Các chuẩn mực, khuyến nghị của WCO

Một phần của tài liệu Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)

Với vai trò định hướng cho sự phát triển của Hải quan thế giới, kể từ khi được thành lập tới nay, WCO đã không ngừng xây dựng, phát triển các chuẩn mực, khuyến nghị về hải quan. Những chuẩn mực, khuyến nghị này được hầu hết cơ quan hải quan, các tổ chức quốc tế liên quan quan tâm, thực hiện. Liên quan tới xây dựng và thực hiện thủ tục hải quan điện tử, Hải quan các nước thường tham chiếu tới 03 công cụ của WCO gồm Công ước Kyoto sửa đổi, Khung tiêu chuẩn SAFE, Mô hình dữ liệu WCO.

2.3.1. Công ước Kyoto sửa đổi

Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan do Hội đồng hợp tác Hải quan xây dựng và quản lý, ra đời ngày 19/5/1977 và được sửa đổi tháng 6/1999 (Công ước Kyoto sửa đổi). Việt Nam đã tham gia Công ước năm 1997 và gia nhập

Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto năm 2008 với mức độ chấp nhận sự ràng buộc của Thân Công ước và Phụ lục Tổng quát.

Phụ lục Tổng quát của Công ước bao gồm các CMQT về thủ tục hải quan bao gồm 10 chương quy định các vấn đề: Nguyên tắc chung, Định nghĩa, Thủ tục hải quan, Thuế và lệ phí, Bảo đảm, Kiểm tra hải quan, Áp dụng CNTT, Quan hệ giữa Hải quan với bên thứ ba, Thông tin, quyết định và các quy chế do Hải quan cung cấp, Khiếu nại về các vấn đề hải quan.

Do Hải quan mỗi nước đều hoạt động trên những hệ thống pháp lý, cơ sở pháp lý và hạ tầng CNTT khác nhau. Vì vậy, đối với việc ứng dụng CNTT, các chuẩn mực cũng như hướng dẫn của WCO không có khuyến nghị pháp lý cụ thể cũng như không yêu cầu pháp luật các nước thành viên cần phải có biện pháp điều chỉnh cụ thể. Thay vào đó WCO đã thống kê những vấn đề pháp lý mà các nước thường gặp khi ứng dụng CNTT thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực hải quan.

Chương VII Phụ lục Tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi đưa ra 4 chuẩn mực yêu cầu các nước thành viên tham gia công ước ứng dụng CNTT vào công tác hải quan ở mức độ đòi hỏi cơ quan hải quan phải áp dụng CNTT, đưa vào vận hành các ứng dụng máy tính hỗ trợ cho các hoạt động hải quan; quy định rõ các điều kiện, tiêu chuẩn áp dụng CNTT; sử dụng các tiêu chuẩn thích hợp đã được quốc tế chấp nhận; sửa đổi hệ thống luật pháp nhằm thay thế, xác minh, chấp nhận chứng từ lưu trữ bằng các phương pháp thương mại điện tử thay thế cho chứng từ dựa trên cơ sở giấy tờ. Bên cạnh đó, có một số chuẩn mực ứng dụng CNTT khác xen kẽ với các chuẩn mực về nghiệp vụ hải quan được quy định tại các chương khác nhau của Công ước đề cập đến ứng dụng CNTT trong công tác hải quan cho phép việc nộp chứng từ hải quan, cung cấp thông tin được tiến hành qua hệ thống CNTT và thương mại điện tử.

Hướng dẫn phụ lục tổng quát giải thích cụ thể nội dung và cách thức áp dụng chuẩn mực vào luật pháp quốc gia; đồng thời, đưa ra thực tế hoạt động hải quan của một số nước làm tham chiếu cho các nước thành viên và đưa ra khuyến nghị xây dựng các quy trình nghiệp vụ chính dựa trên nền tảng CNTT như: Đăng ký tờ khai

hàng hóa xuất nhập khẩu, Đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Thủ tục xuất nhập cảnh, Tự động hành chính, Kiểm tra giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, Thông quan hàng hóa, QLRR, Quản lý thu thuế và Thống kê.

