Những tồn tại trong quá trình lưu giữ, bảo tồn và phát triển các giá trị

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 71)

Bên cạnh những giá trị của truyền thống gia đình được phát huy phát triển và những kết quả đạt được thì một thực tế hiện nay, đó là sự suy thoái về đạo đức lối sống từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội của một bộ phận người ở Nghệ An. Nề nếp gia đình; những truyền thống được xem là tiêu biểu của gia đình xứ nghệ: Hiếu nghĩa, thuỷ chung; hiếu học, tôn sư trọng đạo… đang mất dần, mờ nhạt cùng với một số truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, quê hương.

“Suy thoái truyền thống gia đình” hay “những truyền thống tốt đẹp của gia đình đang bị mai một, bào mòn”… là những cụm từ như một hồi chuông vang lên báo động đối với từng gia đình, từng bậc phụ huynh. Gia đình Nghệ An cũng không nằm ngoài vòng xoáy của sự suy thoái. Những tiêu cực trong gia đình ngày càng hiện rõ không chỉ trong gia đình mà còn biểu hiện rất rõ bên ngoài xã hội. Hiện nay, trong rất nhiều gia đình xuất hiện hiện tượng mất đoàn kết, các thành viên không tôn trọng nhau, tranh chấp về gia sản dẫn đến đánh đập chửa bới, mất đoàn kết hay có những trường hợp phải nhờ sự can thiệp của chính quyền khối xóm hay sự can thiệp của pháp luật; Thanh thiếu niên phạm tội, nghiện hút, cờ bạc ngày càng có xu hướng gia tăng những hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân gia đình mà ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng.

Ở Nghệ An nền kinh tế thị trường mở ra cơ hội cho Người dân xứ Nghệ phát huy thế mạnh của mình. Tiếp giáp đường biên giới với các nước bạn buôn bán thương mại, giao lưu văn hoá là một thuận lợi cho tỉnh Nghệ An so với nhiều tỉnh khác trong nước. Nhưng cũng chính những thuận lợi đó một số cá nhân đã lợi dụng khai thác theo mưu đồ cá nhân bằng những việc làm phi pháp. Buôn bán hàng lậu, hêrôin, thuốc phiện ở Nghệ An đang được xem là một điểm nóng trong nước. Từ sự buôn bán cái gọi là “hàng trắng”, “cơm đen” đó đã kéo theo hệ quả của nó đó là các gia đình có người phạm tội gia tăng, thanh thiếu niên rơi vào con đường nghiện hút, phạm tội ngày càng nhiều. Trong gia đình ở Nghệ An những năm gần đây đã xuất hiện những hiện tượng bất hiếu, phi đạo đức cũng chỉ vì con cái lâm vào con đường nghiện ngập. Chính sự khủng hoảng thang giá trị trong gia đình sẽ là gánh nặng cho xã hội.

Tự do, Bình đẳng là những tiêu chuẩn, lý tưởng phấn đấu của loài người từ khi xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp. Xã hội phát triển lý tưởng đó ngày càng được hiện hữu trong xã hội ngày càng rõ hơn, và trong gia đình “dân chủ”, “bình đẳng” được thực hiện bằng ý thực sự hiểu biết của các cá nhân, bằng sự can thiệp của pháp luật. Hôn nhân tự nguyện - xuất phát từ tình yêu chân chính, là cơ sở cho một gia đình hiện đại. Vợ chồng trẻ cùng nhau xây dựng gia đình bắt đầu từ sự hoà hợp về tâm lý, tình cảm, tình dục, đồng thời chứng minh sự tôn trọng của gia đình, gia tộc đối với việc hôn nhân của con cái. Nhưng một thực tế cho thấy ly hôn đang là một hiện tượng của các gia đình trẻ. Theo số liệu của toà án nhân dân thành phố Vinh từ năm 2005 - 2007 tỉ tệ ly hôn có xu hướng gia tăng, cụ thể: năm 2005 có 299 vụ ly hôn; năm 2006 có 355 vụ ly hôn; Năm 2007 có 351 vụ ly hôn; 6 tháng đầu năm 2008 có 163 vụ trong khi đó năm 2000 chỉ có 254 vụ ly hôn, cũng qua điều tra cho thấy các vụ ly hôn chiếm 70 % là các cặp vợ chồng trẻ (khoảng độ 20 tuổi đến 35 tuổi). Nguyên nhân chủ yếu của các vụ ly hôn là xuất phát từ không hợp nhau về tính tình, dẫn đến mâu thuẫn xúc phạm, cãi vả và đánh đập nhau. Cũng qua điều tra các vụ ly hôn đứng đơn chiếm 2/3 là nữ. Hiện tượng ly hôn hiện nay đang đặt ra vấn đề, tại sao hôn nhân

