0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Nội dung của chiến lược thị trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 77 -77 )

III. Nội dung chiến lược của doanh nghiệp

2.2 Nội dung của chiến lược thị trường

Từng bước định vị hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường thành phố, mở rộng phạm vi tiêu thụ ở các tỉnh lân cận. Mở rộng khả năng tiêu thụ đối với các nhà thầu lớn, tìm kiến các nhà thầu mới trong và ngoài thành phố.

2.3. Đánh giá chiến lược.

Đây là chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã áp dụng từ nhiều năm trở lại đây, với phương châm mở rộng thị trường tiêu thụ này doanh nghiệp đã và đang tìm kiếm được nhiều nhà thầu lớn có khả năng tiêu thụ khối lượng sản phẩm mới cho doanh nghiệp. Đánh dấu việc thực hiện thành công chiến lược này là doanh nghiệp đã và đang là nhà cung cấp nội thất cho công ty xây dựng số 6 thuộc tổng công ty Vinaconex, Công ty Xây dựng Sông đà, Công ty xây dựng Thăng long. Theo số liệu thống kê doanh số của doanh nghiệp bán cho các nhà thầu chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số doanh thu của doanh nghiệp năm 2004 tỷ lệ doanh thu doanh nghiệp bán cho các nhà thầu này đạt 62% tương đương với 721 triệu đồng thì đến năm 2005 tỷ lệ này lên tới 74% đạt 802 triệu đồng và năm 2006 con số này đã lên tới 75% . Trong những năm qua doanh thu từ việc bán sản phẩm cho các nhà thầu đã và đang đạt hiệu quả cao.

Thị trường tiêu thụ ở các tỉnh lân cận: Bắc giang, Hà nam, Ninh bình cũng được doanh nghiệp coi trọng và trực tiếp bán sản phẩm ở các tỉnh này. Tuy ỷ lệ tiêu thụ ở các tỉnh này chỉ chiếm 25% đến 30% doanh thu của doanh

nghiệp nhưng doanh thu đạt được từ việc bán sản phẩm tại các tỉnh này cũng không ngừng tăng lên. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ doanh nghiệp đã và đang từng bước thực thiện chiến lược đề ra .

Tuy nhiên do quy mô sản xuất của doanh nghiệp còn nhỏ, việc đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp,doanh thu từ việc doanh nghiệp trực tiếp thi công các công trình hợac bán sản phẩm trực tiếp đến từng hộ gia đình chưa cao, khả năng tiêu thụ chủ yếu là do bán sản phẩm cho các nhà thầu, doanh nghiệp thường phải hạ giá sản phẩm do bán với số lượng nhiều, hoặc chi phí vận chuyển đến nơi thi công doanh nghiệp phải trả. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó doanh nghiệp chưa thực sự có một đại lý riêng của mình để tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm của mình ở các tỉnh ngoài thành phố Hà nội. Nhiều công trình khi thi công ngoài tỉnh, doanh nghiệp không đáp ứng nhu cầu vận chuyển kịp thời làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các công trình. Đây là một trong những khó khăn mà hiện nay doanh nghiệp phải đối phó.

3.Chiến lược giá.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH (Trang 77 -77 )

×