến của sâu hại chè ở vùng dự án
Tháng Sâu bệnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Rầy xanh + + ++ ++ +++ +++ +++ ++ ++ ++ ++ ++ Bọ cánh tơ - - + ++ ++ ++ ++ ++ + + + + Nhện đỏ + + + ++ ++ ++ ++ + + + + + Bọ xít muỗi - - - - - - - - - - - - Sâu cuốn lá - - - + + + + + + + + - Phồng lá chè 0 0 - + + + + - - - 0 0 B.chấm xám 0 0 - - - - + + + - - 0 B.thối búp - - + + + + + + + + + 0
Ghi chú: (0) Không có; ( -:) Rất ít gặp (tần xuất bắt gặp < 2%); (+) ít gặp (tần xuất bắt gặp 2- 10%); (++) Gặp trung bình (tần xuất bắt gặp 10- 20%); (+++) Gặp phổ biến (tần xuất bắt gặp > 2.
52
Tình hình sử dụng thuốc BVTV
Khoảng những năm 2007 – 2009, ngƣời trồng chè đã sử dụng khoảng 20 chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật với 25 thƣơng phẩm của 19 hoạt chất khác nhau. Có một số hoạt chất (Alpha-cypermethrin, Beta-cyfluthrin, Fenitrothion+Trichlorfon, Thiamethoxam...) đƣợc sử dụng trong năm trƣớc nhƣng không sử dụng vào năm tiếp theo (Abamectin, Nereistoxyn, Profenofos, Etofenprox,...). Ngƣời dân thƣờng thay đổi các loại hóa chất BVTV để sâu bệnh khó có khả năng thích nghi.
Trong hai năm (2007 -2008), ngƣời trồng chè đã sử dụng tổng số 20 loại chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, số lƣợng chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã đƣợc sử dụng trong năm 2006 và năm 2007 tƣơng ứng là 12 và 15 chế phẩm. Trong các chế phẩm đã sử dụng chủ yếu là chế phẩm thuộc nhóm thuốc hóa học, mỗi năm có 9 chế phẩm thuộc nhóm thuốc hóa học. Các chế phẩm còn lại thuộc nhóm điều hoà sinh trƣởng, thuốc thảo mộc, thuốc có nguồn gốc sinh học (mỗi nhóm có 1