0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tình hình sử dụng phân bón

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 48 -48 )

Tại xã Tân Cƣơng ngƣời dân hiện đang sử dụng phổ biến các loại phân bón sinh học trên chè là: phân lân hữu cơ Sông Gianh, phân bón sinh hóa hữu cơ Sông Gianh, phân bón sinh hóa tổng hợp NPK Sông Gianh, phân phức hợp hữu cơ Fito, phân vi sinh Biogro, phân hữu cơ Cầu Diễn, phân vi sinh Humix và phân Biomix. Các sản phẩm phân bón sinh học trên thuộc 6 công ty sản xuất: Công ty Sông Gianh, Doanh nghiệp Bình Nguyên, Công ty TNHH sản phẩm hữu cơ Hà Nội, nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, công ty Thiên Sinh và Xí nghiệp Vi sinh Sơn Tây. Trong số 8 sản phẩm phân bón Sinh học của 6 công ty đang có trên thị trƣờng xã, các sản phẩm của Công ty Sông Gianh chiếm thị phần tiêu thụ nhiều nhất (77%) sau đó đến sản phẩm của Bình Nguyên (8%), Cầu Diễn (4%). Sản phẩm của các đơn vị còn lại chiếm 11% thị phần tiêu thụ hàng năm.

Kết quả điều tra nông hộ tại 80 gia đình trồng chè thuộc xã Tân Cƣơng, Thái Nguyên (16 xóm, mỗi xóm 5 gia đình) về tình hình sử dụng phân bón và chế độ canh tác đối với cây chè những năm gần đây cho thấy: Đã có một sự phân hóa về mức đầu tƣ phân bón của các nông hộ. Rất dễ dàng nhận thấy có 3 mức đầu tƣ phân bón và tạm chia thành: Mức đầu tƣ rất cao (27,5%), mức đầu tƣ trung bình khá (52,5%) và mức đầu tƣ thấp cực thấp (20%). Để thu đƣợc một năm 8 lứa hái chè chính và 2 lứa phụ (vụ đông), với 40 - 50 ngày một lứa thì các nông hộ đã đầu tƣ lƣợng phân bón trung bình hàng năm nhƣ sau:

+ Nhóm hộ đầu tƣ cao : Lƣợng hữu cơ đƣợc cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 3 nguồn chính là: Cây guột, phân hữu cơ và sinh khối cây chè trả lại cho đất (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Tổng lƣợng hữu cơ này trung bình khoảng 20-30 tấn/ha/năm.Đạm đƣợc bón dƣới dạng phân urê, thƣờng bón sau mỗi lứa hái. Trung bình lƣợng bón là 5 - 6 kg urê/sào/lần bón. Một năm có khoảng 8 lần

49

bón, lƣợng quy đổi cho 1 ha là 500 - 600 kg N/năm.Tuyệt đại đa số lân đƣợc sử dụng trong nhóm hộ này là lân hữu cơ Sông Gianh (P2O5 : 3%). Với lƣợng bón 50 - 60 kg lân Sông Gianh/sào/lần bón, bón 8 lần /năm, lƣợng P2O5 đã sử dụng là 325 390 kg/ha/năm. Đây là một điểm khá đặc biệt so với các vùng chuyên canh chè khác của cả nƣớc.Kali đƣợc bón thƣờng xuyên cùng với đạm và lân hữu cơ Sông Gianh với lƣợng bón cho một lần là 0,8 - 1 kg/sào, nhƣ vậy lƣợng K2O dùng là 86 - 110 kg/ha/năm.

Ở nhóm hộ có mức đầu tƣ cao, mức chi phí đầu tƣ cũng nhƣ lƣợng phân bón cao hơn rất nhiều so với các khuyến cáo trƣớc đó của các nhà khoa học trong cũng nhƣngoài nƣớc về kỹ thuật thâm canh chè.

