Giá trị truyền thống của gia đình là nói đến những giá trị tích cực được lưu giữ bảo tồn phù hợp với mọi gia đình trong các giai đoạn lịch sử.
Một là, sự thủy chung, chung lưng đấu cật giữa vợ và chồng trong xây
dựng gia đình
Giá trị truyền thống gia đình thể hiện trong quan hệ chồng vợ đó là: sự thuỷ chung, sự chung lưng đấu cật để chia sẽ những khó khăn của cuộc sống. Những giá trị đó được dân gian dệt nên thành những câu ca dao, tục ngữ sống động trong các thời đại: “trên đồng cạn dưới đồng sâu/chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, đặc biệt ở đây khi nói đến sự thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng trước
hết và cơ bản là sự ngợi ca sự thuỷ chung của người phụ nữ, đây cũng là đề tài vô tận của thơ ca từ trước đến nay. Trong tục ngữ, ca dao, dân ca ca ngơi tình thuỷ chung của người vợ, sự chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành một đề tài một nét độc đáo của văn học Việt Nam “Em về cắt rạ đánh tranh/chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà/sớm khuya hoà thuận đôi ta/hơn ai gác tía lầu hoa một mình”. Trong xã hội phong kiến Trung Hoa tư tưởng nho giáo thống trị, trong xã hội phong kiến Ấn Độ tư tưởng Đạo Bà la môn thống trị cách nhìn về vị thế của người phụ nữ đều rất thấp, người phụ nữ được xem như một công cụ, một bộ phận của người đàn ông. Xã hôi truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc hai nền văn hoá đó nhưng không phải vì thế mà trong xã hội và trong gia đình vai trò của người phụ nữ bị xem nhẹ. Người phụ nữ được ngợi ca bởi sự chung thuỷ, lòng yêu chồng thương con vô bờ bến, cũng chính từ những tình cảm ấy từ người vợ, người mẹ đã hình thành phát triển nên bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam như sinh thời Bác Hồ đã khẳng định: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Hai là, đề cao vai trò người phụ nữ, người vợ, người mẹ trong gia đình
Đề cao người phụ nữ một nét độc đáo trong gia đình truyền thống dân tộc ta và cũng từ đó trở thành một giá trị truyền thống. Trong chế độ phụ hệ trọng nam kinh nữ là đặc trưng nổi bật nhưng ngay từ xưa người Việt đã có quan điển đối lập: “ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, điều này vừa nói lên sự nhìn nhận vị trí của phụ nữ vừa nói lên vai trò, giá trị của người con gái trong gia đình hay ngay từ nhỏ trong gia đình người con gái được gọi là “con gái rượu” của cha mẹ. Vai trò vị trí của người phụ nữ thực sự được chứng minh khi người con gái trở thành người vợ, người mẹ trong gia đình. Người phụ nữ trước hết là người vợ với chức năng “tay hòm chìa khoá” người phụ nữ phải lo quản lý kinh tế gia đình để có của ăn của để phòng khi thất bát lỡ bữa và lo đóng góp phần nghĩa vụ với gia đình nhà chồng và với xã hội. Trong xã hội xưa cái nghèo đói, thiếu thốn luôn bao trùm nhưng người phụ nữ vẫn dịu dàng, thương yêu, quan tâm, chăm sóc, thuỷ chung với chồng, sự nghèo khó không làm giảm đi tình yêu vợ - chồng trong gia đình: “Qua đồng ghé nón thăm đồng/đồng bao
nhiêu lúa thương chồng bấy nhiêu/tay nâng khăn gói sang sông,/mồ hôi ướt đậm thương chồng phải theo ”. Đạm nhiệm công việc nội trợ, chăn sóc gia đình, người phụ nữ còn là người người bạn đồng hành, người đồng nghiệp của chồng trong công việc: “trên đồng cạn dưới đồng sâu/chồng cày vợ cáy con trâu đi bừa”. Trong xã hội nông nghiệp thì ngành thủ công nghiệp là ngành phổ biến nuôi tằm, ươm tơ dệt vải …chủ yếu được thực hiện bằng bàn tay, sức lực của người phụ nữ cũng chính vì vây Tú Xương - nhà trí thức, nhà thơ cận đại đã làm bài thơ: “thương vợ” ca ngợi công lao sự đảm đang, chịu thương, chịu khó của người vợ.