thời nay không còn sự ép buộc, không phải là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, không phải là “môn đăng, hộ đối”, tự do lựa chọn, tìm hiểu và đi đến xây dựng một tình yêu chân chính từ đó mới đến hôn nhân, nhưng cuộc hôn nhân đó lại rất dễ đỗ vỡ? Sự ly hôn của các gia đình để lại hậu quả cho gia tộc và cộng đồng xã hội đó là những đứa trẻ không được chăm sóc, giáo dục đầy đủ từ phía gia đình. Một thực tế cho thấy ở Nghệ An số vụ vi phạm pháp luật vị thành niên ngày càng tăng, trẻ em lang thang không nơi nương tựa càng nhiều. Những hiện tượng tiêu cực đó phải chăng đang phản ánh thực tế sự mai một những chuẩn giá trị truyền thống của gia đình, truyền thống đoàn kết, đồng cam cọng khổ trong gia đình, đặc biệt truyền thống thuỷ chung, tình nghĩa vợ chồng, truyền thống hiếu thuận của con cái đối với cha mẹ.

Đất nước đã làm thay đổi đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của nhân dân cả nước nói chung nhân dân Nghệ An nói riêng. Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh là mục tiêu chung của toàn đảng toàn dân trong sự nghiệp đổi mới. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu và giữ vững mục tiêu phải bắt đầu từ, ý thức sự nổ lực của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Vì thế trước hết các gia đình phải thực sự là những “tế bào”, “hạt nhân” lành mạnh, trong sáng.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH NGHỆ AN HIỆN NAY

Trước lý luận về gia đình, vai trò thực tiễn của gia đình đối với xã hội và mỗi người, những giá trị truyền thống của gia đình đối với lĩnh vực văn hoá, đạo đức xã hội. Trong xã hội hiện đại, nghiên cứu tìm ra những phương hướng giải pháp nhằm phát huy vai trò của gia đình, những giá trị truyền thống tốt đẹp của các gia đình là một tất yếu trong yêu cầu phát triển xã hội. Một cơ thể khoẻ mạnh phải bắt đầu từ những tế bào lành mạnh không bệnh tật, Nghệ An đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá quê hương mình, cần nghiên cứu hoạch định một hệ thống chính sách hợp lý đồng bộ khoa học trong đó không thể thiếu chính sách về gia đình. Phát huy những giá trị truyền thống gia đình xứ nghệ một trong những phương hướng giải pháp bảo vệ bản sắc văn hoá xứ nghệ nói riêng, văn hoá việt nam nói chung; xây dựng đạo đức nhân cách lối sống cho nhân dân, mà cơ bản là thế hệ trẻ trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế giao lưu hội nhập quốc tế. Phát huy những giá trị truyền thống gia đình là chiến lược bền vững lâu dài trong chiến lược phát triển con người của tỉnh và góp phần tạo bước đi vững chắc cho một miền quê xứ nghệ giàu truyền thống.

3.1. Phƣơng hƣớng

3.1.1. Thứ nhất, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống gia đình là một quá trình tích cực chủ động, tự giác và là nghĩa vụ của các cá nhân, thành viên trong gia đình

Khi nói đến cá nhân ở đây trước hết chúng ta phải xác định đó là những người đã thực sự trưởng thành có ý thức về trách nhiệm, hành vi của mình trước gia đình và xã hội.

