Thực trạng việc phát huy những giá trị truyền thốngcủa gia đình Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)

Nghệ An

Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh những biến đổi về cơ cấu và chức năng của gia đình luôn gắn liền với sự thay đổi về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Nước ta sau cách mạng tháng tám thành công năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đánh dấu một thời kỳ mới trong quá trình phát triển xã hội của dân tộc ta, đời sống mới đã đến với tất cả mọi vùng, miền trên cả nước. Các giai cấp tầng lớp, các gia đình trong xã hội đều được hưởng những thàng quả tốt đẹp của cuộc sống. Đối với gia đình những hủ tục lạc hậu kìm hãm sự phát triển của các thành viên trong gia đình đặc biệt là nữ được xoá bỏ, quyền bình đẳng nam nữ và chế độ hôn nhân một vợ một chồng được nhà nước công nhận và quy định trong hiến pháp; những nghi lễ rườm rà ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình bị phá bỏ.

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho mọi gia đình. Kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển và thực sự đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới là cơ sở phát triển, góp phần, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trở cho các gia đình gặp nhiều khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc và xã hội ngày càng ổn định. Hiện nay, gia đình Việt Nam đang được xây đựng với những giá trị nhân văn tiến bộ, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em. Vai trò và quyền của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội ngày càng được nâng cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được gia đình và xã hội thực hiện có hiệu quả. Quá trình đổi mới ngày càng cũng cố niềm tin và trách nhiệm của xã hội và mỗi cá nhân đối với gia đình. Việc thành lập cơ quan quản

lý nhà nước về gia đình năm 2002 đã thực sự đánh dấu một bước chuyển mới trong nhận thức về gia đình và công tác gia đình. Từ năm 2001, ngày 28/6 trở thành ngày gia đình Việt Nam càng khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và xã hội đối với gia đình.

Tuy nhiên vấn đề gia đình hiện nay còn nhiều yếu kém và đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc thực hiện luật hôn nhân gia đình còn nhiều thiếu sót yếu kém. Hiện tượng tạo hôn vẫn còn tồn tại. tình trạng ly hôn, ly thân chung sống không kết hôn, bạo lực gia đình, quan hệ tình dục và não phá thai trước hôn nhân gia tăng để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài ngày càng gia tăng. Các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Nhiều tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn dịch HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình đặc biệt là thanh thiếu niên. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em làm trái pháp luật có chiều hướng gia tăng. Nhiều gia đình đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh… những tình trạng đó đang là những nổi lo của xã hội cũng như gia đình.

Nhận thức tầm quan trọng của gia đình đối với cá nhân và xã hội là điều mà con người Việt Nam xưa và nay đều thừa nhận. Tầm quan trọng của gia đình thể hiện thông qua chức năng; qua vị trí của gia đình trong xã hội; qua giá trị văn hoá gia đình trong văn hoá xã hội. Truyền thống gia đình bao gồm cả những chức năng, vị trí, giá trị văn hoá. Trong gia đình truyền thống quá trình thực hiện thể hiện những chức năng, vai trò, vị trí của nó có những mặt tích cực phù hợp với gia đình hiện đại và yêu cầu của xã hội hiện đại nhưng cũng có những yếu tố không phù hợp trở thành bảo thủ lỗi thời khi đưa vào gia đình hiện đại và xã hội hiện đại. Bảo tồn, kế thừa và phát triển những gì là giá trị tích cực của gia đình là nhiệm vụ của thời đại. Bảo tồn kế thừa và phát triển những giá trị tích cực của

gia đình phải bắt đầu từ ngay trong gia đình nhưng không chỉ duy nhất mà cần có sự kết hợp của cả cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)