Thực trạng việc phát huy giá trị truyền thốngcủa gia đình Nghệ An hiện

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 63)

An hiện nay

Gia đình Nghệ An truyền thống hay hiện đại thì những giá trị tích cực lúc nào cũng quan trọng cần thiết phải bảo tồn, phát huy. Những giá trị tích cực nó góp phần củng cố ổn định gia đình, là cơ sở để xã hội thực hiện những chính sách, mục tiêu đề ra.

Thực trạng việc phát huy những giá trị truyền thống của Nghệ An hiện nay được các gia đình, các cơ quan chức năng như: Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng các tổ chức xã hội quan tâm, đầu tư nhất định và những kết quả đã hiện rõ. Nổi bẩt nhất trong các giá trị truyền thống gia đình được phát huy phát triển đó là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Những năm lại đây, về mặt tổ chức xã hội nhiều chính sách xã hội thiết thực nhằm phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình. Những chương trình khuyến học biểu dương khen ngợi đối với những cá nhân con em có thành tích suất sắc trong học tập được thiết lập từ các cấp học. Khối xóm, phường xã, thị thành đều có những chủ trương chính sách khen thưởng động viên dù về mặt vật chất rất khiêm tốn nhưng đã thể hiện giá trị tinh thần to lớn. Các tổ chức, các quỹ hỗ trợ được thành lập để hỗ trợ tặng thưởng những cá nhân có thành tích suất sắc trong học tập trong sáng tạo, các em học sinh sinh viên tỉnh nhà có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với các gia đình ngoài những chính sách chủ trương thông thoáng tạo điều kiện cho các gia đình phát huy khả năng làm kinh tế hộ gia đình, các cấp chính quyền tỉnh còn rất quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo cho các hộ gia đình, ở các vùng miền khó khăn trong tỉnh. Những chính sách hỗ trợ vốn, đào tạo và giới thiệu việc làm những năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc xoá đói, giảm nghèo cho các hộ gia đình ở các vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu vùng xa. Giúp các gia đình nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong gia đình, có điều kiện chăm sóc đầu tư cho việc học tập của con cái tôt hơn.

Theo số liệu báo cáo của sở giáo dục Nghệ An từ năm 2000 - 2005:

- Năm học 2000-2001 số học sinh trung học phổ thông là:103.653 có 2.594 học sinh giỏi tỉnh; 49 học sinh giỏi quốc gia, số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng: 6.350.

- Năm 2001 - 2002, có 116.423 học sinh; 3.042 học sinh giỏi tỉnh; 40 học sinh giỏi quốc gia; một học sinh giỏi quốc tế.

- Năm 2002 - 2003 có 123.270 có 3.414 học sinh giỏi tỉnh; 41 học sinh giỏi quốc gia; 9.064 đạu vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

- Năm 2003-2004 có 128.274 học sinh; 3.700 học sinh giỏi tỉnh; 43 học sinh giỏi quốc gia; 1 học sinh giỏi khu vực châu Á - Thái bình dương; 9.706 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng.

- Năm 2004 - 2005 có 132.742 học sinh; 4.247 học sinh giỏi tỉnh; 69 học sinh giỏi quốc gia; 11.413 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Qua số liệu cho thấy số học sinh tỉnh Nghệ An ngày càng tăng cho thấy sự quan tâm đến việc học tập của gia đình cũng như các tổ chức xã hội đối với việc học tập của con em trong gia đình ngày càng chu đáo hơn. Sự quan tâm đã cho kết quả ngày càng cao.