Việc xây dựng một chương trình CNTT tổng hợp để đảm nhận xử lý tất cả các quá trình và thủ tục hải quan là không khả thi. Thực tế, trên thế giới đã có một số nước xây dựng chương trình CNTT hải quan bao gồm các chương trình nghiệp vụ nhỏ đảm nhận thực hiện từng mảng chức năng trên. Trên cơ sở liên kết các chương trình nghiệp vụ đó và hệ thống cơ sở dữ liệu của chúng mà tự động hóa công tác của ngành hải quan đến mức tối đa có thể.

Các chương trình nghiệp vụ là sự kết hợp của các chương trình thông tin ứng dụng con bao gồm: quản lý hàng nhập khẩu, quản lý hàng xuất khẩu, quản lý thuế, quản lý kho ngoại quan, quản lý hàng chuyển khẩu, hoàn thuế, tự động hóa công tác hành chính, QLRR, thực thi pháp luật với hệ thống cơ sở dữ liệu về: đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, biểu thuế, kế toán thuế, thông tin lựa chọn, tờ khai hàng hóa, thanh toán nợ thuế. Những chương trình con này hỗ trợ các thủ tục hải quan cơ bản trong quá trình thông quan hàng hóa. Chúng có liên quan tới nhau và cần phải được tích hợp với nhau. Các cấu trúc cơ sở dữ liệu nên đảm bảo khả năng sử dụng thông tin lưu trữ chung cho toàn ngành hải quan.

2.3.2. Khung tiêu chuẩn SAFE

Tháng 6/2005 Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã xây dựng và thông qua Khung Tiêu chuẩn SAFE (sau đây gọi tắt là “Khung tiêu chuẩn”). Hầu hết các chuẩn mực của Khung tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên thủ tục hải quan hiện đại của WCO. Khi những biện pháp này được áp dụng một cách đồng bộ sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại hợp pháp cũng như thúc đẩy tiến trình cải cách và hiện đại hoá Hải quan.

Khung tiêu chuẩn gồm hai trụ cột chính:

Trụ cột Hải quan – Hải quan: Khung tiêu chuẩn đưa ra 11 chuẩn mực: Quản

lý dây chuyền cung ứng thống nhất; Thẩm quyền kiểm tra hàng hoá; Sử dụng công nghệ hiện đại trong thiết bị kiểm tra; Hệ thống quản lý rủi ro; Công-ten-nơ hoặc

hàng hoá có độ rủi ro cao; Thông tin điện tử được gửi trước khi hàng đến; Xác định trọng điểm và hình thức trao đổi thông tin; Các phương pháp hoạt động; Các đánh giá an ninh; Tính liêm chính của đội ngũ nhân viên; Kiểm tra an ninh ở nước ngoài.

Trụ cột Hải quan – Doanh nghiệp: Khung tiêu chuẩn gồm 6 chuẩn mực: Quan

hệ đối tác; An ninh; Cấp phép; Công nghệ ; Trao đổi thông tin; Tạo thuận lợi. Để đảm bảo thực hiện 02 trụ cột này, Khung tiêu chuẩn xây dựng bốn yếu tố trọng tâm: (i) hài hòa hóa các yêu cầu về tờ lược khai điện tử trước; (ii) áp dụng quản lý rủi ro một cách nhất quán; (iii) kiểm tra các container có rủi ro cao trước khi xuất hàng sử dụng thiết bị phát hiện không xâm phạm tùy theo yêu cầu cụ thể của quốc gia nhập khẩu; (iv) dành cho doanh nghiệp những lợi ích hữu hình khi trực tiếp tham gia vào chương trình quan hệ hợp tác hải quan – doanh nghiệp.

2.3.3. Mô hình dữ liệu WCO (WCO Data Model)

Mô hình dữ liệu Hải quan do WCO xây dựng đưa ra cách hiểu thống nhất về yêu cầu thông tin mà cơ quan hải quan cần nhằm giảm bớt và nộp tờ khai, chứng từ đi kèm bằng phương thức điện tử. Tính tới thời điểm năm 2009, WCO đã xây dựng được 03 phiên bản, trong đó 02 mô hình đã được ban hành và mô hình dữ liệu WCO phiên bản 3.0 dự kiến sẽ được ban hành vào năm 2010.

