Kiểm tra giám sát của Đảng

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá (Trang 37)

1.2.2.1. Tính tất yếu của công tác kiểm tra giám sát của Đảng

Xuất phát từ vai trò tiên phong, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (thông qua tại Đại hội XI) nêu rõ:

“Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu

sự kiểm tra, giám sát của Đảng” [18, Điều 30]. Đảng lãnh đạo nhà nước và

xã hội, đảng có vai trò, vị trí quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Với tính tổ chức, kỷ luật cao, Đảng có ưu thế thuận lợi trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua chức năng kiểm tra, giám sát của mình.

Xuất phát từ vị trí của một đảng cầm quyền duy nhất

Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được cấu thành bởi cơ chế kiểm soát từ bên trong và cơ chế kiểm soát từ bên ngoài nhà nước. Trong các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước thì Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là chủ thể đặc biệt với tư cách là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, đồng thời vừa với tư cách là lực lượng cầm quyền duy nhất, lãnh đạo một cách hợp pháp trong quá trình thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước.

Tuy nhiên, trong điều kiện một đảng cầm quyền, lãnh đạo duy nhất sẽ dễ dẫn đến các căn bệnh “độc đoán”, “chuyên quyền”, do thiếu tính cạnh tranh, phản biện và giám sát có tổ chức từ các đảng đối lập như ở các nước có hệ thống đa đảng. Do vậy, việc khắc phục những những hạn chế này phụ thuộc rất lớn và

khả năng kiểm tra, giám sát của đảng. Hay nói cách khác, trong hệ thống một đảng cầm quyền duy nhất, vai trò kiểm tra giám sát của đảng cầm quyền đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.

Mục đích kiểm tra giám sát của Đảng

Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương kỷ luật của Đảng; phòng ngừa ngăn chặn suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng. Kịp thời đánh giá đúng ưu điểm của tổ chức đảng và đảng viên để phát huy, phát hiện, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm để uốn nắn, khắc phục và xử lý nghiêm minh khi có vi phạm.

Ý nghĩa kiểm tra giám sát của Đảng

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm cho chủ trương, đường lối, nghị quyết, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, của các cấp uỷ và chính sách, pháp luật của nhà nước được xác định đúng, được chấp hành nghiêm chỉnh và có kết quả trong thực tiễn. Các tổ chức đảng cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thường xuyên coi trọng và chủ động tiến hành công tác kiểm tra, giám sát theo nội dung, đối tượng thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện vấn đề, phản ảnh với tổ chức đảng và cá nhân, nhằm kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa khuyết điểm, tránh để xảy ra vi phạm.

1.2.2.2. Vị trí, đặc trưng kiểm tra giám sát của Đảng Vị trí của kiểm tra giám sát của Đảng

Kiểm tra giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Công tác

Đảng. Vì lãnh đạo không chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ, mà lãnh đạo còn là kiểm tra, giám sát, không những kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, Cương lĩnh chính trị, chủ trương chính sách, mà kiểm tra ngay bản thân Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách đó và kiểm tra, giám sát cả các tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm đường lối, chính sách được xác định đúng, được quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiễn. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, phương pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng.

Kiểm tra giám sát là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng bắt nguồn từ sự đoàn kết, thống nhất về chính trị, tư tưởng, được bảo đảm bằng sự thống nhất vật chất về tổ chức. Để đạt được điều đó, Đảng phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm không ngừng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, có tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát mới góp phần thiết thực và có hiệu quả vào việc phòng ngừa và khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của đảng cầm quyền.

Qua thực tiễn Đảng ta đã kết luận: “ Công tác kiểm tra là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng”, “ một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện”, là “ biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu”.

Ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thể hiện trong các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, Đảng kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên đang hoạt động, nắm giữ những vị trí trong bộ máy nhà nước thông qua sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan lãnh đạo, cơ quan chức năng của Đảng từ Trung ương đến cơ sở nhằm điều chỉnh hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên, trước hết là đội ngũ lãnh đạo hoạt động theo định hướng của Đảng, tuân theo đường lối, mục tiêu của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, Đảng kiểm tra, giám sát việc thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Nhà nước.

