Một số giải pháp để đẩy mạnh việc áp dụng CMQT trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 87)

điện tử ở Việt Nam

Thủ tục hải quan điện tử đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, để thực hiện một phương thức quản lý mới là điều rất phức tạp. Do đó, xây dựng và thực hiện thủ tục hải quan điện tử là một công việc cần nhiều nỗ lực và thời gian, đặc biệt khi hệ thống các chuẩn mực quốc tế được áp dụng rất đồ sộ. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế phổ cập liên quan cũng như theo kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại nhiều quốc gia đã đúc rút ra những yếu tố đảm bảo áp dụng hiệu quả và cũng chính là những thách thức chủ yếu trong áp dụng các CMQT để xây dựng, thực hiện thủ tục hải quan điện tử gồm:

- Ý chí và sự quyết tâm về mặt chính trị của các cấp Lãnh đạo Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện thủ tục hải quan điện tử;

- Hệ thống pháp luật tuân thủ hệ thống các CMQT liên quan; - Chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả; - Nguồn lực tài chính đủ mạnh để triển khai;

- Hạ tầng CNTT đồng bộ trong ngành hải quan và trong khối các cơ quan Chính phủ;

- Mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan hải quan với cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là mối quan hệ giữa Hải quan với các đối tác chiến lược (bao gồm các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ).

3.3.1. Xác định các chuẩn mực/nhóm chuẩn mực cần nội luật hóa

Qua việc phân tích, đánh giá, hệ thống hóa các CMQT đã được áp dụng trong thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam tác giả nhận thấy Việt Nam cần nội luật hóa 02 nhóm chuẩn mực sau:

Nhóm 1. Các chuẩn mực về GDĐT

Trong hơn 4 năm Ngành hải quan thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, các văn bản hướng dẫn Luật GDĐT, Luật CNTT đã được ban hành, về cơ bản đã hình thành khung pháp lý về GDĐT. Tuy nhiên cho đến nay nhiều quy định của Luật giao địch điện tử và Nghị định hướng dẫn thi hành vẫn chưa đi vào cuộc sống, đặc biệt là quy định về chữ ký điện tử. Hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam chưa đáp ứng được việc triển khai giao dịch điện tử theo đúng chuẩn mực của thế giới và khu vực. Do đó, trước mắt Ngành Hải quan cần chủ động nghiên cứu, rà soát những quy định chưa được tổ chức thực hiện, kiến nghị với cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản trên để có thể sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn hoặc có các giải pháp kỹ thuật phù hợp, đồng thời chủ động đề xuất các giải pháp phù hợp thực hiện trong Ngành Hải quan để đảm bảo tính thực thi của văn bản.

Nhóm 2. Các chuẩn mực về thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan

Nhóm chuẩn mực về thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan đã được nội luật hóa một cách tương đối đầy đủ trong hệ thống pháp luật hải quan theo mức độ cam kết và yêu cầu quản lý hải quan của Việt Nam. Thời gian tới, để đảm bảo Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, đặc biệt là để đảm bảo sự tuân thủ của hệ thống pháp luật hải quan với các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi cũng như đảm bảo yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, Việt Nam cần phải chú trọng tới nội luật hóa và thực hiện các chuẩn mực sau:

- Quy định về QLRR, quản lý tuân thủ, thực hiện chiến lược đo lường mức độ tuân thủ luật pháp để hỗ trợ cho công tác QLRR: nguyên tắc, nội dung QLRR, đặc biệt chú trọng tới quy định đảm bảo thu thập thông tin QLRR và an toàn cho cán bộ làm việc trong môi trường QLRR;

- Quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp: Đẩy mạnh thực hiện nhóm chuẩn mực về quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp, quan hệ hải quan với bên thứ ba trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức các chương trình hợp tác chung để tuyên truyền, phối hợp trong xây dựng, thực hiện các kỹ thuật, quy trình quản lý hải quan đổng thời thực hiện cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin hiệu quả hơn

- Hỗ trợ và hoàn thiện hệ thống đại lý làm thủ tục hải quan.

