Yêu cầu khách quan của việc phát huy những giá trị truyền thốngcủa gia

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 30)

1.3.1. Vai trò của việc phát huy giá trị truyền thống gia đình

Thứ nhất, đối với công dân của xã hội, thành viên của gia đình. Sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là mục đích nền tảng tự nhiên của gia đình. Trong suốt quãng đời thiếu niên và trưởng thành con người cần có sự nuôi dưỡng chở che và rèn luyện của gia đình. Bởi vậy có thể nói, gia đình là nhân tố đầu tiên và ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hình thành và phát triển nhân cách, định hướng giá trị cuộc sống cho mỗi cá nhân. Con người sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình, được chăm sóc, nuôi dưỡng và quan trọng hơn là được học những bài học đầu tiên về cuộc đời từ gia đình.

Sự giáo dục trong gia đình được thực hiện một cách toàn diện, nhưng bao giờ đầu tiên cũng là đạo đức, lối sống của một con người. Quan điểm giáo dục của gia đình bao giờ cũng phải học làm người trước sau mới đến học làm việc. Cha mẹ ông bà là những người thầy đầu tiên của trẻ cả về nghĩa đen và nghĩa bóng, xuất phát từ tình cảm đặc biệt - những người cùng máu mủ ruột rà để dạy bảo khuyên răn. Với nghệ thuật và tâm huyết của mình, họ giáo dục cho con cháu thường xuyên trong suốt cuộc đời làm cha mẹ.

Không phải tự nhiên điều 10 trong luật hôn nhân gia đình của nước ta quy định “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức … cha mẹ phải là gương tốt cho con về mọi mặt … “sự chuyển mình từ nên kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường là bước phát triển tất yếu của lịch sử xã hội nói chung của Việt Nam nói riêng. Nhưng trong quá trình gặt hái những

thành quả của phương thức sản xuất mới, con người đã đánh mất nhiều những giá trị tốt đẹp của phương thức sản suất cũ. Ở Việt Nam với sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, mặt trái của kinh tế thị trường đã đang chen vào cuộc sống của các gia đình nó ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như sự vô trách nhiệm của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái, sự không vâng lời, cãi lời chống đối lại cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình. Những tình trạng đó dẫn đến ngày càng nhiều trẻ vị thàng niên phạm tội, thờ ơ cuộc sống gia đình. Vì vây cùng với sự khôi phục, bảo vệ những giá trị tích cực của văn hoá người việt, một trong những nhiệm vụ đặt ra hiện nay cho toàn xã hội là phát huy những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam xưa. Đề cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ là bảo tồn, phát triển truyền thống tốt đẹp trong quan hệ của cha con, mẹ con; vừa là bắt buộc các cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục các thành viên trong gia đình. Theo tôi đây là một giải pháp đầu tiên khắc phục hạn chế tình trạng hư hỏng, phạm hội của trẻ vị thành niêm hiện nay.

Thứ hai, trong xây dựng gia đình, một trong những quy định cơ bản xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay là: Xây dựng gia đình mới phải giữa trên cơ sở kế thừa, gìn giữ và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình.

Như vây, phát huy những giá trị truyền thống của gia đình phù hợp với gia đình hiện đại cũng đồng thời với việc phải lọc bỏ những hạn chế, lạc hậu và cả những giá trị không phù hợp của gia đình truyền thống.

Trong gia đình mới ở nước ta có một số nguy cơ đang phát triển đó là tình cảm, lối ứng xử của các thành viên với nhau ngày càng xa lạ với gia đình truyền thống, sự ly hôn ngày càng có xu hướng gia tăng. Chúng ta biết chhuỗi liên kết, sức mạnh giúp các gia đình truyền thống vượt qua các khó khăn vất vả trong cuộc mưu sinh đó là sự thuỷ chung, thương yêu, nhường nhịn nhau giữa vợ và chồng được ca ngợi bằng hình tượng: “thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”; giữa anh chị em với nhau “Anh em như thể tay chân”. Chính những tình cảm, đức tính đùm bọc, chia sẽ được hun đúc, phát triển từ trong gia đình đã tạo

nên sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là: đoàn kết, yêu quê hương đất nước, giàu lòng vị tha, nhân ái, bao dung, trọng tình nghĩa…Hiện nay nước ta đang tiến vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH khó khăn, thử thách rất nhiều, vì vậy cuộc sống gia đình hoà thuận, yên ấm, hạnh phúc chính là nơi nuôi dưỡng sức mạnh cho xã hội, là động lực để mỗi cá nhân, công dân vượt qua những thách thức, khó khăn trong cuộc mưu sinh.

Gia đìng là nơi thoả mãn những nhu cầu tâm sinh lý của con người hiểu quả nhất. Những vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác và những tệ nạn xã hội mại dâm, ma tuý, những căn bệnh thế kỷ HIV …mặc dù xã hội hiện đại đã cho ra đời nhiều tổ chức cùng thực hiện những vấn đề phức tạp này, nhưng thực tiễn xưa và nay đều cho thấy chỉ có gia đình là nơi giải quyết tốt nhất.

