Tổ chức và môi trường hoạt động của Huyện uỷ

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá (Trang 50)

2.1.1.1. Quy mô và cấu trúc

Tính đến tháng 12 năm 2013, Đảng bộ huyện Đông Sơn có 40 tổ chức cơ sở đảng, gồm 16 đảng bộ xã, thị trấn; 10 đảng bộ và 14 chi bộ khối cơ quan, doanh nghiệp; có 262 chi bộ trực thuộc đảng uỷ xã, thị trấn, cơ quan; với 5.127 đảng viên. Tổng số cấp ủy viên là 358 đồng chí, (trong đó: Huyện ủy viên 37 đồng chí, đảng uỷ viên 282 đồng chí, chi uỷ viên chi bộ cơ sở 39 đồng chí); đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý là 177 đồng chí.

Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu, gồm một số đồng chí trong Ban Chấp hành và một số đồng chí ngoài Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Tổ chức bộ máy cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ theo quy định của Trung ương và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ. Hiện nay, Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ có 07 đồng chí, trong đó: 01 Chủ nhiệm, 02 Phó chủ nhiệm và 04 uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra (Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Huyện uỷ, Chánh Thanh tra huyện kiêm nhiệm).

2.1.1.2. Môi trường hoạt động của Huyện ủy Vị trí địa lý, hành chính

phía Tây thành phố Thanh Hoá, cách 5km về phía tây thành phố, mảnh đất có nhiều “nhân kiệt”, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá và nền văn hóa rực rỡ. Phía bắc giáp huyện Thiệu Hoá, phía nam giáp huyện Quảng Xương và Nông Cống, phía Đông giáp thành phố Thanh Hoá, phía tây giáp huyện Triệu Sơn. Huyện Đông Sơn có 16 xã, thị trấn, diện tích đất tự nhiên 8.240,62 ha, dân số 76.240 người.

Đông Sơn có quốc lộ 45 và 47 đi qua, có hệ thống nông giang và đoạn đường sắt Bắc - Nam qua các xã Đông Hưng, Đông Phú, Đông Nam tạo thành một hệ thống giao thông xuyên huyện, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá, cho việc sử dụng các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, nửa cơ giới và thô sơ. Đông Sơn là huyện có nhiều tiềm năng đất đai và con người, có một vị trí quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh Hoá.

Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Tình hình kinh tế toàn huyện được giữ ổn định và có bước tăng trưởng, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp và dịch vụ; an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ. Tuy nhiên thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 29/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Đông Sơn tách chuyển 5 xã, thị trấn về thành phố Thanh Hoá đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của toàn huyện.

Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện khá, bình quân hàng năm đạt 14,7%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó nông lâm thủy sản 36,1%; công nghiệp xây dựng 31,6%; dịch vụ - thương mại chiếm 32,3%. Năng xuất bình quân năm 2011 đạt 59,25 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 56.525 tấn; năm 2012 đạt 62,15 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 59.055 tấn; năm 2013 đạt 58,1 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 55.404 tấn.

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, các tổ chức Đảng phát huy tốt vai trò lãnh đạo, hạt nhân chính trị trong xây dựng đời sống

văn hoá xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Công tác xây dựng Đảng, hoạt động của chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từng bước chuyển biến, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

Công tác điều tra phòng chống tội phạm ngày càng có hiệu quả, đảm bảo được an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển.

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, hàng năm phòng văn hoá của huyện đã triển khai nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá bổ ích, góp phần vào việc giữ gìn, phát triển văn hoá truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong huyện. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư tiếp tục được đẩy mạnh. Toàn huyện có 66 làng, 02 xã, 55 cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hoá đạt 71%. Năm 2011 xây dựng 14 nhà văn hoá làng, thôn; năm 2012 xây dựng 13 nhà văn hoá làng, thôn; năm 2013 xây dựng 10 nhà văn hoá và một trung tâm văn hoá thể thao xã. Các hoạt động văn hoá-văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi ở hầu hết các làng, xã, cơ quan, trường học góp phần tạo không khí vui tươi, lành mạnh và sự ổn định phát triển trên toàn địa bàn.

Chất lượng thực của các bậc học được nâng lên, phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng mở rộng. Tính đến năm 2013 số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn là 32/51 trường. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, (100% trạm y tế có bác sỹ). Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động có tiến bộ, trong 3 năm qua đã xuất cảnh được 1.328 lao động. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện.

Hoạt động của Hô ̣i đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp được đổi mới hướng về cơ sở, tôn trọng và phát huy quyền dân chủ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Hội đồng nhân dân đã ra các nghị

quyết sát với điều kiện thực tiễn cụ thể, phát huy được tối đa các nguồn lực nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân có nhiều cải tiến trong công tác, nâng cao khả năng quản lý điều hành, vận hành bộ máy hành chính thông suốt, cải cách hành chính được đẩy mạnh tập trung vào những thủ tục đang gây vướng mắc, phiền hà cho nhân dân. Chế độ “một cửa” và “một cửa liên thông” được áp dụng, bảo đảm thuận lợi, góp phần chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chính vì vậy, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền. Tuy nhiên, việc phát hiện và kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng và đảng viên còn ít, một số nơi xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên còn chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, việc giải quyết đơn thư ở một số nơi còn chậm. Do đó, có nơi, có lúc vẫn còn tình trạng dân khiếu kiện đông người.

