0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Nội dung của chiến lược giá

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 79 -79 )

III. Nội dung chiến lược của doanh nghiệp

3.2 Nội dung của chiến lược giá

Phương án 1: Thực hiện giảm giá của một số sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm.

Để thực hiện chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối hợp lý. Tuy nhiên hiện nay khi áp dụng phương án này doanh nghiệp chưa có đủ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, vì thế để thực hiện thành công phương án này doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động cho đội ngũ công nhân. Với công nghệ máy móc như hiện nay, nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức này yêu cầu phải tăng giờ làm đối với công nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có chế độ đãi ngộ hợp lý khi tăng giờ làm cho công nhân.

Với phương án chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống phân phối hợp lý, mở rộng thị trường tiêu thụ của các tỉnh lân cận.

Thực hiện việc giảm giá doanh nghiệp phải hết sức chú ý đến giá cả của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường tránh việc đạt giá quá thấp so với các đối thủ cạnh tranh khác gây phản ứng không tốt cho các đối thủ này đồng thời phải chú ý đến điểm hoà vốn của doanh nghiệp mình.

Phương án 2: Tăng giá của một số sản phẩm độc quyền, từng bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Thực hiện phương án này doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến công nghệ mà các đối thủ cạnh tranh khác sử dụng, khi khả năng chuyển giao công nghệ như hiện nay thì việc bắt chước các sản phẩm độc quyền của doanh nghiệp không phải quá khó. Trong điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp như hiện nay, doanh nghiệp chỉ có một số sản phẩm độc quyền, hơn nữa các sản phẩm độc quyền này lại do doanh nghiệp của Malaixia cung cấp giá cả các nguyên liệu đầu vào tương đối cao, mặt khác đối tượng khách hàng của

các sản phẩm này tương đối thấp, vì vậy doanh nghiệp cần chú ý khi nâng giá sản phẩm làm giảm đi số lượng khách hàng đã có của mình.

4.Chiến lược khuyến mãi

4.1.Vai trò của chiến lược khuyến mãi

Nếu chiến lược về giá và chiến lược về sản phẩm đảm bảo sự tồn tại cho doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường thì chiến lược khuyến mãi giúp để lại hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng. Chiến lược khuyến mãi phù hợp tạo điều kiện xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, từ đó đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

4.2.Nội dung của chiến lược khuyến mãi

- Tiếp tục giảm giá cho các đối tượng khách hàng mua với số lượng nhiều

- Khách hàng trả tiền hàng sau hai tháng kể từ khi nhận hàng đều được hưởng % hoa hồng tuỳ theo số lượng hàng được mua

- Đối với các khách hàng quen thuộc, doanh nghiệp giảm giá cho các sản phẩm mua với số lượng nhiều.

4.3. Đánh giá chiến lược

Chiến lược khuyến mãi này được doanh nghiệp áp dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Chính chiến lược này đã giúp cho doanh nghiệp tạo được niềm tin với nhiều khách hàng kể cả những khách hàng khó tính nhất. Chiến lược này đã lôi kéo nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp ngay cả khi giá của các sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với giá của các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Tuy nhiên doanh nghiệp mới chỉ chú ý đến đối tượng khách hàng lâu năm hoạc các khách hàng mua với số lượng nhiều mà chưa chú ý đến đối tượng khách hàng mua lẻ của doanh nghiệp, nhất là các khách hàng mới. Doanh nghiệp nên có chế độ khuyến mãi phù hợp đối với đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng chưa có các chương trình kiểm

soát đối với các đại lý ở xa thành phố trong quá trình thực hiện chiến lược khuyến mãi này, đối với các đại lý này doanh nghiệp nên có một chương trình khuyến mãi riêng khi thực hiện chiến lược này.

5.Chiến lược nhân sự

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 79 -79 )

×