Thực trạng việc áp dụng CMQT trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 57)

3.2.1. Thực trạng nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử

3.2.1.1. Nhóm chuẩn mực về GDĐT

Nhóm chuẩn mực này phần lớn quy định tại 02 Luật mẫu và Công ước. Tại Việt Nam, mặc dù Nhà nước và Chính phủ Việt Nam chưa phê chuẩn, phê duyệt

các văn kiện trên nhưng hệ thống pháp luật trong nước đã từng bước nội luật hóa, tạo nền tảng pháp lý cơ bản cho giao dịch điện tử và thương mại điện tử phát triển.

Trong năm 2005, thời điểm ngành Hải quan bắt đầu tổ chức thực hiện thí điểm thủ tục hải quan theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005; tại Việt Nam có 05 văn bản quy định một số vấn đề về GDĐT, bao gồm: Luật GDĐT, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Dân sự, Nghị định 55/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet.

Luật GDĐT là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh nền tảng pháp lý của xã hội về GDĐT, là tiền đề quan trọng cho thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Luật có 54 điều, ngoài phần quy định chung và giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm; quy định 04 nhóm vấn đề chủ yếu về: thông điệp dữ liệu, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; GDĐT giữa các cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ bí mật trong GDĐT. Nội dung của Luật về cơ bản đã nội luật hóa các chuẩn mực của Luật mẫu về thương mại điện tử và Luật mẫu về chữ ký điện tử.

Quốc hội cũng đã sửa đổi Luật Thương mại; về cơ bản, các quy định về thương mại điện tử tại Luật đã phù hợp với nội dung của Luật GDĐT: khái niệm về chứng từ điện tử, thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ giấy trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.

Bên cạnh 02 Luật trên, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, cũng được quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ.

Quy định tại các văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, phù hợp với các CMQT về giao dịch điện tử, thương mại điện tử; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.

Trong thời gian từ 2005 tới đầu năm 2008, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Nhóm chuẩn mực này được hoàn thiện nhanh chóng, với nền tảng chính

là những văn bản hướng dẫn Luật GDĐT. Luật CNTT và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng tạo nên một hành lang pháp lý khá thuận lợi cho việc triển khai các khía cạnh liên quan đến hạ tầng CNTT của hoạt động ứng dụng và hỗ trợ cho thực hiện giao dịch điện tử. Trong 02 năm 2006 và 2007, lần lượt 04 nghị định hướng dẫn Luật GDĐT được ban hành, đó là: Nghị định về thương mại điện tử, Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về GDĐT trong hoạt động tài chính, và Nghị định về GDĐT trong hoạt động ngân hàng. Các văn bản này đã hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại về:

- Giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại, từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng...;

- Những yếu tố cấu thành giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các nghiệp vụ thương mại, tài chính, ngân hàng;

- Chữ ký số, chứng thư số và việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số;

- Chứng từ điện tử (bao gồm giá trị pháp lý của chứng từ điện tử; việc ký, mã hóa, chuyển đổi, hủy, tiêu hủy, niêm phong, tạm giữ học tịch thu chứng từ điện tử; việc sử dụng hệ thống thông tin tự động để gửi, nhận và xử lý chứng từ điện tử);

- Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; - Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, Nghị định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và Nghị định về chống thư rác được xây dựng nhằm hướng dẫn đồng thời cả Luật GDĐT và Luật CNTT đã hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý để triển khai GDĐT trong một số lĩnh vực thiết yếu của đời sống xã hội. Ngoài các văn bản thuộc hệ thống Luật GDĐT và Luật CNTT, trong thời gian này; nhiều văn bản liên quan đến hạ tầng CNTT hoặc ứng dụng GDĐT trong những lĩnh vực khác nhau cũng liên tiếp được ban hành. Đáng chú ý là những văn bản quy định các khía cạnh kỹ thuật của việc triển khai GDĐT trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trong lĩnh vực hải quan, ngân hàng và thương mại. Việc đẩy mạnh ứng dụng GDĐT trong

những lĩnh vực nền tảng của thương mại này sẽ là động lực để thương mại điện tử Việt Nam và thực hiện thủ tục hải quan điện tử tiếp tục phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới.