Về phát huy truyền thống nề nếp gia phong gia đình, truyền thống hiếu nghĩa:

Việc giữ gìn nề nếp gia đình, dòng họ, giáo dục truyền thống gia đình được các gia đình và tổ chức chính quyền quan tâm. Đã có những cuộc hội thảo phối kết hợp giữa cá nhân, các gia đình và chính quyền tổ chức thu được kết quả nhất định trong việc giới thiệu tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ, những gia đình văn hoá tiêu biểu suất sắc trong nền kinh tế hàng hoá. Cụ thể nhận thức vai trò quan trọng của các giá trị truyền thống đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, đối với vấn đề phát triển truyền thống văn hoá và xây dựng nền văn hoá của thời đại mới các tổ chức, ban ngành đã phối kết hợp cùng các nhà khoa học, các cá nhân có nhiều tâm huyến với vấn đề truyền thống xứ nghệ đã tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống

gia đình. Năm 1997, Hội văn nghệ dân gian Nghệ An; Sở khoa học công nghệ và môi trường Nghệ An: Uỷ ban dân số kế hoạch hoá gia đình Nghệ An; Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian đã có cuộc hội thảo về: Văn hoá các dòng họ ở Nghệ An. Năm 2003, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em; Sở văn hoá thông tin; Hội văn nghệ dân gian tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo với chủ đề: “Gia phong xứ nghệ trong bối cảnh đất nước đổi mới”. Những cuộc hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, những người con dân xứ nghệ từ khắp mọi miền đất nước tham gia hướng về. Thông qua nội dung của hội thảo, những truyền thống về các gia đình, dòng họ hiếu học, gia phong, gia giáo xứ nghệ được giới thiệu rộng rãi.

Những giá trị truyền thống của gia đình xứ Nghệ được bảo tồn phát triển trong gia đoạn hiên nay được thể hiện sâu sắc trong sự ổn định và phát triển kinh tế văn hoá của các gia đình. Chính sự hoà thuận thương yêu đoàn kết trong gia đình là cơ sở nền tảng vững chắc để cho các thành viên gia đình yên tâm công tác, học tập, phấn đấu. Theo đánh giá tổng kết năm 2006 năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI của tỉnh thì Nghệ An đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP 12,2%, sản phẩm lương thực đạt 1,142 triệu tấn; tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 40.045 tỷ đồng, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 98,45 triệu USD, tổng ngân sách trên địa bàn đạt 1.817 tỷ đồng… Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường. Những thành tựu đạt được là kết quả của sự nổ lực, sáng tạo kiên trì vượt khó khăn, phát huy truyền thống của các gia đình, của toàn dân xứ Nghệ. Như theo đánh giá tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá năm 2001 - 2006” của tỉnh Nghệ An khẳng định: “kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng GDP hàng năm”.

Bước sang đầu thập niên đầu thế kỷ XXI, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), tiếp thu tinh thần Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đồng thực hiện những mục tiêu chỉ thị mà nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ

XVI, chính quyền tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo Ngành văn hoá thông tin tỉnh Nghệ An - đơn vị trực tiếp phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” bao hàm phong trào xây dựng gia đình văn hoá. Phong trào đã từng bước được phát triển sâu rộng từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền biển, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; từ các gia đình nông dân, công nhân viên chức đến các hộ gia đình lực lượng vũ trang. Nhiều cơ sở đã tiến hành thực hiện tốt việc bình xét gia đình văn hoá công khai, dân chủ, coi trọng chất lượng công nhận gia đình văn hoá ngày càng chuẩn mực chặt chẽ.