Đặc biệt, căn cứ vào hiệu quả thực hiện chuẩn mực (một số chuẩn mực chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện trong môi trường điện tử) và để hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia thủ tục hải quan điện tử trong giai đoạn đầu; Việt Nam cũng cần ưu tiên thực hiện một số chuẩn mực/nhóm chuẩn mực thực hiện riêng cho môi trường điện tử. Cụ thể:

- Thủ tục tàu và tiếp nhận thông tin trước khi hàng đến;

- Giải phóng hàng nhanh (immediate release) theo khuyến nghị của WCO; - Trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, đại lý và các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách trước khi phương tiện vận tải nhập cảnh; trao đổi dữ liệu điện tử với các hệ thống ngân hàng và kho bạc để đảm bảo thông tin kịp thời cho hoạt động nghiệp vụ và thông quan hàng hóa. Trong đó, áp dụng chuẩn mực khai báo trước khi hàng đến (chuẩn mực này không nằm trong nội dung cam kết của Việt Nam; tuy nhiên cần phải thực hiện để khai thác thông tin phục vụ QLRR cho cả môi trường thủ công và điện tử);

- Thuế và các nghĩa vụ hải quan: Việc nộp thuế, theo dõi nợ đọng thuế cơ bản thực hiện bằng phương thức điện tử; nộp thuế và lệ phí hàng tháng;

- Doanh nghiệp ưu tiên theo các chuẩn mực của Phụ lục tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi và Khung tiêu chuẩn SAFE;

- Hoàn thiện cơ chế chính sách về cung cấp dịch vụ C-VAN và các dịch vụ hỗ trợ DN;

-Quyết định trước.

Qua xác định các CMQT cần nội luật hóa trên; có thể nhận thấy các nhóm chuẩn mực về thực hiện thủ tục hải quan điện tử (đặc biệt là các chuẩn mực trong Phụ lục tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi, Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN) là những nhóm quy định mới, có tác động tới chính sách kinh tế, phương thức quản lý hải quan, hệ thống pháp luật hải quan hiện tại một cách sâu rộng. Do đó, để đảm bảo việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan và đảm bảo cơ chế, chính sách cho thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì trước khi áp dụng cần thiết phải áp dụng kỹ thuật rà soát, đánh giá dự báo tác động pháp luật của các CMQT. Đối với kỹ thuật đánh giá tác động của CMQT cần đặc biệt quan tâm tới xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá làm căn cứ đánh giá tác động. Mục tiêu chính việc áp dụng các kỹ thuật này là nhằm đảm bảo xác định rõ ràng nội hàm chuẩn mực, mức độ, các tác động về mặt tài chính, kỹ thuật, nghiệp vụ, pháp lý của chuẩn mực cũng như cách thức tác động của chuẩn mực đề từ đó xác định sự cần thiết áp dụng, cách thức áp dụng, đề xuất những biện pháp phù hợp để chủ động đối phó với những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình nội luật hóa.

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất việc rà soát, đánh giá tác động của các chuẩn mực qua một số nhóm tiêu chí sau:

Nhóm tiêu chí về phạm vi tác động: bao gồm thời gian, không gian, đối tượng tác động. Đối với nhóm tiêu chí này cần đặc biệt chú ý tới việc chi tiết các đối tượng tác động như phạm vi các chủ thể chịu tác động của một/một nhóm chuẩn mực, các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động quản lý hành chính, các hệ thống tin học hiện tại... có thể bị tác động bởi việc áp dụng các chuẩn mực mới....

Nhóm tiêu chí về chi phí: bao gồm chi phí mà cả phía cơ quan Hải quan, các cơ quan có liên quan, các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phải bỏ ra để thực hiện các chuẩn mực mới.