Như vậy, về mặt pháp lý; hầu hết những chuẩn mực về giao dịch điện tử đã được quy định tại Luật và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, phần lớn các quy định này đều là quy định khung, được nội luật hóa để đảm bảo yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế mà chưa xuất phát từ hiện trạng, thực tiễn phát triển tại Việt Nam. Do đó về mặt thực tế, các quy định này hầu như chưa được tổ chức thực hiện, cụ thể:

Điều 40 Luật GDĐT quy định “Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và tình hình cụ thể, cơ quan nhà nước xác định một lộ trình hợp lý sử dụng phương tiện điện tử trong các loại hình giao dịch ở nội bộ cơ quan, giữa cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân”. Với quy định trên, lộ trình thực hiện GDĐT, mức độ ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước khác nhau là khác nhau; bên cạnh đó hiện nay các cơ quan mới ở trong giai đoạn nghiên cứu để ban hành các kế hoạch tổng thể về phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước. Theo các kế hoạch này, sớm nhất tới năm 2010, các quy định hướng dẫn mới có thể được ban hành. Do đó, việc thực hiện GDĐT mới được thực hiện giữa Hải quan và doanh nghiệp mà chưa kết nối với các cơ quan nhà nước, cũng như không có quy chế công nhận lẫn nhau về chữ ký, chứng từ điện tử giữa các cơ quan nhà nước.

Một số chuẩn đã đưa vào thực hiện ở một số Bộ, ngành trong những lĩnh vực nhất định vẫn còn gặp nhiều vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn cụ thể trong quá trình thực hiện:

Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính cung cấp đủ cơ sở pháp lý để chứng nhận chứng từ điện tử nếu doanh nghiệp muốn sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch kinh doanh của mình. Tuy nhiên, điều kiện cụ thể cấu thành nên giá trị pháp lý của những chứng từ này trong các khâu nghiệp vụ đặc thù như thuế, kiểm toán, kế toán thì sẽ do các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định. Hiện tại, những quy định như vậy mới chỉ được ban hành ở một số văn

bản hướng dẫn mang tính cục bộ, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Việc thiếu một khung quy định chung mang tính tổng thể dẫn đến việc doanh nghiệp và bản thân các cơ quan tài chính cũng lúng túng khi phải đối diện với những vấn đề mới phát sinh từ thực tế hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Về chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử: Đến cuối năm 2008, mặc dù khung pháp lý về GDĐT, CNTT đã khá hoàn thiện thì việc xây dựng môi trường để thực hiện các quy định về chữ ký số, chữ ký điện tử, xác thực chữ ký điện tử vẫn chưa được triển khai rộng rãi tại Việt Nam do còn thiếu những cơ chế quản lý tương đồng để hiện thực hóa các quy định của pháp luật (Trung tâm Chứng thực chữ ký số Quốc gia- đơn vị chịu trách nhiệm triển khai rộng rãi ứng dụng chữ ký số trong xã hội- mới được thành lập vào tháng 6 năm 2008, bắt đầu ổn định cơ cấu tổ chức, hoạt động và đang trong quá trình xây dựng các thủ tục liên quan đến công tác thẩm định cấp phép để bắt đầu từ năm 2009 có thể cấp chứng thư số cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số). Hiện tại, mới chỉ có một số Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký điện tử, sử dụng chứng chỉ số trong ngành ngân hàng.

3.2.1.2. Nhóm chuẩn mực về thủ tục hải quan

Từ trước khi Việt Nam tham gia WTO và gia nhập Công ước Kyoto sửa đổi; Hải quan Việt Nam đã chú trọng việc nội luật hóa hệ thống các cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan. Bước chuyển biến rõ nhất trong việc nội luật hóa và thực hiện các chuẩn mực về thủ tục hải quan là khi ban hành Luật Hải quan sửa đổi và các văn bản hướng dẫn. Luật đã định hướng chuyển từ hoạt động quản lý từng giao dịch sang quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu theo CMQT, tạo khung pháp lý cho việc hiện đại hóa quản lý hải quan; trong đó hầu hết các cam kết trong khuôn khổ WTO đã được nội luật hóa và tổ chức thực hiện như các quy định về xác định trị giá hải quan, quy tắc xuất xứ, quy định về minh bạch hóa, phí và lệ phí hải quan, hài hòa hóa đơn giản hóa thủ tục hải quan... Về các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi thì theo đánh giá của chuyên giá Gói thầu khuôn khổ pháp lý thuộc Dự án hiện đại hóa hải quan, về mặt pháp lý; Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn đã

tuân thủ với 106 chuẩn mực và chưa tuân thủ 15 chuẩn mực của Phụ lục tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi.

Liên quan trực tiếp tới thực hiện thủ tục hải quan điện tử, Luật Hải quan sửa đổi 2005 đã nội luật hóa một số chuẩn mực quan trọng, cụ thể:

- Khai hải quan, nộp hồ sơ hải quan, các chứng từ có liên quan bằng phương tiện điện tử; tiếp nhận, xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan (Điều 16, 17, 22, 28 Luật Hải quan).

- Khai báo trước: Quy định tại Điều 22 Luật Hải quan thể hiện nội dung của tờ lược khai.