Gia đình có vai trò quan trọng và cơ bản quyết định đến sự hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Gia đình là trường học đầu

tiên và suốt đời cho mỗi cá nhân, sự tiếp nhận, vận dụng những kiến thức của gia đình như thế nào cá nhân lại là người thể hiện và quyết định. Mỗi cá nhân bắt đầu lớn lên từ gia đình, văn hoá của mỗi người bắt đầu từ văn hoá gia đình và sau đó mới mang dấu ấn của văn hoá dân tộc và thời đại. Trong xã hội hiện đại nhu cầu, lợi ích nguyện vọng của cá nhân rất được coi trọng, trong gia đình cũng như ngoài xã hội dân chủ và bình đẳng được thực hiện đối với mọi thành viên, giới tính, thế hệ. Chính nhưng thay đổi của xã hội hiện đại đó là điều kiện thuận lợi cho các cá nhân giải phóng mình nhưng cũng trong quá trình được giải phóng đó sự vượt ra ngoài giới hạn của văn hoá gia đình, văn hoá xã hội đã xuất hiện ngày càng nhiều. Sự giải phóng, sự thay đổi là phù hợp quy luật phát triển, là mục tiêu sự nghiệp giải phóng con người của chủ nghĩa xã hội nhưng ở đâu, thời gian nào nó cũng có những ranh giới nhất định nhất là những lĩnh vực thuộc về đạo đức, văn hoá lối sống, về đời sống tinh thần của xã hội. Nhận thức được giới hạn vấn đề giữa khả năng, nhu cầu, lợi ích của xã hội đối với khả năng, nhu cầu, lợi ích cá nhân và điều chỉnh nó đầu tiên quyết định nhất là ở bản thân mỗi cá nhân, mỗi thành viên của gia đình, công dân của xã hội.

“Cá nhân - mỗi con người với những đặc điểm cá nhân vốn có của mình về tính cách trí tuệ, tình cảm. Tính chất, khí chất, năng lực của con người và cả những đặc điểm diễn biến của các quá trình tâm lý là thuộc về các đặc tính tâm lý của cá nhân” [43, tr.57], như vậy sự lĩnh hội những tri thức của mỗi cá nhân, sự tiếp biến những tri thức đó trước hết do chính mỗi người quyết định. Vì vậy phát huy vai trò, trách nhiệm, ý thức tự giác của mỗi cá nhân là yếu tố tiên quyết cho mọi vấn đề.

Phát huy những giá trị truyền thống gia đình, trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi cá nhân - thàng viên trong gia đình và trong gia đình những thành viên đầu tiên đó là những người cha, người mẹ, sau đến ông bà, anh chị em. Cha mẹ, ông bà là những tấm gương sống cho con cháu ngắm nhìn, ngưỡng mộ và học tập. Mỗi người khi nhận thức được những cái gì là giá trị tích cực, là đạo lý và tiếp nhận chuyển biến thành nếp nghĩ, thành phong cách

sống của bản thân, làm hoàn thiện mình trong cuộc sống. Nên những người lớn trong gia đình trước hết phải luôn tự hoàn thiện mình phải là người phải học tập đầu tiên.

Trong gia đình con cái học tập, kế thừa ở cha mẹ đầu tiên là cách ứng xử đối với nhau và với các thành viên trong gia đình. Vì thế mối quan hệ bình đẳng, dân chủ, tôn trọng thương yêu giúp đỡ, chia sẻ giữa vợ và chồng, giữa người cha và người mẹ trong gia đình có ý nghĩa lớn với con cái, tạo nên những nhận thức khởi đầu đúng đắn về cách ứng xử, về việc tôn trọng quyền con người, sự công bằng bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Cũng chính vì thế cha mẹ trước hết phải tự hoàn thiện mình, phải suy nghĩ cân nhắc trước những hành vi, cách ứng xử trong gia đình. Giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ máu mủ rất sâu đậm, người mẹ mang nặng đẻ đau để sinh ra đứa con. Đó chính là một phần cơ thể của cha mẹ, là sự hoà đồng dòng máu của cha mẹ, là kết quả của tình yêu vợ chồng. Sinh ra một người con là cả một sáng tạo lớn lao, đẹp đẽ, nhưng nuôi dưỡng con trở thành người lại còn vất vả và có ý nghĩa quan trọng hơn. Sự trưởng thành, thành đạt của con về nhân cách, sự nghiệp mới thực sự là hạnh phúc của cha mẹ, gia đình. Không một người cha, người mẹ nào không mong ước con mình sẽ là người hiếu nghĩa với gia đình, sống nhân ái với mọi người… nhưng không phải sự giáo dục nào của các ông bố bà mẹ cũng đem lại kết quả như mong ước. Đặc biệt trong xã hội hiện đại những mối quan hệ đa dạng luôn tác động đến mỗi người cha người mẹ cũng như các thế hệ thành viên trong gia đình. Sự giáo dục thế hệ trẻ luôn được khẳng định là sự kết hợp hài hoà giữa ba mối quan hệ : gia đình, nhà trường và xã hội, sự kết hợp đúng phải là hài hoà, biện chứng giữa các yếu tố. Nhưng việc nhận thức sai lệch, chủ quan của một trong ba yếu tố như gia đình thì phó thác cho nhà trường, với suy nghĩ trách nhiệm của gia đình cố gắng lo đầy đủ về vật chất cho con cái. Còn nhà trường với vai trò là một tổ chức có trách nhiệm cơ bản quản lý giáo dục mặt văn hoá, trang bị những tri thức khoa học cho học sinh ở một giai đoạn nhất định thì việc gửi gắm tất cả sự giáo dục hoàn thiện con mình cho nhà trường như suy