Gia đình là tổ ấm mang lại những giá trị hài hoà trong đời sống mỗi cá nhân không kể lứa tuổi, giới tính, nhưng để thực hiện được vai trò chức năng ấy gia đình ấy phải thực sự là một gia đình đầy đủ theo đúng nghĩa, gia đình đó phải thực sự là gia đình hạnh phúc hoà thuận, có lễ giáo, gia phong. Xây dựng gia đình mới nhằm xoá bỏ những phong tục, lối suy nghĩ lạc hậu trong gia đình làm bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, nhưng phải tiếp thu kế thừa những giá trị tích cực mà đã trở thành phong cách đạo đức của gia đình, của dân tộc.

Thứ ba, Phát huy giá trị truyền thống gia đình là một trong những biện pháp phát huy truyền thống dân tộc, phát triển xã hội.

Con người Việt Nam được biết đến với đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động. Do đặc điểm của vị trí địa lý nên ngay từ trong nôi những người con đã được bà, được mẹ truyền dạy cho đức tính cần, kiệm, lớn lên với đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp mỗi cá nhân đều phải trực tiếp lao động. Chính trong quá trình lao động một nắng hai sương đã rèn dạy con người càng biết yêu quý thành quả lao động của mình hơn. “Có công mài sắt có ngày nên kim” thành ngữ ấy đã xuyên suốt mọi thời đại của lịch sử dân tộc, nó không chỉ

đúng trong lao động sản xuất mà còn trong cả chống thiên tai, chống ngoại xâm. Trong thời đại khoa học công nghệ phương thức lao động bán mặt cho đất, bán lưng cho trời đang ngày càng xa lạ với con người hiện đại nhưng không phải vì vậy những phẩm chất truyền thống trong lao động ấy không phải là lạc hậu. Với con người Việt Nam những truyền thống cần cù chịu khó, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động trong tiêu dùng càng quan trọng cho mỗi người khi bước vào thời đại khoa học công nghệ khi điều kiện đất nước còn nghèo nàn, trình độ dân trí còn thấp.

Một trong những định hướng cơ bản để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu Đảng ta đã lựa chọn là chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu với bên ngoài. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên các mặt kinh tế, văn hoá với phương châm “là bạn, là đối tác tin cậy”. Để đạt được mục đích là một sự nộ lực lớn của toàn dân tộc. Trong xu thế giao lưu, hợp tác có nhiều thuận lợi vì đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, nhưng bên cạch đó cũng chứa đựng nhiều thách thức, hiểm hoạ đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí còn hạn chế. Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội thách thức hiểm hoạ càng nhiều hơn. Giữ gìn uy tín trong quan hệ ngoại giao là một nguyên tắc quan trọng, theo cùng bước tiến của các nước trong khu vực và thế giới là yêu cầu trong hợp tác, hội nhập, nhưng cái quan trọng nhất của chúng ta hiện nay là đưa đất nước phát triển nhưng vẫn giữ vững được bản sắc dân tộc, đảm bảo đúng định hướng phát triển của dân tộc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn từ những năm đầu thế kỷ XX. Muốn thực hiện được tất cả những nguyên tắc, yêu cầu, mục tiêu ấy xét đến cũng phải bắt đầu từ ý thức trách nhiện của mỗi công dân, mỗi gia đình và các tổ chức xã hội. Trong đó vị trí vai trò của gia đình được xem là cơ sở nền tảng, vì giáo dục của gia đình cho thế hệ trẻ bao giờ cũng hướng đến nội dung cơ bản đầu tiên là đạo đức cốt cách của con người Việt Nam chân chính, gia đình là nơi lưu truyền những giá trị truyền thống dân tộc, giới thiệu thể hiện truyền thống của dân tộc. Thông qua mỗi gia đình trên khắp các vùng, miền

truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện một cách chi tiết đầy đủ hơn với các bạn bè trong khu vực và trên thế giới.

1.3.2. Tính tất yếu của việc phát huy những giá trị truyền thống của gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu để nuôi dưỡng và giáo dục con người, như vậy có thể thấy đối với xã hội gia đình là một bộ phận hợp thành. Sự vận động của gia đình dù nhỏ nhưng nó cũng ảnh hưởng tác động nhất định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong sự phát triển của lịch sử điều ấy được thể hiện rất rõ khi cuộc sống gia đình hài hoà hạnh phúc thì cả cộng đồng và xã hội ấy vận động êm thấm, hài hoà. Dù là người dân thường hay là một vị nhân lãnh tụ ra đời, lớn lên đều do cha mẹ sinh ra, lớn lên từ một mái ấm gia đình. Sự nuôi dưỡng của gia đình tốt sẽ ra đời cho xã hội những công dân tốt, mẫu mực, hoạt động trong các lĩnh vực xã hội một cách tích cực nhất và sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển là một tất yếu. Vì vậy gia đình - tế bào quan trọng của xã hội. Thời đại nào, chế độ nào cũng phải quan tâm đến sự phát triển của gia đình, Bác Hồ đã từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì vậy muốn xây dưng xã hội chủ nghĩa mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” [32. tr.523].