- Hiện đại hóa hải quan: Điều 8 Luật Hải quan quy định về thực hiện GDĐT và thủ tục hải quan điện tử, theo đó “Chính phủ quy định cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi số liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về GDĐT, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan các cấp, cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử ”.

Qua nội dung liên quan tới thủ tục hải quan điện tử quy định tại Luật Hải quan sửa đổi 2005 và các văn bản hướng dẫn ta có thể thấy:

Các nội dung liên quan tới thực hiện thủ tục hải quan điện tử mới chỉ được quy định có tính nguyên tắc tại một số điều. Hiện chưa có quy định cho quy trình tự động hóa và nội dung hướng dẫn thực hiện thủ tục hải quan điện tử;

Một số chuẩn mực về thủ tục hải quan mang tính hỗ trợ trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì phần lớn thuộc nhóm chuẩn mực chưa tuân thủ với Phụ lục tổng quát, Công ước Kyoto sửa đổi hoặc đã được quy định trong hệ thống pháp luật hải quan nhưng chưa đầy đủ và thực hiện với mức độ nhất định (ví dụ như các chuẩn mực về khai báo trước, thông quan trước, doanh nghiệp ưu tiên, bảo lãnh ...). Bên cạnh đó một số quy định còn được xây dựng, hướng dẫn thực hiện khác với chuẩn mực (một ví dụ điển hình là theo Công ước; thông quan và giải phóng hàng, nộp thuế mặc dù là những nội dung có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng đây là những nội dung tương đối độc lập. Việc Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn

quy định nội dung thông quan bao gồm cả giải phóng hàng và nộp thuế làm ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ thông quan hàng hóa)...

Một số nội dung đã tổ chức triển khai trên thực tế (Ví dụ: QLRR) nhưng lại chỉ mới đề cập có tính chất nguyên tắc ở Luật. Điều này dẫn tới hậu quả là không có những bảo hộ pháp lý cần thiết cho cơ quan hải quan, cán bộ công chức hải quan khi thực hiện nhiệm vụ.

Đặc biệt Luật Hải quan thiếu hẳn quy định về vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh- quy định làm nền tảng quan trọng cho việc giảm chứng từ và các hoạt động tạo thuận lợi thương mại khác.

Về tổ chức thực hiện các quy định liên quan tới thực hiện thủ tục hải quan điện tử: Trừ nội dung liên quan tới QLRR đã được tổ chức thực hiện ở mức độ nhất định, hầu hết mới ở bước đầu triển xây dựng các hệ thống CNTT, mức độ tự động hóa còn rất hạn chế, giao dịch giữa hải quan với doanh nghiệp về cơ bản vẫn dựa trên giấy tờ.

3.2.1.3. Các chuẩn CNTT

Do nhóm chuẩn mực này hầu hết là các khuyến nghị, không yêu cầu tính pháp lý cao nên ngay từ rất sớm nhóm chuẩn mực này đã được khu vực doanh nghiệp chú trọng ứng dụng, thực hiện. Sau đó, trên cơ sở sự ứng dụng rộng rãi cũng như xu hướng phát triển của các chuẩn CNTT mà khối các cơ quan nhà nước bắt đầu chú trọng tới việc xây dựng, ứng dụng để xử lý các hoạt động nghiệp vụ và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia theo từng lĩnh vực.

Tình hình thực hiện của các cơ quan Nhà nước và khối doanh nghiệp: Từ năm 2000, việc xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ trao đổi thông tin, quản lý và các hoạt động thương mại đã được các doanh nghiệp Việt Nam trên nhiều lĩnh vực tiến hành bằng cách thiết lập những mạng lưới kinh doanh kết hợp với các ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử theo chuẩn quốc tế hoặc chuẩn do doanh nghiệp tự xây dựng. Các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử của Liên Hợp quốc hoặc tiêu chuẩn quốc tế đang được các doanh nghiệp tự công bố và ứng

dụng như các tiêu chuẩn ISO 15000 ebXML, UN/ISO 9735, ISO SDMX về trao đổi dữ liệu thống kê, XML chuẩn cho dữ liệu có cấu trúc, ISO 8583 và SWIFT đang được áp dụng cho thanh toán thẻ và chuyển tiền cho các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn được đa số tổ chức và doanh nghiệp biết đến và sử dụng trong trao đổi dữ liệu là XML.

Chỉ những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước mới chú trọng đến công tác xây dựng, phổ biến tuyên truyền về công nghệ trong thương mại điện tử. Năm 2002, Bộ Khoa học và Công nghệ với trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác tiêu chuẩn hóa, bắt đầu xây dựng và phổ biến các bộ tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, bao gồm những tiêu chuẩn liên quan đến trao đổi dữ

Một phần của tài liệu Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 57)