Bên cạnh vai trò của người vợ, là người mẹ. Người phụ nữ vừa gánh vác trách nhiệm nuôi con, chăm sóc con đồng thời còn là người có trách nhiệm lớn trong việc dạy con trưởng thành, với quan niệm “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cho thấy vai trò trách nhiêm nặng nề. Nuôi con người mẹ sẵn sàng không quản ngại vất vả: “năm canh chày thức đủ năm canh”. Sự khôn lớn từng ngày của con là niềm vui hạnh phúc của mẹ.
Nuôi con, dạy con là cả một quá trình, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không được đến trường hay không có điều kiện để đi học nên việc day cho con là bằng tình thương yêu ruột thịt, bằng cả tấm lòng, sức lực của người mẹ và kiếm thức mẹ dạy cho con là kinh nghiệm cuộc sống, là đạo lý cuộc đời. Ngay từ khi lọt lòng mẹ con đã được mẹ dạy, thông qua những bài hát ru mẹ đã đưa con vào những bài học đầu đời, dạy cho con biết yêu quê hương đất nước, yêu và quý trọng ông bà, cha mẹ, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mọi người. Những bài ca dao, tục ngữ luôn là phương tiện đầu tiên để người mẹ dùng để truyền dạy cho con: “con ơi! mẹ bảo đây này/học buôn học bán cho tày người ta/con đừng học thói chua ngoa, họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười, dù no dù đói cho tươi,/khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan,/phong khi đóng góp việc làng, đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng. Trước là đắc nghĩa cùng chồng, sau là họ mạc cũng không chê cười/con ơi nhớ bấy nhiêu lời.”…
Phải nói rằng, Gia đình mà trước hết là người mẹ đã ảnh hưởng lâu bền, sâu sắc quá trình phát triển của con cái. Đặc biệt trong giáo dục đạo đức, thẩm
mỹ, văn hoá gia đình. Trong xã hội phong kiến việc giáo dục giới tính hoàn toàn không có và nó là vấn đề tế nhị, có phần kiêng kị không được đề cập đến trong xã hội. Người mẹ là người chịu trách nhiệm giáo dục cho các con biết được đặc điểm giới tính và trách nhiệm giới tính. Với con trai mẹ yêu cầu phải “nhân, nghĩa, lễ, trung, tín” phải tránh xa tệ nạn cờ bạc, nghiện hút tránh xa những những tệ nạn xã hội. Với con gái, mẹ quan tâm dạy “công, dung, ngôn, hạnh”. mẹ dạy con có thói quen thức khuya dậy sớm, biết lo toan công việc gia đình. Mẹ rèn dạy con những phẩm chất cần thiết của người vợ người mẹ, người chủ gia đình: dịu hiền, hiếu thảo, thuỷ chung với chồng với gia đình chồng. Trong xã hội truyền thống đạo đức của người con trai và con gái được gói gọn trong hình tượng: “trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời trinh tiết làm câu sửa mình”, dạy con những đạo lý của con người, dạy con trách nhiệm giới tình trong gia đình cũng như ngoài xã hội với tình cảm của người mẹ, và nghệ thuật giáo dục của người mẹ đã góp phần đưa lại cho xã hội một tôn ti, trật tự.
Nghiêm cứu, khai thác, kế thừa những truyền thống quý báu, phát huy những truyền thống quý báu về người phụ nữ trong gia đình là một quyết sách rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay góp phần làm củng cố chấn hưng gia đình trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta.
