Các chuẩn mực, khuyến nghị của Liên hợp quốc (UN) về GDĐT

Một phần của tài liệu Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 39)

UNICITRAL là cơ quan chuyên trách của Liên Hợp quốc nhằm hỗ trợ các nước thành viên trong xây dựng luật pháp liên quan đến TMQT. Tổ chức này cung cấp cho các nước thành viên các Luật mẫu đồng thời cũng là các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về TMQT mà các nước thành viên có thể áp dụng trong xây dựng chính sách pháp luật về thương mại của mình.

UNICITRAL đưa ra 02 bộ luật mẫu: Luật mẫu về thương mại điện tử, Luật mẫu về chữ ký điện tử và Công ước về sử dụng các phương tiện GDĐT trong các hợp đồng TMQT, cung cấp quy định pháp lý cơ bản cho việc thực thi chính sách thương mại điện tử. Những quy định cơ bản liên quan đến các hoạt động thương mại có sử dụng phương tiện điện tử có thể áp dụng trong triển khai thủ tục hải quan điện tử bao gồm những yếu tố sau:

Công nhận tính pháp lý của thông tin chứa đựng trong thông điệp dữ liệu điện tử (gọi tắt là thông điệp): Đây là nội dung rất quan trọng của Luật mẫu về thương mại điện tử, quy định giá trị pháp lý của các thông điệp, theo đó không phân biệt đối xử giữa tài liệu giấy và tài liệu điện tử: “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” (điều 5 chương II). Luật cũng xác định nội hàm của thông điệp, công nhận đa dạng các phương tiện truyền, nhận, lưu trữ thông tin như: phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư

điện tử, điện tín, telex, thiết bị truyền hình; công nhận giá trị pháp lý của Hợp đồng...

Thông điệp có giá trị như văn bản: “Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin

phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết” (điều 6 chương II-Luật mẫu về thương mại điện tử). Quy định này được xây dựng trên yêu cầu pháp lý đối với văn bản giấy và xác định chức năng tương đương cho văn bản dạng điện tử.

Thông điệp có giá trị như bản gốc: “Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin

được trình hoặc lưu giữ dưới dạng nguyên bản, thông điệp dữ liệu có thể coi là đáp ứng yêu cầu đó nếu những thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu được đảm bảo chắc chắn là còn nguyên vẹn như khi được tạo ra và có thể hiển thị được” (điều 8 chương II-Luật mẫu về thương mại điện tử). Tiêu chuẩn để đánh giá tính nguyên vẹn của thông tin là thông tin đó vẫn còn nguyên vẹn hoàn toàn, không bị thay đổi trừ việc thêm vào những ghi chú hay xác thực đằng sau và những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình truyền nhận, lưu giữ hoặc hiển thị thông điệp.

Thông điệp có giá trị làm bằng chứng: Bên cạnh những nội dung trên, Luật

mẫu về thương mại điện tử cũng đề cập tới việc thừa nhận giá trị của các thông điệp khi tranh tụng tại Tòa án. Giá trị làm bằng chứng của thông điệp được đánh giá dựa trên cách tạo lập, lưu giữ và truyền gửi thông điệp, cách duy trì tính nguyên vẹn của dữ liệu, cách xác định người khởi tạo và một số nhân tố khác.

Trong công ước về sử dụng các phương tiện GDĐT trong các hợp đồng quốc tế, Liên hợp quốc cũng công nhận giá trị pháp lý, giá trị văn bản, giá trị làm bằng chứng của hợp đồng ký kết bằng phương thức điện tử. Công ước quy định: hợp đồng được thực hiện bằng phương tiện điện tử có thể được hình thành bằng hệ thống thông tin tự động mà không có sự tác động của con người. Cùng với các quy định này, Công ước cũng xác định cụ thể nội hàm có liên quan như: “hệ thống thông tin tự động”, “chào hàng”… Đây là những khái niệm cho phép thực hiện toàn

bộ hoặc một phần các giao dịch hợp đồng bằng hệ thống thông tin tự động mà không có sự can thiệp của con người.

Chữ ký điện tử: “Trường hợp pháp luật có yêu cầu về chữ ký của một người,

thông điệp dữ liệu được coi là có thể đáp ứng yêu cầu đó nếu chữ ký điện tử trên thông điệp dữ liệu là dấu hiệu nhận biết của người ký và xác nhận việc phê chuẩn của người ký đối với thông tin trên thông điệp dữ liệu, phù hợp với mục đích tạo và gửi thông điệp” (Điều 7 chương 2-Luật mẫu về thương mại điện tử). Luật mẫu cũng dựa trên chức năng tương đương của chữ ký được thể hiện trên văn bản giấy, xác định các điều kiện để công nhận chữ ký điện tử, theo đó chữ ký điện tử phải được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện: thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký, không bị thay đổi chữ ký và nội dung ký

Đối với chữ ký điện tử trong hợp đồng, điều 9 Công ước đưa ra những quy định về chữ ký điện tử và các phương pháp xác định chữ ký điện tử cho phép xác định được người ký và trách nhiệm pháp lý của người đó đối với hợp đồng.

Trong luật mẫu về chữ ký điện tử, UNICITRAL đưa những quy định cụ thể hơn về chữ ký điện tử:

Các yếu tố đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử: Chữ ký điện tử được coi là đảm bảo an toàn khi đáp ứng các điều kiện: dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng; dưới sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký; không có sự thay đổi với nội dung tại thời điểm ký (điều 6). Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn trên.

Luật cũng đưa ra các hướng dẫn về cách quản lý, nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử, bên chấp nhận chữ ký điện tử và nhà cung cấp dịch vụ xác thực chữ ký điện tử nhằm đảm bảo tính an toàn cho chữ ký điện tử.

Công nhận chữ ký điện tử đối với các giao dịch qua biên giới (công nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử có yếu tố nước ngoài): Cả Luật mẫu về chữ ký điện tử và Công ước của Liên Hợp quốc về việc sử dụng các phương tiện điện tử trong

các hợp đồng quốc tế đều quy định về nội dung công nhận chữ ký điện tử đối với các giao dịch qua biên giới. Theo Luật này thì chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử được các nước thành viên công nhận giá trị pháp lý mà không tính tới các yếu tố: vị trí địa lý nơi giấy chứng nhận được phát hành hoặc chữ ký được tạo lập, sử dụng; không tính tới vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh của người phát hành giấy chứng nhận hoặc người ký.

Ngoài ra Luật mẫu về thương mại điện tử và Công ước cũng quy định cụ thể về lưu giữ thông điệp, xác định người khởi tạo, thông báo về việc nhận, thời gian gửi, nhận thông điệp dữ liệu, địa điểm gửi, nhận, xử lý lỗi phát sinh trong quá trình truyền thông điệp, công nhận lẫn nhau giữa các bên đối với thông điệp ...

Hiện nay, rất nhiều các quốc gia đã nội luật hóa các quy định về chữ ký điện tử, xác thực chữ ký điện tử trong 02 bộ luật mẫu của Liên hợp quốc như là một trong những nội dung cơ bản của Luật quốc gia có liên quan. Luật mẫu về thương mại điện tử trở thành chuẩn mực quan trọng nhất trong các văn bản pháp luật của các nước về thương mại điện tử và là công cụ quốc tế quan trọng để chuẩn hóa và hài hòa hóa các quy định về thương mại điện tử của Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khu vực.

Một phần của tài liệu Về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)