Chuẩn dữ liệu hải quan WCO dựa trên những nguyên tắc và thông lệ sau: - Chuẩn hóa quy trình làm việc, bao gồm những phân tích về yêu cầu dữ liệu, cấu trúc thông điệp trong thủ tục, quy trình của Công ước Kyoto sửa đổi;

- Sử dụng công nghệ của thương mại điện tử, tạo thành nền tảng để phát triển những thông điệp điện tử chung như: giấy phép vận chuyển, bản khai hàng hóa, tờ khai xuất nhập khẩu … trên cơ sở các chuẩn quốc tế như UN/EDIFACT hoặc XML. Điều này đòi hỏi phải có cầu trúc thông điệp chung để tương thích với các luồng thông tin thương mại liên quan.

Mô hình dữ liệu hải quan thực hiện theo quan điểm luồng dữ liệu liên tục, theo đó, những yêu cầu dữ liệu xuất nhập khẩu được sắp xếp theo thứ tự và tờ khai điện tử dùng chung cấu trúc được sắp xếp tương ứng. Việc xử lý dữ liệu liên tục sẽ cho

phép doanh nghiệp trao đổi thông tin tiết kiệm hơn và cho phép nhà nhập khẩu sử dụng thông tin xuất khẩu làm cơ sở tiến hành các thủ tục nhập khẩu.

Việc áp dụng Mô hình dữ liệu sẽ cho phép doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu tối thiểu trước bằng phương tiện tử để cơ quan hải quan sớm giải phóng hàng hóa. Đặc biệt Mô hình dữ liệu phiên bản 3.0 được thiết kế thành công cụ để chính phủ các nước thiết lập Cơ chế một cửa, cho phép doanh nghiệp chỉ cung cấp một lần toàn bộ yêu cầu thông tin quản lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cho cơ quan một cửa của nhà nước (có thể là cơ quan hải quan). Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước khác và các tổ chức quốc tế cùng tham gia vào Chuẩn dữ liệu WCO.

Để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực khuyến nghị về ứng dụng CNTT vào công tác ngành hải quan theo các Công ước, Luật mẫu trên đặc biệt là Công ước Kyoto sửa đổi, Hải quan các nước cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất của việc triển khai ứng dụng CNTT. Ngoài ra, nguồn nhân lực vận hành hệ thống ứng dụng đó phải được đào tạo để có thể khai thác hiệu quả các ứng dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ quan hải quan. Một vấn đề cần giải quyết nữa là sự thống nhất về tư tưởng để tích cực hợp tác của các bên liên quan như: cộng đồng doanh nghiệp, các bộ ban trong và ngoài ngành.

Như vậy, các công ước, luật mẫu trên đã hình thành khung pháp lý cơ bản cho GDĐT nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Khung pháp lý này gồm 03 nhóm chuẩn mực cơ bản:

Nhóm 1. Các chuẩn mực về GDĐT, bao gồm các chuẩn mực, khuyến nghị của WTO, WCO, UNICITRAL quy định về GDĐT, chứng từ điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, xây dựng hệ thống tự động...

Nhóm 2. Các chuẩn mực về thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan, thực hiện cho cả môi trường truyền thống và điện tử

Nhóm 3. Các chuẩn CNTT.Nhóm này gồm hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng để phân tích quy trình, đơn giản và cải tiến quy trình, đơn giản và chuẩn

hóa chứng từ, hài hòa hóa dữ liệu, sử dụng để trao đổi dữ liệu, gửi thông điệp và bảo mật dữ liệu (mô hình dữ liệu của WCO, ebXML, EDI, EDIFACT…). Các chuẩn này chỉ mang tính khuyến nghị, các nước có thể lựa chọn áp dụng tùy thuộc vào điều kiện và định hướng phát triển của mỗi nước.

Các nhóm chuẩn mực này cùng với các hướng dẫn, khuyến nghị được coi là những công cụ pháp lý quan trọng để các nước tham chiếu khi xây dựng hệ thống

Một phần của tài liệu Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)