Nhóm tiêu chí về lợi ích: Tiêu chí về thời gian, tiền bạc là lợi ích chung mà cả khu vực nhà nước, các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ đều quan tâm. Đây chính là động lực quan trọng để các bên xây dựng và tham gia chương trình thủ

tục hải quan điện tử. Đối với nhóm tiêu chí này cần phải cụ thể hóa thêm các tiêu chí về lợi ích của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử và lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực quốc tế tại mục 1.1.4 và mục 2.1.2 chương 1 để đánh giá tác động của chuẩn mực trong môi trường Việt Nam.

Nhóm tiêu chí xác định sự tuân thủ về mặt pháp lý thông qua phân tích các yêu cầu thực hiện chuẩn mực: chuẩn mực bắt buộc, chuẩn mực không bắt buộc, các chuẩn mực được bảo lưu, trường hợp hạn chế địa bàn, đối tượng, loại hình áp dụng chuẩn mực...

Nhóm tiêu chí xác định tuân thủ thực tế: các chuẩn mực tuân thủ pháp lý, được tổ chức thực hiện đầy đủ; chuẩn mực chưa được tổ chức thực hiện do chưa có giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ; chuẩn mực được tổ chức thực hiện một phần trên thực tế.

Nhóm tiêu chí trên sẽ là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tác động pháp lý trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ thực hiện thủ tục hải quan điện tử nói riêng cũng như phục vụ cho việc đánh giá tác động pháp luật trong quá trình xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan sau năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3. Xác định nguyên tắc và lộ trình nội luật hóa Về nguyên tắc nội luật hóa:

Căn cứ vào hiệu quả thực tế của chuẩn mực cũng như căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam, tác giả đề xuất các nguyên tắc nội luật hóa sau:

Thứ nhất: Ưu tiên nội luật hóa những chuẩn mực về thủ tục hải quan thống nhất cho cả môi trường giấy tờ và môi trường điện tử.

Thứ hai: Ưu tiên nội luật hóa những chuẩn mực/nhóm chuẩn mực bắt buộc phải thực thi. Đối với những chuẩn mực/nhóm chuẩn mực khuyến khích thực thi và gợi mở thực thi thì chỉ nội luật hóa với điều kiện: chuẩn mực dễ thực hiện, Việt Nam có năng lực, điều kiện thực hiện.

Thứ ba: Tập trung nội luật hóa nhóm chuẩn mực liên quan tới việc nâng cao mức độ tự động của hệ thống và những nhóm chuẩn mực phát huy ngay hiệu quả

thực tế khi triển khai với mục đích vừa đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống vừa tạo động lực cho các bên tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Về lộ trình nội luật hóa các chuẩn mực giai đoạn 2009-2013:

Căn cứ xác định lộ trình:

Thứ nhất. Căn cứ vào lộ trình thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực hải quan của Việt Nam (nội dung đã được trình bày tại mục )

Thứ hai. Theo nội dung đăng ký của Tổng cục về dự kiến chương trình xây dựng pháp luậtđến 2015 thì sẽ dự thảo trình Quốc Hội ban hành Luật hải quan sửa đổi sau 2013; trong thời gian từ nay tới khi Luật Hải quan được sửa đổi, Việt Nam vẫn phải thực hiện đầy đủ, thống nhất các cam kết quốc tế cũng như đảm bảo khung pháp lý cho thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đáp ứng các yêu cầu triển khai các hoạt động liên quan tới hiện đại hóa hải quan.

Thứ ba. Căn cứ vào kết quả tư vấn của Dự án World Bank: Tiến độ thực hiện nhiều gói thầu quan trọng thuộc dự án hiện đại hoá hải quan có liên quan đến thủ tục hải quan hiện đại đặc biệt là gói tái thiết kế quy trình thủ tục hải quan, can thiệp ngoại lệ tới nay mới kết thúc giai đoạn xét thầu, dự kiến sẽ cho kết quả sớm nhất vào quý II năm 2009 và kết thúc vào cuối năm 2012.