1.2.2.3. Nội dung và phương pháp kiểm tra giám sát của Đảng Nội dung kiểm tra:

Cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp mình quản lý trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của cấp ủy cấp trên và cấp mình; kiểm tra việc ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định của cấp mình và cấp dưới; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp.

Nội dung giám sát:

Giám sát đối với tổ chức đảng: Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và cấp mình, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và việc đảm bảo quyền lợi của đảng viên; việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm và giữ mối liên hệ với quần chúng.

Giám sát đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Như vậy, cấp uỷ giám sát toàn diện các mặt hoạt động công tác của đảng bộ đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp mình. Tuy nhiên việc giám sát của cấp uỷ cũng cần phải có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ trong từng thời gian.

Ngoài các nội dung giám sát trên đối với tổ chức đảng, cấp uỷ còn giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra của cấp mình do cấp uỷ ban hành.

Phương pháp kiểm tra giám sát của Đảng

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác lãnh đạo của Đảng, là công tác xây dựng Đảng, là sinh hoạt nội bộ Đảng. Do đó, tiến hành kiểm tra, giám sát phải giữ đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đúng tính chất công tác Đảng. Phải nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản của kiểm tra, giám sát là:

Thứ nhất, dựa vào tổ chức Đảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức đảng là cơ quan lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới. Có dựa vào tổ chức đảng thì chủ thể kiểm tra, giám sát mới hiểu rõ đặc điểm tình hình, điều kiện, hoàn cảnh, khó khăn, thuận lợi, ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đối tượng được kiểm tra để có cơ sở xem xét, kết luận một cách chính xác.

Dựa vào tổ chức đảng vừa là phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, nhưng tuỳ tình hình của tổ chức đảng để có thể vận dụng cho phù hợp. Trường hợp cần thiết, có thể kiện toàn tổ chức trước khi tiến hành kiểm tra.

Thứ hai, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên.

Tự giác là bản chất của Đảng. Vì vây, tự giác không chỉ là phương tiện mà chính là mục đích của công tác kiểm tra nói riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung. Do vậy, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, các tổ chức đảng cần coi trọng và làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đối tượng được kiểm tra nhằm phát huy và nâng cao tinh thần tự giác tự phê bình để nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm và giúp cho tổ chức kiểm tra có cơ sở kết luận chính xác. Đối với những trường hợp quanh co, giấu giếm sai lầm, khuyết

điểm, cần kiên trì động viên, thuyết phục, kết hợp với đấu tranh và công tác thẩm tra, xác minh để làm rõ đúng sai.

Thứ ba, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng.

Mọi hoạt động của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên luôn luôn được quần chúng quan tâm, giám sát. Vì vậy, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát phải coi trọng và phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Việc lấy ý kiến quần chúng góp ý, phê bình tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, phải có tổ chức, có lãnh đạo và tuỳ theo yêu cầu, nội dung, đối tượng mà xác định phạm vi, phương thức cho phù hợp. Những ý kiến quần chúng đóng góp đúng phải trân trọng tiếp thu, khuyến khích, cổ vũ; nếu có ý kiến chưa đúng phải giải thích để quần chúng hiểu rõ, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất giữa tổ chức đảng với quần chúng.

Thứ tư, làm tốt công tác thẩm tra, xác minh.

Yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát là phải đánh giá, kết luận đúng ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra để có quyết định chính xác.

Muốn vậy, ngoài việc dựa vào tổ chức đảng, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng, phải hết sức coi trọng và làm tốt công tác thẩm tra, xác minh. Chưa thẩm tra, xác minh thì chưa được kết luận.

Thứ năm, phối hợp công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra,

kiểm toán của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các ban, ngành có liên quan.

Như vậy, kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là khâu quan trong của việc tổ chức thực hiện, là biện pháp hữu hiệu của Đảng nhằm khắc phục tình trạng tha hóa của quyền lực nhà nước dẫn đến tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng, lộng quyền,... gây mất uy tín của Đảng, hạn chế quyền làm chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá (Trang 37)