Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Huyện ủy và các tổ chức đảng cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra trong huyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay, cần có sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp uỷ, Uỷ ban Kiểm tra các cấp; sự quyết tâm phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ kiểm tra và có cơ chế, chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ kiểm tra các cấp.
Một là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp ở Đảng bộ huyện trong việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra bảo đảm chất lượng, tương xứng, ngang tầm với nhiệm vụ được giao.Vì vậy, các cấp uỷ, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ huyện cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học, công nghệ, kinh tế, pháp luật, văn hoá - xã hội,... cho đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát bằng nhiều hình thức phù hợp; giao nhiệm vụ cho cán bộ kiểm tra phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ đúng chương trình, kế hoạch đề ra. Kết thúc mối cuộc kiểm tra, cần rút kinh nghiệm, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của từng người để động viên và có biện pháp giúp đỡ cán bộ kiểm tra vươn lên, tỏ rõ bản lĩnh của mình. Cơ quan Uỷ ban kiểm tra, đảng bộ, chi bộ tăng cường quản lý cán bộ kiểm tra nơi công tác, sinh hoạt; kịp thời chấn chỉnh nhận thức, tư tưởng lệch lạc; thực hiện tốt các hình thức để đảng viên, tổ chức đảng và quần chúng giám sát, góp ý kiến đối với hoạt động và sinh hoạt của cán bộ kiểm tra.
Hai là, vấn đề quan trọng mang tính quyết định là sự quyết tâm, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của từng cán bộ kiểm tra trên từng vị trí, cương vị được giao. Cán bộ kiểm tra phải xây dựng, rèn luyện tác phong công tác, lề lối làm việc khoa học, dân chủ, nắm chắc tình hình địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi, đề xuất với lãnh đạo đơn vị những khó khăn, những khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn khắc phục, không để xảy ra vi phạm; chủ động phát hiện ra dấu hiệu
vi phạm, đề xuất để Uỷ ban Kiểm tra quyết định kiểm tra; chủ động phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử, hiểu biết tâm lý con người; khi xem xét vụ việc, cán bộ kiểm tra phải cho mình tác phong thẳng thắn, trung thực, tôn trọng lẽ phải, có phương pháp cảm hoá, thuyết phục, thu phục đối tượng kiểm tra, giám sát; rèn luyện đức tính khiêm tốn, kiên trì, tích cực học hỏi, cầu tiến bộ. Nhờ vậy, khi xem xét, kết luận vụ việc được đúng đắn , khách quan, toàn diện, đề xuất biện pháp giải quyết, xử lý có kết quả, không phạm sai lầm trong công việc, không oan sai cho tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát.
Ba là, có cơ chế, biện pháp để khuyến khích cán bộ kiểm tra năng động, sáng tạo, cải tiến, đổi mới phương pháp, phong cách làm việc, phát huy bản lĩnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Có chế độ, chính sách phù hợp về phụ cấp nghề, tiền lương,... để cán bộ kiểm tra yên tâm công tác , không bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trường ; đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời cán bộ kiểm tra lập thành tích trong công tác. Quan tâm cán bộ kiểm tra cả về đời sống vật chất và tinh thần.