2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ kiểm tra giám sát của Huyện ủy

Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội Đảng bộ huyện; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Đảng bộ; quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; cụ thể hoá thành kế hoạch, chương trình hành động, các chủ trương, nghị quyết cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Quyết định những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Tổ chức triển khai, thực hiện và kiểm tra đôn đốc, giải quyết những vấn đề phát sinh do yêu cầu thực tiễn đặt ra. Huyện ủy không can thiệp quá sâu, không bao biện làm thay công việc cụ thể của tổ chức, nhất là đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện.

Theo Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh trên cơ sở chức năng của Huyện ủy, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Huyện uỷ Đông Sơn có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên trong Đảng bộ huyện, trước hết là các tổ chức đảng trực thuộc, các đảng viên là cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý. Ban Thường vụ Huyện uỷ và Thường trực Huyện uỷ lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh.

Về lãnh đạo công tác kiểm tra giám sát: Huyện uỷ, Ban Thường vụ

Huyện uỷ có nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ huyện. Nội dung lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát gồm:

Căn cứ vào nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương (Ban Chấp hành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng) và của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ, Huyện uỷ xây dựng và chỉ đạo tổ chức cơ sở đảng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm công tác kiểm tra, giám sát trong năm; phân công cấp uỷ viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Huyện uỷ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.

Triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh uỷ và của Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác kiểm tra, giám sát.

Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát và để các đoàn thể chính trị-xã hội, nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát.

Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ uỷ với với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban tổ chức huyện ủy, Thanh tra huyện, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân huyện và Văn phòng

huyện ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát.

Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; giải quyết kiến nghị của các tổ chức cơ sở đảng và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát.

Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ, về xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

Đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát: Huyện uỷ kiểm tra,

giám sát tất cả các tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp và đảng viên thuộc phạm vi quản lý, trước hết là cán bộ diện Huyện uỷ quản lý và cán bộ giữ cương vị chủ chốt hoặc được giao các nhiệm vụ quan trọng. Nội dung kiểm tra bao gồm: việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và cấp mình; pháp luật của Nhà nước. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của huyện, Huyện uỷ xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian, trong đó xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát hoặc phân công cụ thể cho từng cấp uỷ viên và các ban đảng của cấp mình tiến hành kiểm tra, giám sát, nhằm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng. Khi cần thiết Huyện uỷ tiến hành các mặt công tác kiểm tra, giám sát. Kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra, giám sát thường xuyên, kiểm tra, giám sát theo kế hoạch và kiểm tra, giám sát đột xuất, trong đó đặc biệt coi trong hình thức kiểm tra, giám sát thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chấp hành việc kiểm tra giám sát của tổ chức đảng cấp trên: Khi Tỉnh uỷ, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ tiến hành kiểm tra, giám sát, Huyện uỷ có nhiệm vụ chấp hành nghiêm túc, đề cao ý thức tự kiểm tra, giám sát, gắn việc tự kiểm tra, giám sát với quá trình kiểm tra, giám sát của cấp trên.

2.1.1.4. Mối quan hệ giữa Ban chấp hành Đảng bộ huyện (Huyện uỷ) với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện

Mối quan hệ giữa Ban chấp hành Đảng bộ huyệnvới Uỷ ban nhân dân,

Hội đồng nhân dân huyện

Theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn, nhiệm kỳ 2010 - 2015:

Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và Ban Thường vụ Huyện uỷ; có trách nhiệm cụ thể hoá chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Huyện uỷ. Sự lãnh đạo của Huyện uỷ đối với chính quyền thông qua các đồng chí Huyện uỷ viên và đảng viên công tác tại cơ quan nhà nước [6, tr.2].

Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thực hiện nghị quyết của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ về kinh tế -xã hội - quốc phòng- an ninh, đối ngoại, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cơ quan nhà nước.

Thường trực Huyện uỷ chỉ đạo thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị trình Ban Thường vụ Huyện uỷ cho ý kiến về những định hướng, chủ trương quan trọng trong chương trình hoạt động, chương trình các kỳ họp và những quyết định quan trọng của Hội đồng nhân dân huyện về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh, những vấn đề khác ở địa phương...trước khi trình Hội đồng nhân dân quyết định.

Thường trực Huyện uỷ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện chuẩn bị trình Ban Thường vụ Huyện uỷ cho ý kiến về các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh trước khi tổ chức thực hiện hoặc trình hội đồng nhân dân huyện quyết định.

Theo Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Huyện ủy với UBND huyện, Thanh tra huyện, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Viện kiểm sát, toà án nhân dân huyện và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng:

Uỷ ban nhân dân huyện, khi thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện cán bộ đảng viên, tổ chức đảng thuộc diện Huyện ủy quản lý có dấu hiệu vi phạm, hoặc nhận được đơn, thư tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên là cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý hoặc đơn, thư khiếu nại kỷ luật đảng thì chuyển đến các cơ quan, để giải quyết theo quy định của Điều lệ Đảng; khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; nếu có yêu cầu phối hợp thực hiện thì gửi văn bản đề nghị các cơ quan phối hợp thực hiện; phối hợp với các cơ quan trong việc xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên là cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý về kỷ luật chính quyền, đoàn thể đồng bộ với kỷ luật Đảng; qua làm việc với các địa phương, đơn vị, cơ quan trên địa bàn huyện, nếu có vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng thì thông báo bằng văn bản gửi đến các cơ quan để phối hợp nắm tình hình, tham gia ý kiến hoặc xem xét, giải quyết theo thẩm quyền [8, tr.3].

Mối quan hệ giữa Huyện ủy với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội

Theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn nhiệm kỳ 2010 - 2015:

Thường trực Huyện uỷ lãnh đạo, chỉ đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân huyện thông qua người đứng đầu và

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá (Trang 50)