Làm thế nào nhiều logic tương tác với nhau?

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI ĐỘNG LỰC THAY ĐỔI CẤU TRÚC (Trang 44)

Cá nhân hay bộ phận trong tổ chức có sự liên kết, khả năng đưa các logic vào nguồn lực tổ chức và để tạo ra các mô hình nhân lực mới và tương tác nguồn lực. Không chỉ giữa các lãnh đạo có liên kết, mà còn giữa các nhóm khác (chẳng hạn như những người có chức năng và cấp bậc khác nhau).

Vì nhiều logic tồn tại, và vì logic có thể thay đổi, thành viên sẵn sàng giới thiệu logic mới để tạo ra thay đổi. Bởi vì họ phải đối mặt với các mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau, và giá trị các hoạt động khác nhau, cộng đồng trong một tổ chức có khả năng, ít nhất là khi có cơ hội, có quan điểm đối nghịch một tổ chức cần được quản lý như thế nào. Những quan điểm này xung đột trong thiết lập tổ chức, với mỗi nhóm đại diện cho ý kiến của mình và cho rằng logic của mình là có ý nghĩa nhất. Mỗi nhóm đều lập luận logic nhóm mình là tốt nhất. Mặc dù kết quả của một sự thay đổi có thể là sự dung hoà lẫn nhau (Poole, et al., 1989), một số nhóm có thể xem logic nhóm khác là vô nghĩa (Dougherty, 1992).

Làm thế nào để giải quyết mẫu thuẫn này và xác định tổ chức nên thay đổi theo logic nào. Các tranh chấp được giải quyết theo cách chính trị (Walsh và Fahey, 986), và bất cứ ai đủ quyền hạn để giải quyết xung đột này sẽ sở hữu hệ thống logic được chọn (Hickson, Hinings, Lee, Schneck, và Pennings, 1971). Đổi lại, việc tích lũy kinh nghiệm giải quyết nhiều tranh chấp, sẽ trở thành chuỗi sự kiện để minh hoạ cho chính tổ chức đó. Bời vì tất cả các cộng đồng trãi qua 1 tranh chấp được giải quyết theo cách nghiêng về 1 bên, nên sẽ giải thích hệ thống chính trị ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổ chức như thế nào. Chúng minh hoạ mức độ mà mỗi nhóm tập hợp các mục tiêu cho riêng mình và mức độ mà chúng tham gia vào quá trình thay đổi.

Một trật tự được thống nhất hình thành từ sự tương tác của các cộng đồng logic đối lập nhau (Walsh và Fahey, 1986), trong đó mỗi cộng đồng làm ''Bất cứ điều gì là cần thiết trong khả năng của họ để đạt được mục tiêu của tổ chức''(Fine, 1996, p. 111). Tương tự như khái niệm của Weick (1995), chúng tôi sử dụng thuật ngữ logic tập hợp để phản ánh đồng thời nhận thức và nền tảng của quá trình thay đổi. Các logic tập thể có thể không hoàn toàn được chia sẻ, nhưng thỏa hiệp chính trị giữa giữa các nhóm đối lập sẽ giúp ích cho hành vi của tổ chức trong tương lai.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI ĐỘNG LỰC THAY ĐỔI CẤU TRÚC (Trang 44)