Nếu văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của con người sáng tạo ra nhằm thoả mãn đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người; gia đình không những là hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà gia đình còn là một giá trị văn hoá xã hội. Như chúng ta biết một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ chủ nghĩa xã hội mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta xây dựng là xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trước xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá giao, lưu hội nhập trong những ưu viết của nó đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, thì còn có rất nhiều nguy cơ. Đồng hoá về văn hoá là một nguy cơ rất nguy hiểm, nó sẽ làm mất đi bản sắc văn hoá của dân tộc, xoá nhòa ranh giới để phân biệt “cái tôi” của quốc gia này với quốc gia khác. Vì vậy giữ gìn bản sắc dân tộc phát huy các giá trị truyền thống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Với dân tộc ta không nằm ngoài xu thế đó. Chúng ta biết chính bản

sắc văn hoá dân tộc là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta tồn tại đứng vững trước tất cả những biến động của lịch sử. Nhờ bản sắc, văn hoá dân tộc chúng ta biểu lộ được bản lĩnh lập trường của mình, cái tôi của mình trong giao lưu hội nhập. Truyền thống của dân tộc đó là lòng yêu nước nồng nàn, đó là ý thức tự lực tự cường, lòng nhân ái khoan dung độ lượng… Truyền thống đó được sản sinh, lưu truyền từ đâu chính là từ gia đình. Gia đình là đơn vị đầu tiên, chịu trách nhiệm truyền thụ các giá trị văn hoá nói chung các giá trị đạo đức truyền thống, từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng những lời ru ngọt ngào, câu truyện cổ tích của bà, của mẹ đã đi vào tiềm thức con trẻ để khi lớn lên chúng hiểu được những giá trị truyền thống của dân tộc, của gia đình, cũng chính thông qua những con đường ấy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được lưu giữ, bảo tồn, phát huy .

Có thể nói rằng, gia đình môi trường quan trọng bậc nhất sản sinh, lưu giữ, truyền bá các giá trị truyền thống gia đình, dân tộc. Một xã hội muốn vững mạnh, một dân tộc muốn giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá của mình trước hết phải chăm lo xây dựng gia đình lành mạnh.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được thì mặt trái của nó đang tác động sâu rộng đến toàn bộ đời sống xã hội, Sự xuống cấp về đạo đức lối sống phá vỡ những truyền thống đạo lý của dân tộc của gia đình đang dóng lên từng hồi khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vì vậy khôi phục phát huy truyền thống đạo đức của gia đình, dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ

TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH Ở NGHỆ AN HIỆN NAY

2.1. Khái quát tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội và truyền thống của gia đình Nghệ An

2.1.1. Đặc điểm về kinh tế, văn hoá - xã hội Tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Miền Trung, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, trong toạ độ từ 18 độ 35’’00 vĩ độ bắc (Tại núi Thiên nhẫn, Nam Kim - Nam Đàn) đến 20độ 00’10’’ (tại Bản Liên, Thông Thủ, Quế Phong) và từ 103độ 50’ 25’’ (Tại núi Bù Xoi, Mường Ải, Kỳ Sơn) đến 105độ 40’30’’ kinh độ đông (Bờ biển Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Toạ độ đó nằm lọt trong vành đai đới bắc bán cầu, chịu ảnh hưởng sâu sắc tính chất gió mùa Đông Nam Á. Khoảng cách giữa các cực Bắc - Nam, Đông - Tây. Tuy không lớn, nhưng địa hình phân dị rõ nét, nghiêng dốc mạnh từ Tây Tây Bắc xuống Đông Đông Nam, trung bình 12m/1km.

Phía Bắc Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hoá (chung ranh giới 128 km); Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh (chung ranh giới 91km); Phía Tây giáp các tỉnh: Hủa Phẳn, Xiêng Khoảng, Bolikhamxay (có chung biên giới 419km) của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Phía Đông là biển Đông, có bờ biển dài 82km.

Với vị trí địa lý ấy, Nghệ An là địa bàn quan trọng đối với cả nước; Có các tuyến giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam (Đường sắt, đường Quốc lộ A1, đường Hồ Chí Minh). Có các cửa ngõ sang nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái Lan (Nậm Cắn - Kỳ Sơn, Thanh Thuỷ - Thanh Chương, Thông Thủ - Quế Phong); Có đường biển ra thế giới - một lợi thế lớn trong thời mở cửa, hội nhập quốc tế, đặc biệt là có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó Nghệ An nằm ở khu vực có luồng khí hậu đặc thù: Nghệ An là một vùng khí hậu

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 30)