Các gia đình văn hoá trong tỉnh thực sự là những tấm gương sáng, gia đình đảm bảo được đầy đủ yêu cầu chuẩn mực của gia đình hiện đại đó là: no ấm, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ, đồng thời gia đình văn hoá phải là gia đình giữ gìn được truyền thống văn hoá dân tộc, quê hương. Gia đình văn hoá thực sự là “tổ ấm” của các thành viên, là môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần vào hình thành nhân cách văn hoá của mỗi mgười trong gia đình. Theo đánh giá tổng kết năm năm thực hiện phong trào trong giai đoạn 2001-2006 các gia đình văn hoá ở Nghệ an là hạt nhân nòng cốt tích cực trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước các làng, bản, khối xóm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn hoá. Gia đình văn hoá thực sự là nơi duy trì phát triển truyền thống gia đình quê hương trong nền kinh tế thị trường. Nhiều gia đình trở thành tấm gương sáng trong phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” có nhiều gia đình “tứ đại đồng đường” sống mẫu mực hoà thuận thực sự là gương sáng cho bà con khối xóm như: gia đình Cô Nguyễn thị Mỹ Tư, Phường Hưng Bình, Thành Phố Vinh gia đình có ba thế hệ cùng chung sống là gia đình nề nếp gia phong con cháu hoà thuận, đoàn kết thương yêu nhau là trung tâm đoàn kết với khối xóm đồng thời là gia đình hiếu học có bốn con đều học đại học năm năm liền đạt danh hiệu gia đình văn hoá của tỉnh hay như gia đình Ông Nguyễn văn Thành, Phường Hà Huy Tập, Thành Phố Vinh gia đình có bốn thế hệ cùng chung sống, người cao tuổi nhất trong gia đình là cụ bà 105 tuổi, người thấp nhất trong gia đình là hai tháng tuổi, mặc dù vây các thành viên trong gia

đình luôn kính trên, nhường dưới, chăm sóc hỗ trợ nhau tạo tình đoàn kết, yêu thương hoà thuận trong gia đình. Những con số cụ thể trong đợt tổng kết cuộc phát động 2001 - 2006 gia đình văn hoá toàn tỉnh Nghệ An như sau:

- Năm 2001, toàn tỉnh có 403.144 hộ được công nhận gia đình văn hoá đạt 62,6% tổng số hộ gia đình.

- Năm 2002 có 431.480 hộ được công nhận gia đình văn hoá đạt 67,2%. - Năm 2003 có 467.866 hộ được nhận gia đình văn hoá đạt 72,65%. - Năm 2004 có 472.840 hộ được công nhận gia đình văn hoá đạt 73,2%. - Năm 2005 có 476.563 hộ được công nhận gia đình văn hoá đạt 74%. - Năm 2006 có 472.036 hộ được công nhận gia đình văn hoá đạt 73%. [Kỷ yếu liên hoan gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2006, Sở Văn hoá - Thông tin Nghệ An, tháng 3 - 2007, tr.25].

Qua tổng kết phong trào trong năm năm cho thấy các hộ gia đình văn hoá đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng cũng như chất lượng. Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về xây dựng gia đình và xây dựng nền văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Nghệ An tiếp tục phát động phong trào xây dựng gia đình văn hoá. Đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 75 - 80% gia đình được công nhận gia đình văn hoá.

Hưởng ứng những phong trào của Trung ương, tỉnh uỷ, các ban nghành trong tỉnh, địa phương một cách nhiệt tình, nghiêm túc thì bên cạch đó bản thân các dòng họ các gia đình xứ Nghệ cũng có những hoạt động riêng của mình nhằm duy trì phát huy truyền thống gia phong, gia đình của mình như: quyết định của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Xã Tràng sơn - Đô Lương “Phát động toàn họ xây dựng gia đình truyền thống”, với nội dung truyền thống là:

1. Đoàn kết thương yêu, xây dựng gia đình hạnh phúc; giữ gìn gia phong, xứng đáng với truyền thống tổ tiên.

3. Truyền thống cư xử với đồng bào theo đạo lý, đảm bảo tình làng, nghĩa xóm.

4. Chăm lo việc học hành của con cháu để kế thừa trí thông minh, lòng hiếu học của dòng họ

5. Lao động, công tác và chiến đấu giỏi; gương mẫu trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc và bảo vệ tổ quốc [41, tr.4].