nghĩ của một số bậc cha mẹ là một sai lầm. Những suy nghĩ đó đã làm khẩp khiểng, giám đoạn sự nhận thức của một bộ phận thế hệ trẻ. Từ sự nhận thức sai lệch của gia đình đến những quan niệm trong giáo dục của các tổ chức xã hội đã làm thiếu hụt, lệch lạc trong nhận thức, suy nghĩ cũng như hành động của thế hệ con cái trong gia đình, thế hệ trẻ của đất nước.

Trong gia đình cha mẹ là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thành người từ lúc sinh ra đến tuổi truởng thành, kể cả khi trưởng thành, cha mẹ vẫn có trách nhiệm giúp đỡ góp ý với con, tuỳ theo mức độ, phạm vi vấn đề. Cha mẹ có vai trò rất lớn trong sự hình thành nhân cách gốc của trẻ cũng như sự phát triển, hoàn thiện dần nhân cách đó về mặt tình cảm, tâm lý hành vi ứng xử, hành vi văn hoá, kinh nghiệm lao động. Để giáo dục con cái có kết quả thì lời nói của cha mẹ phải đi đôi với việc làm, cha mẹ phải là người thực sự mẫu mực và nhất là trước mặt con cái. Trong điều kiện kinh tế thị trường kinh tế là yếu tố quyết định mọi hoạt động của gia đình cũng như xã hội vấn đề làm kinh tế đang được đặt lên hàng đầu trong nhiều gia đình và trong suy nghĩ của rất nhiều người trưởng thành, nhưng để đảm bảo thực hiện được yêu cầu của việc chăm sóc giáo dục các thành viên trong gia đình lại là vấn đề tỷ lệ nghịch với việc làm kinh tế vì vậy các bậc cha mẹ phải có sự nhận thức đúng vai trò giá trị của mục tiêu cuộc sống, phải khẳng định được trách nhiệm nghĩa vụ của người cha, người mẹ trong gia đình, và trách nhiệm công dân đối với dân tộc, quê hương.

Như vậy, để việc phát huy các giá trị truyền thống gia đình, truyền thống dân tộc được thức sự có chất lượng và ý nghĩa trước hết phải bắt đầu từ các thành viên trong gia đình, đặc biệt phải bắt đầu từ những người cha người mẹ.

3.1.2. Thứ hai, phát huy những giá trị truyền thống của gia đình phải là một trong những nhiệm vụ của quá trình xây dựng nên văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân

ta xây dựng: có một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết trung ương 5 (khoá VIII) về: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển, dân tộc và quốc tế là thống nhất hữu cơ với nhau. Nếp sống đạo đức các giá trị truyền thống là cốt lõi của đời sống di sản văn hoá dân tộc. Vì vậy cùng với những chính sách, chủ trương thực hiện những nhiệm vụ văn hoá đặt ra trong thời đại mới hiện nay, các tổ chức từ trung ương đến cơ sở phải đưa vấn đề gia

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 71)