Bên cạnh đó, căn cứ vào yêu cầu đảm bảo khung pháp lý cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan tới hiện đại hóa hải quan nói chung và mở rộng thực hiện hải quan điện tử nói riêng từ nay tới trước thời điểm sửa đổi Luật Hải quan (tới 2013) tác giả xác định 02 giai đoạn nội luật hóa các CMQT nhằm đảm bảo cho thực hiện thủ tục hải quan điện tử như sau :

Giai đoạn từ nay tới 2011: Rà soát, nội luật hóa các chuẩn mực phù hợp với điều kiện Việt Nam ở văn bản dưới luật.

Ở giai đoạn này, căn cứ nội dung rà soát, đánh giá tác động; để nội luật hóa, cơ quan soạn thảo cần phải áp dụng quy định tại Điều 5 Luật Hải quan về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện thủ tục hải quan bằng cả hai phương thức thủ công và GDĐT. Theo đó, với những chuẩn mực đã được nội luật hóa, thực hiện đầy đủ thì giữ nguyên quy

định; đối với những chuẩn mực lần đầu được chuyển hóa hoặc tính ổn định, hiệu quả thực thi chưa cao, sẽ quy định ở mức khái quát hoặc chi tiết vừa phải ở cấp Nghị định; nội dung chi tiết sẽ được quy định tại Thông tư hướng dẫn.

Việc đưa các chuẩn mực vào các cấp văn bản như trên sẽ dẫn tới hệ quả là một số quy định điều chỉnh về cùng một nội dung giữa Luật Hải quan 2001, Luật Hải quan sửa đổi 2005 với văn bản dưới luật không thống nhất, thậm chí trái Luật, ví dụ như: quy định về doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, thông quan trên cơ sở chứng từ tối thiểu đòi hỏi phải định nghĩa lại khái niệm về hồ sơ hải quan, quy định về giải phóng hàng… Việc nội luật hóa trong giai đoạn này một mặt cần cập nhật, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kết quả tư vấn của các gói thầu thuộc Dự án World Bank, các kết quả rà soát của các Nhóm nghiên cứu của Tổng cục; mặt khác cần phải thực hiện theo nguyên tắc kế thừa các nội dung có tính ổn định, hiệu quả tại Luật Hải quan 2001, Luật Hải quan sửa đổi 2005, Nghị định 154/2005/NĐ-CP để giảm thiểu tính không thống nhất, xáo trộn trong xây dựng và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.

Giai đoạn từ 2011 tới 2013: Chuẩn bị xây dựng Luật Hải quan tuân thủ đầy đủ các cam kết, phù hợp với yêu cầu quản lý hải quan hiện đại (tái thiết kế các quy trình thủ tục hải quan, thống nhất quản lý khu, kho, đơn giản hóa một số quy trình quản lý… ). Giai đoạn này, ngành Hải quan cần chú trọng thực hiện RIA chi tiết, toàn diện trước khi có quyết định sửa đổi một cách tổng thể hệ thống pháp luật hải quan.

KẾT LUẬN

Với chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thủ tục hải quan của Việt Nam ngày càng có xu thế phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế .

Thực tiễn chỉ ra rằng, quá trình hội nhập quốc tế, đồng nghĩa với các hoạt động xúc tiến đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế với những mục tiêu, mục đích nhất định để mở rộng các mối quan hệ hợp tác, tìm kiếm lợi ích cho quốc gia, cho dân tộc. Khi ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, các bên của điều ước phải chịu sự ràng buộc của các cam kết, phải thực hiện những nghĩa vụ của mình, đồng thời thụ hưởng những quyền, lợi ích mà điều ước mang lại.

Trong những năm qua, pháp luật hải quan đã chịu sự tác động của điều ước

Một phần của tài liệu Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 87)