Phát huy truyền thống trung, hiếu, tiết, nghĩa của gia đình họ Hồ. Truyền thống cần, kiệm, hiếu học của họ Văn… Đặc biệt trong các dòng họ xứ nghệ đều có xây dựng phát huy phong trào hiếu học, động viên con cháu bằng những hình thức tuyên dương, khen thưởng, nên gương trước toàn dòng họ. Các hoạt động, các biện pháp giáo dục chăm sóc xây dựng gia đình để đảm bảo được đầy đủ những yêu cầu của gia đình hiện đại nhưng lại không mất đi truyền thống gia phong gia đình được các bậc cha mẹ trong các gia đình luôn coi trọng, đặc biệt trong các gia đình xứ Nghệ hiện đại cũng luôn quan tâm đến sự nghiệp học tập của con cái. Thời kỳ nào trong quan niệm của con người xứ nghệ, con đường học hành cũng là con đường thoát nghèo, con đường làm giàu chân chính, con đường cơ bản hoàn thiện nhân cách. Nên không chỉ trong thời kỳ học tập nghiên cứu nho học Nghệ An mới nổi tiếng về sự học và đỗ đạt, trong thời kỳ học tập nghiên cứu tổng hợp những kiến thức đông tây kim cổ; khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thì người xứ nghệ vẫn đỗ đạt cao và rất nhiều.

- Về tình nghĩa Vợ chồng - tình cảm cha con, mẹ con, anh chi em trong gia đình

Cuộc sống trong xã hội hiện đại Việt Nam cũng như thế giới có nhiều thay đổi so với trước, những thay đổi đó đã ảnh hưởng nhất định đến đời sống gia đình. Đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, quan niệm về tình yêu hôn nhân được tôn trọng, được thật sự xuất phát từ nguyện vọng của thế hệ trẻ trong gia đình phạm trù dân chủ được thực hiện rộng rãi. Qua điều tra 200 cặp vợ chồng trẻ ở thành phố Vinh cho thấy trong hôn nhân con cái là người quyết định nhưng vẫn có sự đóng góp ý kiến, và sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ là chiếm tỉ

lệ cao nhất, qua đó thể hiện truyền thống hiếu đễ trong gia đình không mất đi mà được biểu hiện ở một số hình thức khác.

Bảng 1: Điều tra vai trò của con và bố mẹ trong hôn nhân của các gia đình trẻ (%) VĐT Người QĐ Thành phố Nông

thôn Miền núi Chung Con cái quyết định có

hỏi ý kiến bố mẹ

87.2 80 81.6 84.4

Bố mẹ quyết định có hỏi ý kiếm của con.

7.0 9.3 10.4 8.2

Bố mẹ tự quyết định 0.8 1.0 4.0 1.8

Con tự quyết định 5.0 9.7 4.0 6.2

Mối quan hệ giữa chồng và vợ ngày càng bình đẳng, dân chủ tôn trọng nhau hơn. Vị thế người phụ nữ, người vợ trong gia đình ngày càng được khẳng định. Nhưng không vì thế những phẩm chất chịu thương chịu khó, thương chồng chăm con của người phụ nữ xứ nghệ thay đổi. Những gương người phụ nữ “giỏi việc nước đảm việc nhà” hàng năm được các ngành các cấp bầu chọn một cách dân chủ công khai.

Dưới đây là một số số liệu mà tác giả đã điều tra có tính chất tham khảo cách giải quyết một số vấn đề giữa vợ và chồng trong gia đình ỏ trường cao đẳng Nghệ An.

Bảng 2: Điều tra về các khoản chi tiêu lớn trong gia đình (%) Công việc Người QĐ Mua tài sản GĐ Xây sửa nhà Tiền học cho con Các khoản chi khác Vợ 18.0 15.7 22.0 40.0 Chồng 32.0 44.3 37.0 50.1 Chung 50.1 50.0 51.0 11.1

Bảng 3: Vai trò vợ chồng trong việc giải quyết một số công việc xã hội Công việc Người QĐ Tiếp khách Đi dự đám cưới

Giao tiếp với các đoàn thể quần chúng Họp làng xóm. Vợ 22.0 33.7 28.3 40.0 Chồng 55.0 38.0 51.7 47.2 Chung 23.0 28.3 20.0 12.6

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay (Trang 63)