Ba là, trân trọng, lưu truyền và phát huy “Đạo hiếu”
Giá trị nổi bật của truyền thống gia đình, đó là tình yêu thương con cái của cha mẹ và“ đạo hiếu” của con cái đối với cha mẹ, ông bà. Tình yêu thương của cha mẹ đã được đúc kết bằng câu ca dao bất hủ: “Công cha như núi thái sơn/nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, chính tình yêu thương rèn dũa và công lao to lớn của cha mẹ là nhân tố quan trọng nhen nhóm và nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức cho con cái: lòng nhân ái, những cảm xúc yêu thương, ý thức nghĩa vụ, đạo lý làm người…Nhiều nhân cách lớn đã được hình thành ngay từ buổi ấu thơ, trên cánh võng của tiếng ru ngọt ngào, tha thiết yêu thương của mẹ. Nhiều người con đã trở thành vị nhân, anh hùng do ảnh hưởng của đức tính kiên trì, dũng cảm và đức độ của cha. Đáp lại tình yêu như trời biển, công sinh thành nuôi nâng, giáo dục của cha mẹ là sự hiếu thảo của con “Là một lòng
thờ mẹ kính cha/cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. “Điều hiếu đứng vựng/muôn điều thuận theo/phúc thiện đúng đạo/phúc lành được gieo” (trích gia huấn ca), từ xưa đức hiếu thảo được xem như cốt cách của lòng nhân, thực chất của đạo làm người. Hiếu đễ là gốc của đạo đức, cành cây đạo đức chỉ tươi tốt khi gốc của nó được vững chải và được chăn bón cẩn thận. Vì vậy trong tất cả các hành động của con người, không có hành động nào lớn lao, quan trọng bằng việc thực hiện hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo với cha mẹ thể hiện ở lòng biết ơn, sự kính yêu, chăn sóc phụng dưỡng cha mẹ sự hiếu thảo còn thể hiện ở sự phấn đấu tu dưỡng bản thân, không ngừng học tập vươn lên vinh danh bản thân, mang lại cho cha mẹ niềm tự hào về sự thành đạt của con, đồng thời người việt luôn kính trọng tự hào về dòng dõi tổ tông, người có hiếu ngoài cho cha mẹ ông bà vui, hạnh phúc thì làm rạng rỡ tổ tông là không thể thiếu.
Bằng tình thương yêu của cha mẹ, sự hiếu thảo của con cái sẽ là môi trường sinh ra những lớp người với những phẩm chất đạo đức đó là ý thức tự giác, tính tự lập, tiết kiệm, lòng yêu lao động; biết quan tâm, chia sẽ thông cảm với những bất hạnh của người khác, biết thương người như thể thương thân, tôn trọng quy tắc chuẩn mực xã hội.
Thông qua những bước phát triển của lịch sử dân tộc, tình thương yêu, sự hiếu thảo của con người Việt là phẩm chất truyền thống tốt đẹp. Vì vậy trong bất kỳ thời đại nào thương yêu, chăn sóc, dạy bảo con cái luôn là trách nhiêm, quyền lợi, và nghĩa vụ của các bậc cha mẹ. Còn đối với con cái dù trai hay gái, bé hay lớn hiếu thảo với cha mẹ là đạo đức, nhân cách sống của mỗi người.
Thứ tư, Quan hệ anh chị em ruột với nhau:
Đây cũng là một giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình, cần được khai thác phát huy. Anh chị em ruột trong gia đình được ví như tay với chân; như môi với răng. Trong gia đình tình cảm anh, chị, em được biểu hiện bằng sự yêu thương bảo ban lẫn nhau. Anh chị luôn là người giương mẫu, bao dung, độ lượng, còn làm en thì phải biết vâng lời, thương quý anh chị. Trong cuộc đời tình cảm anh em luôn được coi trọng và có thế hy sinh cho nhau trong hoạn nạn, tình cảm đó được nhắc nhở bằng hoàn cảnh “sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.
Tóm lại, những giá trị truyền thống gia đình đã được hình thành, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nó là cơ sở cho sự ổn định phát triển của gia đình Việt Nam trong điều kiện xã hội hết sức khó khăn, thiếu thốn; nó là một bộ phân của truyền thống đạo đức dân tộc. Bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống gia đình là một yếu tố quan trong trong việc giáo dục con người và văn hoá dân tộc.
1.3. Yêu cầu khách quan của việc phát huy những giá trị truyền thống của gia đình