50

Bảng4: Mức đầu tƣ phân bón của 3 nhóm nông hộ tại xã Tân Cƣơng

Nhóm hộ Loại phân bón Số lần bón trong năm (lần) Lƣợng bón cho 1 sào Bắc Bộ trong 1 năm (kg) Lƣợng bón cho 1 ha /năm (kg) Đầu tƣ cao rất cao Đạm urê (46%) 8 40 - 48 1.080 – 1.296

Lân Hữu cơ Sông Gianh

(P2O5: 3%) 8 400 - 480 10.800 – 12.960 Kali 8 6,4 - 8 172,8 - 216 Đầu tƣ trung bình khá Đạm urê (46%) 6- 8 16 - 24 432 - 648

Lân Hữu cơ Sông Gianh

(P2O5: 3%) 6- 8 160 - 240 4.320 - 6.480 Kali 6- 8 3 - 4 81 108 Đầu tƣ thấp cực thấp Đạm urê (46%) 4-8 4 - 8 108 - 216

Lân Hữu cơ Sông Gianh

(P2O5: 3%) 4-8 40 - 100 1.080 - 2.700

Kali 2-3 1 - 2 27 - 54

+ Nhóm hộ có mức đầu tƣ trung bình: Đây là nhóm hộ chiếm tỷ lệ đông nhất trong kết quả điều tra (52,5% tổng số hộ tham gia điều tra) và có thể coi là mức đầu tƣ đại trà tại địa phƣơng. Lƣợng hữu cơ đƣợc cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 2 nguồn chính là: Từ phân hữu cơ và từ chính cây chè (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Một số ít hộ có tủ thêm gốc từ cây guột. Nhƣ vậy tổng lƣợng hữu cơ này trung bình khoảng 10 - 15 tấn /ha/năm.Nitơ đƣợc bón dƣới dạng phân urê. Một năm bón khoản 6 - 8 lần bón. Tính ra cho 1 ha lƣợng N là 200 300N/năm.Lân cũng đƣợc bón chủ yếu thông qua phân bón Lân hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%). Một năm cũng bón 6 - 8 lần thì P2O5 dã sử dụng là 130 200 kg /ha/năm.Kali đƣợc bón thƣờng xuyên cùng với đạm và lân hữu cơ Sông Gianh. Một năm cũng bón 6- 8 lần nên lƣợng K2O dùng là 40 - 54 kg/ha/năm.

+ Nhóm hộ có mức đầu tƣ thấp, cực thấp: Lƣợng hữu cơ (5- 8 tấn /ha/năm)

đƣợc cung cấp hàng năm chủ yếu thông qua 2 nguồn chính là: Từ phân hữu cơ và từ chính cây chè (lá rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau). Không có hộ nào trong

51

nhóm này dùng biện pháp tủ gốc bằng cây guột. Nitơ đƣợc bón dƣới dạng phân urê. Một năm bón khoảng 4 - 8 lần. Tính ra cho 1 ha lƣợng N là 50 - 100N/năm.Lân một năm cũng bón 4 - 8 lần dƣới dạng phân bón Lân Hữu cơ Sông Gianh (P2O5: 3%). Nhƣ vậy lƣợng P2O5 đã sử dụng là 32 81 kg /ha/năm.Kali rất ít đƣợc bón, lƣợng K2O dùng là 13 - 27 kg/ha/năm.Điều này cho thấy, ngƣời dân đã quan tâm rất nhiều đến việc đầu tƣ phân bón cho chè và đặc biệt dễ nhận thấy là muốn có năng suất mang tính bền vững thì vấn đề đầu tƣ phân bón hữu cơ cho chè đƣợc quan tâm (dùng biện pháp tủ gốc bằng cây guột, lá chè rụng, đốn tỉa hàng năm hoặc đốn đau) hoặc các dạng phân hữu cơ sinh học nhƣ Lân HCSH Sông Gianh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH BỀN VỮNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 48 -48 )

×